Giới thiệu khái quát bài tập

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 26 - 50)

Khóa luận chia hệ thống bài tập thành ba nhóm: - Nhóm 1: Bài tập nhận diện.

- Nhóm 2: Bài tập tạo lập. - Nhóm 3: Bài tập chữa lỗi.

Cơ sở để phân nhóm chủ yếu dựa vào mục đích, tác dụng của bài tập (tạm gọi là đích bài tập). Cụ thể, đích của nhóm bài tập 1 là giúp học sinh hiểu được thao tác lập luận bác bỏ, trước hết ta phải nhận diện được thao tác lập luận bác bỏ cũng như cách thức lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Đích của nhóm bài tập 2 là trong việc luyện tập thực hành thao tác lập luận

bác bỏ, chúng ta cũng phải biết cách tạo lập một văn bản có sử dụng thao tác này. Đích của nhóm bài tập 3 là phát hiện ra các lỗi sai kịp thời sửa chữa. Như vậy có thể hiểu ba nhóm bài tập nói trên đã đề cập đến các phương diện cơ bản của vấn đề kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11.Vì vậy, để tăng hiệu quả việc dạy và học thao tác lập luận bác bỏ , chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gồm nhiều nhóm . Hệ thống bài tập này vừa giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận diện thao tác lập luận bác bỏ , đồng thời rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận .

Ở mỗi nhóm, các bài tập được chia thành nhiều loại. Cụ thể, ở nhóm 1, căn cứ vào những đặc điểm cần nhận diện của thao tác lập luận bác bỏ, các bài tập chia thành hai loại: bài tập nhận diện yếu tố bị bác bỏ và bài tập nhận diện cách thức bác bỏ. Ở nhóm 2, căn cứ vào các cách thức bác bỏ và các kĩ năng cần được hình thành, bài tập được chia thành sáu loại: bài tập viết đoạn văn bác bỏ một luận điểm, viết đoạn văn bác bỏ một luận cứ, viết đoạn văn bác bỏ một lập luận, viết đoạn văn theo cách thứ nêu cái sai chỉ ra nguyên nhân, viết đoạn văn theo cách thức nêu dẫn chứng chỉ ra cái sai, viết đoạn văn theo cách thức dùng lí lẽ bác bỏ kết hợp so sánh. Ở nhóm 3, căn cứ vào các phương pháp bác bỏ trong văn nghị luận, bài tập chia thành ba loại: bài tập chữa lỗi về bác bỏ một luận điểm, bài tập chữa lỗi về bác bỏ một luận cứ, bài tập chữa lỗi về bác bỏ một lập luận.

Như vậy, ở mỗi nhóm bài tập có một tiêu chí phân loại riêng, bởi vì mỗi nhóm có đặc trưng riêng, mục đích riêng, tác dụng riêng.

2.2.2 . Hệ thống bài tập

2.2.2.1 . Bài tập nhận diện

Như đã trình bày ở Chương 1, căn cứ để xây dựng nhóm bài tập này là dựa vào đặc điểm của thao tác lập luận bác bỏ.

* Miêu tả bài tập

Bài tập nhận diện là loại bài tập đơn giản nhất trong hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài tập nhận diện không đòi hỏi tư duy cao và yêu cầu của mẫu bài tập này là ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, khoa học. Bài tập giúp học sinh tái hiện tri thức một cách dễ dàng, nhớ lâu những kiến thức mà học sinh nắm bắt được trong quá trình học tập.

Đây là loại bài tập cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện các yếu tố bác bỏ, cách thức bác bỏ trong đoạn văn… nói chung là nhận biết thao tác lập luận bác bỏ có trong ngữ liệu.

Bên cạnh đó, bài tập nhận diện còn yêu cầu học sinh phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận bác bỏ, có thể bỏ qua những biểu hiện chi tiết, để nhận diện, phân tích đoạn văn sử dụng thao tác lập luận nào, từ đó củng cố thêm khái niệm và cách thức bác bỏ của bài văn nghị luận.

- Cấu tạo

Loại bài tập này thường có 2 phần: phần trình bày yêu cầu và phần dẫn ngữ liệu. Yêu cầu có thể đưc diễn đạt bằng nhiều cách như: tìm, xác định, cho biết, phân tích, tìm hiểu… Đồng thời có thể thêm một số yêu cầu khác.

- Mục đích của bài tập

Bài tập nhận diện có tác dụng làm sáng tỏ , củng cố các kiến thức về lí thuyết của thao tác lập luận bác bỏ . Giúp học sinh nắm được các yếu tố bị

bác bỏ cũng như cách thức bác bỏ trong bài văn nghị luận. Cụ thể phải hiểu được:

. Bác bỏ là gì?

. Các yếu tố bị bác bỏ? . Các cách thức bác bỏ?

+ Từ lập luận cho sẵn nhận ra các yếu tố bị bác bỏ trong lập luận đó. + Nhận ra chính xác cách thức lập luận được sử dụng trong đoạn văn đó. - Ví dụ minh họa:

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Huyền Đức lại nói:

- … Viên Thiệu ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công, có nhiều đầy tớ cũ; hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ nhiều tay tài giỏi, có thể cho là anh hùng được chăng?

