Phát triển kinh tế ngày nay chịu tác động rất lớn của toàn cầu hóa kinh tế, trong ngành hàng không đó là sự mở cửa bầu trời của các quốc gia cho các DN hàng không thuộc các quốc gia khác nhau cùng khai thác để cung cấp dịch vụ hàng không cho các tổ chức và dân cư toàn thế giới. Tùy theo mức độ mở cửa bầu trời mà mức độ hội nhập quốc tế của ngành hàng không là cao hay thấp, nhưng xu thế chung là mức độ mở của bầu trời sẽ tăng lên theo lộ trình cam kết của từng quốc gia về tự do hóa lĩnh vực dịch vụ hàng không.
Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế có tác động lớn tới NNL hàng không nói chung và NNL phi công nói riêng. Tác động trực tiếp của hội nhập là mở ra cơ hội mới cho NNL phi công của hàng không một quốc gia có thể tham gia sâu rộng hơn vào sự phân công và hợp tác lao động quốc tế và nâng cao chất lượng NNL. NNL phi công có thể phát triển nhanh hơn về chất lượng thông qua liên kết đào tạo giữa các quốc gia. Đào tạo tại nước ngoài đã và đang là xu thế ngày càng phổ biến trong phát triển NNL hàng không nước ta nói chung và phi công nói riêng, nhờ đó NNL phi công chất lượng cao của các DN hàng không được bổ sung, phát triển nhanh chóng.
Hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội cho thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế, trong đó có ngành hàng không, từ đó sẽ bổ sung
thêm nguồn vốn, công nghệ và nhân lực hàng không trình độ cao với sự hiện diện của những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, phi công... là chuyên gia nước ngoài, vừa có vai trò bổ sung NNL chất lượng cao cho các DN hàng không, vừa tạo thuận lợi cho quá trình học hỏi nâng cao trình độ của NNL hàng không trong nước.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực hàng không không ngừng phát triển NNL, buộc các DN hàng không phải tăng khả năng cạnh tranh nói chung, cũng như tăng sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế nói riêng. Những DN có chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý, có sức cạnh tranh cao sẽ thu hút được lao động chất lượng cao. Đồng thời, thông qua quá trình cạnh tranh, đề tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp hàng không của từng quốc gia buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng NNL phi công nếu không muốn tụt hậu. Sự phát triển về công nghệ và thiết bị hàng không cùng với các hoạt động trao đổi chuyên gia hàng không giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn của nhân lực phi công của các DN hàng không tăng lên. Hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển. Việc này tạo động lực to lớn cho việc nâng cao chất lượng nhân lực, chiếm lĩnh và làm chủ các công nghệ và thiết bị hàng không tiên tiến trên thế giới. Từ đó, hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động trong các DN hàng không theo định hướng thị trường: đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên, trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Các cơ chế về tiền lương và thu nhập cũng phải được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, để đảm bảo trả công xứng đáng với những đóng góp của người lao động và tạo động lực cho việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Tác động gián tiếp của hội nhập kinh tế quốc tế tới phát triển NNL của các DN hàng không thể hiện thông qua khả năng mở rộng các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa quốc gia với các nước khác, theo đó nhu cầu về dịch vụ vận tải hàng không không ngừng tăng lên, đòi hỏi sự phát triển tương ứng
của các DN hàng không, trong đó có đội ngũ nhân lực. Do đó, sự phát triển của NNL các DN hàng không vừa phụ thuộc vào trình độ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, vừa trở thành điều kiện thúc đẩy hội nhập quốc tế, góp phần phát huy những thế mạnh của đất nước để thu hút đầu tư, thu hút du lịch, mở rộng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ và sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng tạo ra không ít thách thức đối với giải quyết vấn đề nhân lực phi công cho các DN hàng không. Cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt: đội ngũ nhân lực hàng không của quốc gia phải cạnh tranh với đội ngũ nhân lực hàng không có trình độ chuyên môn cao được tiếp xúc với công nghệ hàng không tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới của các nước khác. Điều này đặt ra thách thức lớn cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của NNL của các DN hàng không là phải tiếp tục được cập nhật để ngang tầm thế giới. Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề, thì các yêu cầu khác về chất lượng NL phi công của các DN hàng không đang được đặt ra như những thách thức mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp và văn hóa ứng xử trong công việc, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế...
