4 Nguyên tắc tích hợp

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 25 - 26)

Tích hợp nghĩa là tổng hợp một đơn vị học, một tiết học hay một bài tập… nhiều mảng kiến thức liên quan tới nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.

Tích hợp dọc là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Đây là tích hợp đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề trong từng phân môn, cụ thể đó là hướng tích hợp theo mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp), giữa các vấn đề trong cùng một phân môn, giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau thậm trí giữa các cấp học. Đó là mối liên hệ kiến thức theo chiều dọc, là mối liên hệ theo kiểu xâu chuỗi, móc xích một cách

chặt chẽ. Khi xây dựng hệ thống bài tập cần tận dụng tất cả những hiểu biết lí thuyết về làm văn mà học sinh đã được học ở lớp dưới để xây dựng bài tập.

Tích hợp ngang là dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề. Nói cụ thể thì tích hợp ngang được hiểu là tích hợp liên môn, liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Nói cụ thể hơn đó là sự khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa các phần Văn, tiếng Việt và Làm văn trong từng đơn vị bài học, cũng có khi là giữa các đơn vị bài học với nhau.

Chương trình Làm văn ở THPT được xây dựng theo quan điểm tích hợp trong đó có thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Bởi vậy, hệ thống bài tập được đưa vào khóa luận phải đảm bảo tích hợp được các thao tác lập luận khác trong văn nghị luận.

Tính tích hợp là đặc trưng nổi bật của dạy học làm văn trong quá trình đổi mới. Vì vậy khi xây dựng hệ thống bài tâp cần chú ý tới nguyên tắc này.

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 25 - 26)