- Đối với các doanh nghiệp, thay vì tuyển chọn những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo chính quy vào làm việc để tiết kiệm chi phí đào
4.2.6.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Nhà nước xác định hàng không là ngành kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó trong chiến lược phát triển ngành hàng không nói chung, rất cần thiết đầu tư để đào tạo đội ngũ phi công. Hình thức đầu tư của Nhà nước như thế nào, đó là bài toán cần phải luận giải một cách thấu đáo. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng cho lĩnh vực đào tạo phi công cụ thể là:
- Trường hay trung tâm đào tạo phi công cho đất nước.
- Đầu tư sân bay và hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ đào tạo phi công như trung tâp chỉ huy, kiểm soát viên không lưu, hệ thống chỉ dẫn, cảnh báo an toàn trong học tập của học viên.
- Đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, thanh tra viên
Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, bội chi ngân sách và nợ công ở mức cao nên việc phân bổ ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đào tạo phi công sẽ rất hạn chế. Tuy nhiên, xét về lâu dài để
bảođảm cho ngành hàng không nước nhà phát triểnổnđịnh, vững chắc và chủ động nguồn nhân lực phi công thì đòi hỏi Nhà nước phải có tầm nhìn dài hạn. Theo đó phân bổ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, huấn luyện phi công.
Hơn thế nữa, công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đòi hỏi chúng ta phải hiện đại hóa không quân nhân dân. Trong đó có việc chủ động và tự chủ trong việc đào tạo phi công quân sự. Cùng với đó có thể đào tạo phi công thương mại bằng cơ sở vật chất trường lớp của quân đội. Đất nước ta còn nghèo, thiếu vốn nên việc tận dụng mô hình “quân dân kết hợp” là tối ưu. Suy cho cùng dù là tài sản do quân đội hay dân sự quản lý đều là tài sản của nhân dân.
Kinh phí Nhà nước đầu tư cho quốc phòng đào tạo huấn luyện phi công quân sự nên được mở rộng để đào tạo phi công dân dụng, thương mại.