- Đối với các doanh nghiệp, thay vì tuyển chọn những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo chính quy vào làm việc để tiết kiệm chi phí đào
4.2.8.1. Nhà nước phải có hoạch định chiến lược, tầm nhìn dài hạn đối với vấn đề phi công cho ngành hàng không
Xác định hàng không là ngành kinh tế mũi nhọn với tư cách là “công cụ” đột phá mở cửa hội nhập với bên ngoài, Nhà nước cần thiết phải chủ động tạo lập những điều kiện, tiền đề về kết cấu hạ tầng để phát triển ngành hàng không nói chung và nguồn nhân lực phi công nói riêng. Giả định trong 10 năm tiếp, tức là đến 2025 chúng ta vận chuyển 40 triệu hành khách, tương ứng sẽ cần gấp 2 lần số phi công hiện nay, khoảng 1100 người x 2 = 2200 phi
công. Bên cạnh việc đápứng nhu cầu phi công cho các hãng hàng không của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo phi công cho những nước láng giềng như Laos, Campuchia, Myanma...Do đó chúng ta cần mạnh dạn đầu tư xây dựng một trung tâm đào tạo phi công quốc gia.
Những vấn đề về kết cấu hạ tầng kỹ thuật hàng không tưởng chừng không liên quan tới đào tạo phi công, song lại tác động rất lớn tới quy mô và tốc độ tăng thêm nhân lực phi công. Ví dụ, những ngày tháng 6 này công luận và dư luận bình luận rất sôi nổi về Đề án tiền khả thi sân bay truyng chuyển hàng không quốc tế Long Thành. Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án này, song có một thực tế là ngay từ bây giờ, mỗi chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất phải chờ đơi 15 phút = 15% thời gian bay chặng HAN - TSN. Giả định số phi công phù hợp với số bay, nếu tăng thêm 15% thời gian bay có nghĩa là phải tăng thêm 15% số phi công. Nếu tính thời gian nổ chờ cũng là thời gian bay thì các hãng hàng không của Việt Nam cần phải có 160 phi công chuyên bay chờ, thật lãng phí rất to lớn cho các hãng hàng không và hàng loạt những hệ lụy khác.
4.2.8.2.Tăng cường quản lý nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và giám sat thực hiện các quy định về hàng không dân dụng
- Chuẩn hóa các quy pham pháp luật trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là luật hàng không. Qua một số lần sửa đổi, bổ sung, hiệu chỉnh, luật hàng không hiện nay đã bảo đảm điều chỉnh một cách căn bản các quan hệ xã hội trong kinh doanh vận tải hàng không. Tuy nhiên, luật hàng không hiện hành cũng còn nhiều bất bất cập, trình độ làm luật của nước ta mới đạt ở trình độ nhất định. - Nâng cao chất lượng các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ,
thông tư của các bộ chuyên ngành, đặc biệt của bộ Giao thông vận tải; đồng thời với những thông tư liên tịch của các bộ cùng hướng dẫn, quyđịnh cụ thể nhằm tổ chức thự thi luật một cách nghiêm minh và chính xác.
- Củng cố kiện toàn bộ , nhân sự các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không, trước hết là Cục Hàng không, cảng vụ tại các sân bay và các tổ chức,
đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ cấp phép, cấp chứng chỉ hành nghề liên quan đến lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh hàng không. Việc cấp chứng chỉ để bảo đảm điều kiện bay đối với phi công là vấn đề hết sức quan trọng vì nó liên quan đến an toàn hàng không. Những chứng chỉ liên quan chuyên môn nghiệp vụ, chứng nhận sức khỏe và trình độ tiếng Anh.. là cơ sở để Cục Hàng không cấp phép bay và nhà vận chuyển (AOC) sử dụng vào khai thác một cách tối ưu nhất. Những văn bản có tính pháp quy của Nhà nước càng chi tiết, chặt chẽ thì càng bảo đảm thực hiện các chuyến bay an toàn, hạn chế tới mức thấp nhất có thể uy hiếp an toàn do lỗi của con người. Vấn đề quan trọng là tổ chức hợp lý các nguồn lực và giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
4.2.8.3. Sắp xếp, kiện toàn những cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không dân dụng trong đó có đào tạo, huấn luyện phi công