7. Đóng góp của luận văn
2.1. Vẻ đẹp của con người và quê hương trong ca từ hát trống quânở HưngYên
Như chúng tôi đã nói ở trên, chủ nhân của hát trống quân ở Hưng Yên không phải ai xa lạ mà là những con người lớn lên từ mảnh đất này. Do đó lời ca trống quân cất lên để nói về vẻ đẹp của con người và quê hương. Trong lời ca của người dân làng Đào Quạt có hát :
“Đào Xá tên gọi là làng Làng em nhất xã chia làm ba thôn
Làng em đã nức tiếng đồn Cả làng làm quạt bán buôn đủ nghề
Nhiều người đi học đi thi
Bà Đặng Thị Thanh, 74 tuổi, làng Đào Quạt kể lại: ngày xưa vào những độ trăng sáng, dân làng rủ nhau ra bờ sông Cửu An ngồi hóng mát và đan quạt. Để góp vui giải trí người dân gõ trống rồi cất lên tiếng hát khoe quê. Lời ca trên trở thành lời hát đầy tự hào để người Đào Quạt giới thiệu quê mình. Lời ca giúp người người nghe biết được tên gọi và vị trí địa lí cũng như những đặc điểm trong đời sống củamột làng quê nằm bên bờ sông Cửu An. Làng Đào Quạt rộng hơn so với các làng lân cận của xã Bãi Sậy vì địa thế làng chạy dọc theo dòng sông giáp ranh giữa Hưng Yên và Hải Dương. Dù ngày nay không còn ai làm quạt nữa nhưng trong kí ức của các cụ già trong làng thì nghề làm quạt truyền thống của ngôi làng này đã tạo nên những con người cần cù, khéo léo trong lao động. Thế mới có câu hát trong một bài ca trống quân khác rằng:
“Làng tôi tên gọi làng Đầu Có nghề làm quạt đủ màu đỏ xanh
Quạt to thì để dâng vua
Quạt vừa đủ bán cho người khách sang”[60]
Không chỉ có thế, người làng còn giỏi buôn bán xa gần. Nhưng điều quan trọng là họ có ý thức rất cao trong việc giáo dục con cháu học hành nên khi xưa làng nhiều người đỗ đạt. Trong một bài ca khác của hát trống quân, chúng ta thấy được niềm tự hào của người dân nơi đây về truyền thống hiếu học có từ lâu đời:
“Làng tôi từ thủa sơ khai
Đất thiêng sớm có người tài nổi danh”[60]
Ngày nay, tiếp nối truyền thống của quê hương, con em Đào Quạt vẫn để lại tiếng thơm học hành so với các nơi khác trong huyện Ân Thi. Nhân dân lại càng gắn bó và mến yêu những khung cảnh quen thuộc của quê mình:
Dòng sông uốn lượn chảy quanh mượt mà Sân đình (thời) giếng nước, cây đa
Tam quan (thời) văn chỉ, chứ nghè xa nghè gần
Đình thiêng (thời) cũng có giếng thần
Tướng Xiêm thời gác cửa thêm phần oai phong”[60]
Những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, giếng làng, mái chùa cổ kính…gợi ra vẻ bình yên của làng quê từ bao đời.Những người dân chân chất nơi đây gắn bó với đất với người. Họ lại càng hăng say lao động, xây dựng làng quê thêm trù phú:
“Toàn dân (thời)chung sức chung lòng Dồn ô đổi thửa chứ khó khăn không lùi
Tấm gương Đảng Bác sáng ngời
Đó là bài học chứ muôn đời ta theo”[60]
Lời ca trên được bà Đặng Thị Thanh hát trong dịp Tết Trung Thu năm 2017 trong khi chờ đợi người làng Tào Khê ra hát đối đáp. Lời ca vẽ ra một viễn cảnh rạng ngời của quê hương trong bối cảnh đất nước trên đường đổi mới. Tình yêu quê hương đã giúp cho những người dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng đi theo tiếng gọi của Đảng xây dựng quê hương mỗi ngày thêm giàu đẹp.
