Khái quát về các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến nguồn nhân lực phi công

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 26 - 30)

đến nguồn nhân lực phi công

Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Trong hầu hết các công trình, bài viết, các tác giả đều nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng đối với phát triển kinh tế đất nước, nêu ra tiêu chí phân loại, đánh giá nhân lực và các giải pháp phát triển nhân lực.

Tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế" [20], đã nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất, có tính quyết định đối với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong "Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước" [37] cho rằng, việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao của Việt Nam cần dựa trên những kinh nghiệm đào tạo tài năng cha ông và của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trong công trình: "Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước", tác giả Nguyễn Đắc Hưng đã đề ra những yêu cầu về năng lực sáng tạo và thích nghi, đồng thời nhấn mạnh xu

hướng phát triển đa năng của người lao động trình độ cao, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa năng lực kỹ thuật, khả năng quản lý và tài năng kinh doanh.

Theo các tác giả Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa [2], giáo dục đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó làm tăng vốn con người mà còn vì giáo dục làm cho con người có khả năng chấp nhận và thích ứng với các thay đổi. Giáo dục tạo điều kiện cho các cá nhân có các phương pháp khoa học với các hình thức tư duy mới khác biệt sâu sắc với cách tư duy cũ, do đó để phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới cần phải cải cách giáo dục, đào tạo ở Việt Nam theo hướng đổi mới tư duy phát triển giáo dục; đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giáo dục; định hướng đổi mới chế độ tài chính đối với giáo dục; thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục...

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Tú “Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” [74], đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao như khái niệm, vai trò, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng, yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại về số lượng, chất lượng, cơ cấu, vai trò, nhân tố ảnh hưởng và khả năng cạnh tranh. Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm của một số nước điển hình ở châu Á về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và đề xuất phương hướng phát triển và các giải pháp chiến lược có tính thực tiễn phù hợp với điều kiện Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trước mắt và lâu dài.

Trong luận án tiến sĩ của Đinh Văn Toàn “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015” [66], trên cơ sở khái quát, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực đã làm sáng tỏ đặc thù của nguồn nhân lực ngành điện với tư cách là bộ phận nguồn nhân lực quốc gia dưới những đặc điểm đặc thù của ngành điện ở Việt Nam.

Về nhân lực trong ngành hàng không nói chung và nguồn nhân lực phi công nói riêng cho đến nay ở nước ta mới chỉ có một số bài viết trên các trang Web. Trong bài viết “Ngành hàng không Việt Nam đang tăng trưởng nóng 15-17%/ năm, từng bước hiện đại về mọi mặt” [52], đã nêu ra tình hình mua và thuê những bay hiện đại của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), từ đó cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng không.

Trong bài viết “Ngành hàng không thế giới thiếu nhân sự” [62], đã viện dẫn kết quả nghiên cứu của ICAO về xu thế gia tăng về số lượng bay dân dụng hoạt động thương mại từ 61.883 bay năm 2010 lên 151.565 bay trong giai đoạn 2010-2030 và số chuyến bay sẽ tăng từ 26 triệu lên 52 triệu chuyến trong thời gian này. Vì vậy, số phi công, nhân viên bảo dưỡng bay và nhân viên kiểm soát không lưu trên toàn cầu ít nhất phải tăng gấp đôi so với hiện nay. Theo dự báo của ICAO, vào năm 2030, ngành hàng không dân dụng thế giới cần đào tạo ít nhất trên 2 triệu nhân viên hàng không chất lượng cao này, trong đó cần 980.799 phi công, 1.164.969 nhân viên bảo dưỡng và 139.796 nhân viên kiểm soát không lưu để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành và bù vào số lượng lao động nghỉ hưu. Do vậy, trung bình hằng năm ngành hàng không dân dụng thế giới cần đào tạo 52.506 phi công, 70.331 nhân viên bảo dưỡng và 8.718 nhân viên kiểm soát không lưu. So với khả năng đào tạo hiện nay hằng năm, ngành còn thiếu 8.146 phi công, 36.000 nhân viên bảo dưỡng và 1.978 nhân viên kiểm soát không lưu... Từ đó cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng đào tạo, bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân viên chất lượng cao của ngành hàng không dân dụng thế giới. Để bảo đảm an toàn của hệ thống hàng không dân dụng toàn cầu, ICAO đang thúc đẩy mạnh mẽ những giải pháp hiệu quả nhất để tránh hậu quả của hiện trạng này, trong đó có chiến lược tuyển dụng, giáo dục, đào tạo và giữ chân các nhân viên hàng không chất lượng cao.

Trong bài viết Trang Ami “Từ A đến Z về cuộc sống du học ngành phi công” [71] đã trình bày về khá cụ thể quá trình tuyển chọn học viên phi công ở nước ngoàivới bốn phần thi bao gồm Sức khỏe, IQ Toán Lí, Tiếng Anh, trong đó

phần kiểm tra sức khỏe vô cùng căng thẳng với tiêu chí rất cao về tiền đình và đặc biệt là về mắt. để được tuyển chọn học phi công, ứng viên phải có mắt hoàn hảo, không dị tật. Sau vòng tuyển chọn, các ứng viên còn phải chờ các trường quốc tế đến từ Pháp, Mỹ, Úc đến tuyển chọn sinh viên cho khóa học. Thông thường, một khóa đào tạo phi công thương mại kéo dài khoảng 3 năm, chia làm hai giai đoạn: Phi công cơ bản ( bay 4 chỗ ngồi với yêu cầu khoảng 250 giờ bay) tại ESMA và chuyển loại trên các bay lớn (Airbus, Boeing) khi về nước. Chi phí thuê bay được tính theo giờ (khoảng 150euros/giờ), vì thế riêng học phí cho giai đoạn học lái cơ bản đã tốn khoảng 70.000 euro. Ngoài thực hành lái bay, học viên phi công còn bắt buộc học lý thuyết bay gồm 14 môn trong đó có Dẫn đường (Navigation), Khí tượng (Meteorology), Nguyên lý bay

(Principes of flight), Liên lạc (Communication) hay môn Yếu tố con người (Human factors).

Bài viết “Nghề phi công ngày càng hấp dẫn đối với giới trẻ” [56] cho rằng, phi công là một công việc thú vị, hấp dẫn và đáng mơ ước. Với sự phát triển mạnh mẽ của Hàng không Việt Nam, nhu cầu cho ngành nghề này đang rất lớn. Đây là một nghề danh giá trong xã hội vì môi trường làm việc và mức thu nhập được trả theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, ở nước ta, đội ngũ phi công của VietJetAir đang được điều hành bởi một cơ trưởng người Mỹ là các phi công đến từ 30 quốc gia khác nhau trên thế giới. Và với xu thế hợp tác toàn cầu trong ngành hàng không như hiện nay, chỉ cần có chứng chỉ hành nghề tiêu chuẩn, bạn có cơ hội làm việc tại tất cả các hãng hàng không danh giá trên thế giới.

Bên cạnh đó còn có một số bài viết về ngành hàng không Việt Nam, trong đó có đề cập tới nhân lực hàng không như “Kinh nghiệm phát triển hàng không theo hướng “bầu trời mở” [14]; “Ngành hàng không Việt Nam: Một năm nhìn lại” [72]... Những công trình này, khi phân tích về xu thế phát triển của ngành hàng không Việt Nam, đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố nhân lực và bước đầu đã đề cập tới một số giải pháp phát triển nhân lực hàng không của Việt Nam trong những năm tới.

Như trên đã trình bày, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân lực và nhân lực ngành hàng không, tuy nhiên, trên giác

độ kinh tế chính trị cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập toàn diện

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w