Tháo lại cười nói:

- Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình, không thể gọi là anh hùng được.”

a. Đoạn văn bản trên nói về vấn đề gì?

b. Luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?

* Cách thức hướng dẫn chung

Với loại bài tập này, khi thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện yếu tố bị bác bỏ cũng như cách thức bác bỏ thông qua những kiến thức về khái niệm, yêu cầu và cách thức của thao tác lập luận bác bỏ.

+ Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu chính của đề bài

+ Bước 2: Ghi lại những vấn đề quan trọng, vận dụng kiến thức lí thuyết vào nhận diện các yếu tố, cách thức bác bỏ có trong đoạn văn: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của bài tập, sửa chữa kịp thời (đối chiếu yếu tố được nhận diện với lí thuyết đã học).

Ví dụ: Vấn đề nào bị bác bỏ trong đoạn văn sau? Người nói (viết) đã bác bỏ bằng cách nào?

“[…] Lại có cả danh từ xác nhận địa danh của từng phong cảnh ấy. Thành thử nhiều người bình giảng khổ thơ của Hàn Mặc Tử đã lầm tưởng, đây là bức tranh tả vẻ đẹp thơ mộng của Vĩ Dạ, vùng nông thôn ngoại thành xứ Huế. Thực ra trong thơ không phải bao giờ địa danh cũng được sử dụng để chỉ địa danh. Chẳng hạn, trong Tây Tiến của Quang Dũng, một loạt địa danh được tung ra, như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, … chỉ cốt gây ấn tượng về sự hoang sơ, xa ngái. Vĩ Dạ trong bài thơ của Hàn Mặc Tử là tín hiệu về cuộc đời trần thế ấm nóng tình người. […]”

(Theo Lã Nguyên, Đây thôn Vĩ Dạ, trong sách Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam,Trần Đình Sử (tuyển chọn), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003)

Hướng dẫn:

+ Bước 1: Đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài: yêu cầu phân tích ngữ liệu, tìm ra yếu tố bị bác bỏ và cách thức bác bỏ.

+ Bước 2: Ghi lại những vấn đề quan trọng? -Thao tác lập luận: thao tác bác bỏ.

-Yếu tố bị bác bỏ: có nhiều từ chỉ địa danh khiến nhiều người bình giảng nghĩ rằng đó là bức tranh tả thực vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ, vùng nông thôn ngoại ô Huế .

-Cách bác bỏ: bác bỏ luận điểm (dùng suy luận và thực tế để bác bỏ). + Bước 3: Đối chiếu kết quả và sửa chữa những lỗi sai (đối chiếu với kiến thức lí thuyết như : thao tác bác bỏ là gì? Luận điểm là gì? Luận điểm đó có sai hay không? Luận điểm có cần phải bác bỏ hay không?...)

* Một số dạng bài tập nhận diện

Bài tập nhận diện yếu tố bị bác bỏ

Đây là bài tập cho trước ngữ liệu (đoạn văn) trong đó có chứa thao tác lập luận bác bỏ, từ đó yêu cầu học sinh phát hiện, chỉ ra yếu tố bị gạt bỏ (luận điểm, luận cứ, lập luận sai lệch, thiếu chính xác).

Như vậy, kiểu bài tập này có thể đưa về những dạng cụ thể: nhận diện luận điểm bị bác bỏ, nhận diện luận cứ bị bác bỏ, nhận diện lập luận bị bác bỏ.

+ Bài tập nhận diện luận điểm bị bác bỏ

Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh nhận biết luận điểm bị bác bỏ trong lập luận.

Với bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về luận điểm cũng như thao tác lập luận bác bỏ:

Thế nào là luận điểm? Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết với vấn đề nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn khẳng định hay phủ định.

Thế nào là bác bỏ một luận điểm? Bác bỏ luận điểm là chỉ ra ý kiến, quan điểm sai lầm qua hai phương thức chính là dùng thực tế và dùng suy luận.

- Dùng thực tế bác bỏ tức tìm ra những điểm trái với thực tế đời sống. - Dùng phép suy luận để tìm ra cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được bộc lộ đầy đủ.

Trong một lập luận thường có cấu tạo bao gồm ba yếu tố: luận điểm, luận cứ, lập luận. Khi luận điểm (ý chính) bị bác bỏ, Người viết phải đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng phù hợp nhằm thuyết phục người đọc nhận ra cái sai trong luận điểm đó.

Khi thực hiện bài tập, trước hết giáo viên phải yêu cầu học sinh xác định ý chính của đoạn văn (luận điểm) và tìm hiểu ý chính đó nói về vấn đề

gì? Sai hay đúng? Và người viết đã sử dụng những lí lẽ và dẫn chứng như thế nào để bác bỏ luận điểm đó.