Tìm hiểu trống quân Dạ Trạch, vùng có truyền thống hát trống quân lâu đời ở Hưng Yên, chúng tôi được nghe nhiều bài ca ngợi về vẻ đẹp của con người,
quê hương, đất nước. Lời ca trong Chuyện tình thiên duyên đã giới thiệu với bạn
hữa xa gần sự ra đời của một vùng quê gắn liền với câu chuyện tình của nàng công chúa Tiên Dung:
Hiển nhiên thành quách hóa (trầm một đêm) Vua cha xúc động tâm tình
Truyền đem công quỹ xây đền thờ ngay Dạ Trạch (hóa từ) là đây
Anh ơi em giảng tích này được chưa”[3, tr.98]
Ông Nguyễn Hữu Bổn, nghệ nhân dân gian làng Yên Vĩnh kể lại lời ca
trong Chuyện tình thiên duyên được ông sáng tác và trở thành bài hát trống quân
yêu thích của câu lạc bộ trống quân Dạ Trạch. Bài ca được hát lên mỗi dịp làng mở hội vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch hằng năm. Dạ Trạchtrở thành cái tên ghi dấu công sức của biết bao con người khai hoang vùng đầm lầy lau sậy, mở đất, mở làng. Lời ca hát trống quân như đưa chúng ta về một miền quê thật bình yên:
“Nhãn lồng rợp bóng đường làng
Từng đoàn trai gái ngỡ ngàng đón xuân”[3, tr.98]
Dạ Trạch xuất hiện trong lời hát trống quân mang theo tình yêu máu thịt của con người. Họ yêu mảnh đất thanh bình và trù phú với những sản vật nông nghiệp nổi tiếng khắp vùng:
“Dạ Trạch (thời) đất mẹ quê tôi Bờ xôi (thời) ruộng mật cái nôi nhãn lồng
Cam canh, bưởi diễn, quất hồng
Mượt mà lúa tốt ruộng đồng quê ta”[3, tr.88]
Đó còn là miền quê có những loại hình dân ca truyền thống:
“Đêm đêm dưới ánh trăng ngà Buông câu quan họ chị ca anh đàn
Vang câu hát xẩm nhị còn vương tơ”[3, tr.88]
Nhưng chẳng ở đâu nghe làn điệu trống quân dặt dìu, tha thiết như ở nơi này:
“Trống quân có tự bao giờ
Chị Hằng đứng đó mà mơ mẩn lòng”[3, tr.88]
Về Dạ Trạchvào ngày hội Thánh, nhân dân xa gần không chỉ được chứng kiến lễ hội Đền Hóa Dạ Trạch rất lớn với nghi lễ rước nước (tức là lấy nước từ sông Hồng về đền làm lễ thánh) mà còn tham dự những phần hội với nhiều trò chơi dân gian như: đập niêu đất, bịt mắt bắt dê, kéo co, nghe hát quan họ, hát trống quân…Mặc dù có mặt trong chương trình lễ hội nhưng không giống như ở Đức Bác, Lập Thạch, Vĩnh Phúc, hát trống quân tham gia nghi lễ thờ Thánh Mẫu trong lễ hội “khai xuân cầu đinh”, hát trống quân trong lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung ở Yên Vĩnh, Dạ Trạch là lời hát giao duyên để trai gái thổ lộ tâm tình nhân ngày hội quê hương:
“Tháng hai mồng mười hội ra Cung nhân quần trắng áo dài thướt tha
Hội làng mặc áo mớ ba
Trống quân hát đối đậm đà tình duyên”[3, tr.99]
Trong lời hát trống quân, người Dạ Trạch thể hiện ước mơ về cuộc sống:
“Trăng lên sáng tỏ gần xa
Sáng nơi thành Thánh sáng nhà hóa tiên Trai tài gặp gái thuyền quyên
Lời ca trống quân nhắn nhủ trai gái câu chuyện tình thiên duyên kì ngộ, vượt qua lễ giáo phong kiến của Chử Đồng Tử- Tiên Dung. Lời ca còn thể hiệnkhát vọngcủa con người về cuộc sống bình yên,hạnh phúc.
