Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 58 - 61)

- Mục đích của bài tập

3.3.1 Tiêu chí đánh giá

Một số phương tiện đánh giá

- Thu thập thông tin từ việc quan sát giờ học trên lớp của giáo viên và học sinh.

- Kết quả phiếu bài tập đã phát cho học sinh.

- Kết quả làm bài văn nghị luận về thao tác lập luận trong đó có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và các tiêu chuẩn định tính định lượng của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm:

3.3.1.1.Về định tính.

- Thể nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh về thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

- Đánh giá trình độ nhận bết cách thực hiên thao tác đó trong các văn bản cụ thể. Thông qua các tri thức đã học, đánh giá mức độ vận dụng những tri thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

3.3.1.2. Về định lượng.

+ Kĩ năng nhận biết và vận dụng các tri thức đã học vào thực hành. Các chỉ tiêu trên được cụ thể hóa trên các phiếu trắc nghiệm, phiếu bài tập và trong các bài kiểm tra của học sinh. Vì không trực tiếp kiểm tra nên chúng tôi chỉ có thể xem xét mức độ vận dụng tri thức về thao tác lập luận bác bỏ thông qua các bài kiểm tra. Việc xem xét này căn cứ vào các mức:

+ Biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ vào viết đoạn văn, bài văn cụ thể.

+ Biết sử dụng phối hợp thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác lập luận khác đã học vào bài văn.

3.3.2. Kết quả thu được

* Từ phía giáo viên thể nghiệm

Hầu hết giáo viên đều tổ chức giờ dạy có hiệu quả, chủ động tổ chức học sinh chiếm lĩnh tri thức và luyện tập thực hành tạo không khí lớp học sôi nổi, và gây hứng thú cho học sinh.

Các bài tập trong khoá luận được vận dụng một cách linh hoạt, giáo viên không lúng túng khi muốn đưa ra một ngữ liệu mới cho các em học sinh. Bài giảng phong phú và sinh động hơn.

* Từ phía học sinh thể nghiệm

Học sinh có được tâm lí thoải mái trong giờ học, tích cực chủ động trong việc nắm kiến thức của bài.

Thông qua các bài tập cụ thể, sau khi thực hiện các yêu cầu bài tập, học sinh có thể hệ thống hóa lại tri thức đã học ở giờ học lí thuyết. Hơn nữa, các em cũng biết cách xác định thao tác ấy trong các văn bản khác.

Trong các giờ thực hành, mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể được tăng cường. Việc thảo luận giúp các em có điều kiện hỗ trợ nhau về mặt nhận thức, bổ sung kiến thức và còn giúp giáo viên có điều kiện lắng nghe ý kiến của các em. Chính nhờ điều đó mà giáo viên có thể trình bày hoặc bổ

sung kịp thời các tri thức cụ thể. Điều này sẽ giúp học sinh có thể hiểu hơn nội dung kiến thức, điều chỉnh những sai sót trong nhận thức của bản thân các em.

Việc vận dụng thao tác bác bỏ vào xây dựng bài văn nghị luận cũng đã có những tiến bộ.

* Về định lượng

Nhìn chung, hầu hết đã nắm được những nội dung cơ bản nhất về thao tác lập luận bác bỏ. Các em nhận diện được thao tác này trong những bài tập cụ thể và chỉ ra các bài tập cụ thể của thao tác này trong việc khai thác và trình bày nội dung được bàn luận.

Khi đưa ra yêu cầu thực hiện thao tác lập luận bác bỏ trong giờ thực hành, học sinh cũng biết vận dụng vào bài làm của mình. Tuy vậy, không phải học sinh nào cũng biết vận dụng nhuần nhuyễn tri thức này, có em thực hiện không theo trình tự, có em trình bày một cách chung chung, không cụ thể. Đó là do thời gian thực hành còn quá ít, nhận thức của các em không đồng đều nên việc vận dụng là không như nhau.

- Kết quả thu được từ bài kiểm tra bằng phiếu : Bảng kết quả

lớp đối chứng

Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 – 10

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lớp thể nghiệm (85 học sinh) 13 15,3% 32 37,6% 40 47,1% Lớp đối chứng (83 học sinh) 19 22,9% 35 42,2% 29 34,9%

Nhận xét: Nội dung bài làm đáp ứng đươc nhu cầu cơ bản của đề bài, các em biết cách bác bỏ một vấn đề sai lầm để bảo vệ ý kiến đúng đắn , năng lực nhận biết cái đúng cái sai chính xác hơn . Năng lực viết văn của học sinh được nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w