- Ví dụ minh họa:

Đọc đoạn văn sau và cho biết yếu tố nào bị bác bỏ:

“Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ chính bản thân người đội mũ khi đi lại trên đường nếu chẳng may gặp phải tai nạn rủi ro. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hết sức cần thiết.”

Ở đoạn văn trên, người viết đã bác bỏ quan điểm : "Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Đây là một quan niệm sai lầm, cần phải loại bỏ trong suy nghĩ của mỗi người, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Người viết đã dùng thực tế để bác bỏ (số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông), bằng những câu khẳng định nhằm nhấn mạnh và khẳng định chắc chắn đó là một quan niệm sai lầm. Vì vậy, đây là bác bỏ luận điểm.

+ Bài tập nhận diện luận cứ bị bác bỏ

Tương tự như bài tập nhận diện luận điểm bị bác bỏ, bài tập nhận diện luận cứ bị bác bỏ yêu cầu học sinh nhận ra những luận cứ sai lầm trong lập luận.

Với bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về luận cứ:

Luận cứ là gì? Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn đời sống xã hội, đời sống văn học hoặc những chân lí được nhiều người thừa nhận... Dùng lầm sáng tỏ luận điểm cũng như làm cơ sở, chỗ dựa cho việc rút ra kết luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế nào là bác bỏ luận cứ? Bác bỏ luận cứ là vạch ra tính chất sai lầm giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

Với loại bài tập này, học sinh nhận ra những luận cứ không chính xác trong lập luận : luận cứ sai lầm, mâu thuẫn, thiếu tính thuyết phục bị bác bỏ...và người viết đã vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong luận cứ đó như thế nào ?

- Ví dụ minh họa:

Cho đoạn văn sau :

"Nhiều đồng bào của chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình còn nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?"

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức) Yếu tố nào bị bác bỏ trong đoạn văn trên?

Ở ngữ liệu trên, tác giả bác bỏ luận cứ "tiếng nước mình còn nghèo nàn" bằng cách phê phán trực tiếp : "lời trách cứ này không có cơ sở nào cả", từ đó phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng, tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch (đó là do "sự bất tài của con người" chứ không phải do "tiếng nước mình còn nghèo nàn"). Như vậy, đây là một lập luận bị bác bỏ luận cứ.

+ Bài tập nhận diện lập luận bị bác bỏ

Với dạng bài tập này, giáo viên hướng học sinh nắm được các kiến thức lí thuyết như: Lập luận là gì? Thế nào là lập luận bị bác bỏ?

Lập luân là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ, nhất quán và đáng tin cậy nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến với một kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đó mà người viết, người nói muốn hướng tới.

Bác bỏ lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận.

- Ví dụ minh họa:

Cho đoạn văn sau:

"Khởi đầu chương VI, nói về cá tính Nguyễn Du ta đọc thấy: "Trước hết ta phải ghi điều nhận xét quan trọng này: Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh" (tr. 20) rồi xa một chút ít: "...một cảnh đêm thu, trong một túp lều, dưới một ngon đồi, thi nhân đang quằn quại trên giường, vì bệnh thần kinh của mình" (tr. 131). Ta tự hỏi: Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh, một thứ "bệnh thần kinh không có sự tổn thương về khí quan"? Căn cứ vào những chứng ngôn của người cùng thời với Nguyễn Du, hay vào những di bút của thi sĩ? Không thế đâu. Về di bút của Nguyễn Du, tác giả có dẫn mấy câu trích bài "Mạn hứng", bài " U cư", nhưng những câu đó chỉ nói rằng Nguyễn Du mắc bệnh thôi, chứ không nói là Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh. Pa-xcan cũng là người mắc bệnh, mà tư tưởng ông vẫn sáng suốt và khỏe mạnh phi thường. Tác giả đã căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du, biểu thị ra ở bài Văn tế thập loại chúng sinh và mấy bài thơ khác nữa. Tác giả cho ra rằng Nguyễn Du nhìn thấy ma quỷ thực (ở bài "Lam giang") chứ không phải thấy chúng trong tưởng tượng. Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán rằng người làm ra nó mắc chứng bệnh loạn thần kinh đến nỗi luôn luôn trông thấy ảo hình, đã là một sự quá bạo. Gia dĩ tác giả lại không đem bằng chứng nào khác nữa để bênh vực

thuyết của ông ngoài cái lòng tin quả quyết của ông... Để chứng minh rằng một người trông thấy ma quỷ thực mà vẫn dẫn mấy câu tựa như: "Dĩ ngạn băng bạo lôi - Hồng đào kiến kì quỷ", thì lối lập luận ấy có khoa học không? Nếu không có bằng chứng gì khác mấy bài thơ tả sợ hãi và sầu muộn của Nguyễn Du, thì cái mà tác giả bảo là ảo giác, ta cho là tưởng tượng của một nghệ sĩ. Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy. Thiết tưởng một người bạn ngày trông thấy ma quỷ, ban đêm trông thấy âm hồn, tất phải là người có Bộ thần kinh

Một phần của tài liệu Thao tác lập luận bác bỏ (Trang 26 - 50)