Cũng như nhân dân ở các vùng trong toàn tỉnh, hưởng ứng phong trào nông thôn đổi mới của tỉnh nhà, người dân Dạ Trạch lại nô nức thi đua để góp sức cho quê hương chuyển mình tươi đẹp:
“Hai ta chung sức chung tài
Chuyển cây, hiến đất tường xây dịch vào Để cho tường rộng nhà cao
Nông thôn đổi mới ước ao mạnh giàu.”[3, tr.88]
Theo làn điệu trống quân, nhân dân ở mỗi làng, mỗi xã như có cơ hội giới thiệu đặc điểm của con người và vẻ đẹp quê hương. Nhưng tự hào hơn hết khi
người dân cùng cất lênbài ca Hát về Hưng Yên. Theo nhịp trống, tiếng đàn, tiếng
nhị Hát về về Hưng Yên mở đầu với niềm vui của con người trước sự đổi thay của
quê hương:
“Hưng Yên nay đã đổi thay
Lời thơ lại được đong đầy như xưa.”[3, tr.89]
Còn nhớ câu ca: “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” để ghi dấu một
thời Hưng Yên trên bến dưới thuyền tấp nập. Nay lời thơ ấy càng vang vọng trong lòng người khi nó trở thành lời hát trống quân:
“Việt Nam đẹp nhất kinh kỳ Phố Hiến xếp hạng thứ nhì nước non
Danh thơm thiên cổ mãi còn
Lời ca trống quânđưa chúng ta về với một tỉnh đồng bằng châu thổ có những cánh đồng bát ngát phù sa, có những tên làng, tên xã giàu truyền thống:
“Ngày xưa thiên địa phân ranh Hưng Yên tên gọi đã thành muôn thu
Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ
Khoái Châu, Yên Mỹ bây giờ là đây”[3, tr.90]
Ngược thời gian theo dòng lịch sử, người Hưng Yên tự hào khi giới thiệu với bạn bè xa gần về Phố Hiến.Vào các thế kỷ 17,18 nơi đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam.Lúc ấy, kinh đô Thăng Long phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai. Văn bia chùa Thiên Ứng, dựng
năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625, đời vua Lê Thần Tông) đã ghi: "Phố Hiến nổi tiếng
trong bốn phương là một tiểu Tràng An”. Một thời Phố Hiến đã qua đi nhưng di
tích và dấu ấn về mảnh đất này vẫn còn đó, hiện hữu trong lời ca hát trống quân:
“Phố Hiến có bến Hoa Dương Có chùa Thiên Ứng có phường Hiến Nam
Chùa Chuông nổi tiếng danh lam Nguyệt Hồ trời vẽ nước làn nên hương Xích Đằng Văn Miếu tỏa hương
Hiền tài nhân kiệt bốn phương tụ về”[3, tr.129]
Từ một bài ca được câu lạc bộ trống quân Dạ Trạch hát nhiều lần trong các
buổi biểu biểu diễn văn nghệ quần chúng giờ đây Hát về Hưng Yên, Mời về Phố
Hiến trở thành các bài hát trống quân được yêu thích của nhân dân ở nhiều nơi
trong tỉnh. Nhân dân cất lên tiếng hát mang theo tình yêu chân thành, mộc mạc với quê hương. Đó cũng là lời nhắn nhủ thế hệ trẻ về truyền thống tốt đẹp của người Hưng Yên trong cuộc sống.
Không chỉ hát về cảnh, về người quê hương mình, qua các bài hát sưu tầm được ở các làng của Hưng Yên chúng tôi thấy rằng lời hát trống quân ở nơi đây còn nói về những danh lam thắng cảnh trên mọi miền đất nước. Những bài họa đất, họa trời, họa mưa, họa nắng, họa sông, họa núi, họa hoa, họa quả…. mang đến bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của bao vùng miền. Lắng nghe bài họa núi ta như bước vào chuyến du lịch kì thú bằng lời ca:
“Đỉnh cao là núi Hoàng Liên Trùng trùng điệp điệp ở miền trung du
Nhìn sang Đông Bắc sững sờ Núi nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Trường Sơn vách đứng dựng thành
Năm ngọn ngũ hành thờ phật chầu vua”[59]
Rời khung cảnh núi non hùng vĩ, người nghe lại đắm mình trước cảnh sông dài:
“Sông Lô cũng rủ sông Đà
Đến Phong Châu gặp chảy ra sông Hồng Cửu Long là chín con rồng
Phù sa bồi đắp một vùng tốt tươi”[59]
Thật là bức tranh phong cảnh hữu tình thể hiện tình cảm chân thật của con người. Những câu hát trống quân giúp cho ta hiểu sự gắn bó, yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Đó là tình cảm trong ngần mà người Hưng Yên dành tặng cho đời thông qua lời ca tiếng hát.
Như vậy, với những lời ca về quê hương, đất nước, người bình dân đã thể hiện sự hiểu biết của mình về cảnh sắc tự nhiên cũng như đời sống con người. Khi hát về chủ đề này chúng ta có thể nhận thấy người dân Hưng Yên hát với niềm
say sưa, với những tình cảm chân thành. Tình yêu quê hương, đất nước góp phần gắn bó con người với quê hương, gắn bó con người với con người.