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cho thị trường được mở rộng. Tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài đang tạo thêm sức ép về NNL phi công cho các doanh nghiệp hàng không. Tại các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp hàng không chủ yếu còn có quy mô nhỏ, công nghệ ở mức trung bình, sức cạnh tranh thấp, còn nằm trong sự bảo hộ của Nhà nước ở những mức độ khác nhau. Điều này đã ít nhiều hạn chế đến việc tự giác học tập, đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động trong ngành hàng không.
Những thách thức, cơ hội nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc và khả năng nhận biết và vận dụng của các DN hàng không của từng quốc gia, tận dụng cơ hội tốt sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng cơ hội thì không những
bị bỏ lỡ mà thách thức sẽ tăng lên lấn át cơ hội, thậm chí biến cơ hội thành thách thức... Những thách thức trên đây đòi hỏi các DN hàng không của từng quốc gia phải tích cực chuẩn bị có hiệu quả về mọi mặt, vươn lên trước sức ép về NL phi công để không những vượt qua thách thức mà còn có thể biến thách thức đó thành động lực phát triển.
Nền kinh tế quốc dân mở cửa hội nhập khu vực và thế giới tất yếu phát sinh nhu cầu vận tải, chuyên chở bằng đường hàng không giữa các nước, các châu lục. Cũng như trong nước, khi kinh tế đối ngoại phát triển tất yếu sẽ hình thành các dòng vận tải đường không về hàng hóa, vật tư thiết bị, thương gia, thương nhân, dòng lao động di cư và đặc biệt là du lịch phát triển kéo theo sự bùng nổ của cầu hàng không.
Đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO, năm 2006 đến nay, nền kinh tế hội nhập với thế giới theo những nguyên tắc của của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này thúc đẩy gây sức ép để tháo bỏ nhiều rào cản của sự lưu thông hàng hóa dịch vụ giữa nước ta và thế giới. Xuất- nhập khẩu hàng hóa mỗi năm trên 100 tỷ USD kích thích nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa dịch vụ giữa nước ta với các nước tăng đột biến.
Kết quả tất yếu, tự nhiên khi kinh tế phát triển tất yếu kích thích và tạo điều khiện cho ngành hàng không phát triển và cũng theo đó mà đội ngũ phi công, nguồn nhân lực quan trọng nhất của vận tải hàng không cũng không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo hướng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó sự tăng trưởng của vận tải hàng không còn chịu sự ác động ảnh hưởng của hàng loạt nhân tố mang tính chất văn hóa, xã hội, phong tục tập quán. Có thể kể đến một dòng khách điển hình như:
- Dòng người đi xuất khẩu lao động, làm ăn kinh doanh ở nước ngoài, hiện nay nước ta có trên 4 triệu kiều bào, hàng năm đi về để làm ăn, thăm thân trong nước.
- Ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh, khách quốc tế đến Việt Nam và khách trong nước du lịch nước ngoài cung tăng trưởng với tốc độ khá cao.
- Hội nhập về giáo dục, đào tạo cũng làm phát sinh nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của học sinh sinh viên.
- Đặc biệt Tết Nguyên Đán, theo phong tục cổ truyền dân tộc Việt Nam về quê đón Xuân tạo nên sự đột biến về nhu cầu đi về bằng đường hàng không. Dòng người di chuyển từ Nam ra Bắc với cường độ lớn hai tuần trước Tết và ngược lại hai tuần sau Tết đặc các hãng hàng không vào tình trạng quá tải, vận hành tối đa năng lực nhiều năm vẫn không thỏa mãn hết nhu cầu. Vietnam Airlines hàng năm đề lên kế hoạch thuê ướt hàng trăm chuyến trục Nam - Bắc - Nam để phục vụ đồng bào vui xuân, đón Tết, đoàn tụ gia đình.