Các bước chuẩn bị của giáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện dự án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH TÍCH cực học tập của học SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG dạy một số nội DUNG HOÁ đại CƯƠNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5.Các bước chuẩn bị của giáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện dự án

2.3.5. Các bước chuẩn bị của giáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện dự án án

3 – Thiết kế dự án

1 – Bài học được triển khai thành dự án

2 – Xây dựng bộ câu hỏi định hướng 4 – Thiết kế tài liệu

hỗ trợ

Như vậy, để tổ chức dạy học theo quan điểm của dạy học theo dự án cần:

1. Xuất phát từ nội dung bài học, giáo viên phải xác định các nội dung kiến thức và kĩ năng học sinh cần đạt được, phải cĩ ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án.

2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng gồm ba bộ câu hỏi:

- Câu hỏi khái quát: Là những câu hỏi mang tính mở, khơi dậy sự thích thú, sự quan tâm và chỉ ra được sự phong phú và phức tạp của một chủ đề. Đĩ là những câu hỏi khơng thể trả lời thỏa đáng chỉ bằng một mệnh đề.

Câu hỏi khái quát cĩ thể dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. Những câu hỏi đĩ sẽ mở rộng vấn đề, mở rộng tính phức tạp và phong phú của chủ đề, gợi mở hướng nghiên cứu chứ khơng dẫn đến những kết luận sớm hay những câu trả lời mơ hồ.

- Câu hỏi bài học: là những câu hỏi thường gắn với một nội dung bài học cụ thể và vì vậy sẽ phù hợp hơn câu hỏi khái quát.

Các câu hỏi bài học sẽ cĩ hiệu quả cao hơn nếu như chúng được thiết kế với mục đích khuyến khích học sinh. Những câu hỏi như thế thường thúc đẩy sự tranh luận và làm phương tiện để duy trì sự khám phá của học sinh. Các câu hỏi bài học nên cĩ tính mở để phù hợp với các sở thích khác nhau, các kiểu học khác nhau, cho phép cĩ những câu trả lời duy nhất ứng với câu hỏi và hướng tiếp cận sáng tạo, thậm chí cả những vấn đề mà giáo viên khơng đề cập. - Câu hỏi nội dung: là những câu hỏi trợ giúp quan trọng cho các câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học. Đĩ là những câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời dựa trên thực tế bài học. Thơng thường đây là những câu hỏi liên quan đến các định nghĩa, nhận diện thơng tin, nĩi chung là nhớ lại nội dung bài học.

3. Thiết kế dự án

Trước một nội dung dự định thực hiện một dự án, giáo viên cần phải nghiêm túc trả lời các câu hỏi:

- Đưa ra dự án(học sinh đĩng vai là các nhà lập dự án) gồm: Mục tiêu của dự án, giải pháp thực hiện dự án, cơng việc chính cần thực hiện(thực hiện giải pháp), địa điểm thực hiện dự án, kết quả dự án thu được.

Từ ý tưởng dự án và nội dung kiến thức cần học(cần vận dụng), học sinh thiết kế ba bài tập để trả lời bộ câu hỏi định hướng, gồm bài trình diễn, một áp phích hay tờ rơi, một trang web để làm sao cho khi thực hiện xong một dự án như thế chắc chắn học sinh trả lời tốt bộ câu hỏi định hướng.

4. Thiết kế tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh

Giáo viên chuẩn bị những hỗ trợ cần thiết cho học sinh trong quá trình thực hiện các bài tập được giao: Các bài tập mẫu, nội dung bài học, các nguồn tài liệu tham khảo khác, các mẫu phiếu phân cơng cơng việc trong nhĩm, các mẫu phiếu đánh giá từng sản phẩm…

Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo viên: Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập giáo viên cần chuẩn bị trước cho mình tất cả những gì cĩ thể để hỗ trợ học sinh được tốt nhất.

5. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH TÍCH cực học tập của học SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG dạy một số nội DUNG HOÁ đại CƯƠNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 40 - 43)