Định hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu LVTS-2012 - Giao Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Vấn Đề Vô Hiệu Hóa Của Hợp Đồng (Trang 105 - 107)

Như đã đề cập tại chương I và chương II, mặc dù LKDBH đã trải qua một lần sửa đổi và bổ sung (năm 2010) nhưng pháp luật pháp luật về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu ở Việt Nam còn một số hạn chế sau:

- Một số quy định còn chưa đầy đủ, chính xác như các quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, trường hợp kê khai nhầm tuổi, thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng và chuyển nhượng hợp đồng BHNT;

- Một số quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của BMBH, NĐBH, người thụ hưởng và đảm bảo sự phát triển ổn định của nghiệp vụ BHNT chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Việt Nam như quy định về thời gian xem xét hợp đồng BHNT (khoảng thời gian BMBH có quyền xem xét điều khoản hợp đồng cũng như các điều kiện hợp đồng để quyết định có tiếp tục tham gia bảo hiểm hay không);

- Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam còn chưa có quy định cụ thể về việc xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm và các biện pháp thiết thực để đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm;

- Còn một số thiếu sót trong việc ghi nhận các trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu, thời hạn yêu cầu toà án tuyên hợp đồng BHNT vô hiệu cũng như chưa có quy định về cách thức xử lý và xác định thiệt hại khi hợp đồng BHNT vô hiệu dẫn đến sự lúng túng của các DNBH, BMBH và Tòa án trong việc giải quyết hợp đồng, tham gia tố tụng khi có yêu cầu tuyên bố hợp đồng BHNT vô hiệu.

LKDBH 2000 có một số hạn chế như đã nêu trên về việc giao kết hợp đồng BHNT và vấn đề hợp đồng BHNT vô hiệu; các nội dung này lại chưa được sửa đổi, bổ sung trong LKDBH 2010 vì thế các nhà làm luật cần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này trên cơ sở tôn trọng các định hướng sau đây:

- Thực hiện hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu trên cơ sở bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước phát triển thị trường tài chính, bảo hiểm. Ngày 15/2/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở mục tiêu nói trên, Chiến lược đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể, theo đó phấn đấu tổng doanh thu ngành bảo hiểm đến năm 2015 đạt 2% - 3% GDP và đến năm 2020 đạt 3% - 4% GDP. Quy mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nghĩa vụ chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho khách hàng đến năm 2015 tăng gấp 2 lần và đến năm 2020 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm đến năm 2015 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010; đến năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010; đến năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010, tương đương 3 - 4% GDP. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành bảo hiểm đến năm 2015 tăng gấp 2 lần so với năm 2020 tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm phấn đấu đến năm 2015 tuân thủ hoàn toàn 50% các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành; đến năm 2020 sẽ tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế ban hành. Về các giải pháp cơ bản để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra, Quyết định nêu rõ, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp

phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm; tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, xây dựng hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế trên cơ sở vận dụng linh hoạt những thành tựu của pháp luật các nước phát triển ngành bảo hiểm trên thế giới các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn áp dụng LKDBH tại Việt Nam, đặc biệt là thực tiễn xét xử của Tòa án để phát hiện những ưu khuyết điểm của LKDBH về giao kết hợp đồng BHNT và vấn đề hợp đồng BHNT vô hiệu; từ đó tiếp tục cho thi hành những quy định phù hợp với thực tiễn đồng thời quy định bổ sung hoặc sửa đổi những quy định chưa thích hợp, hoàn thiện LKDBH tại Việt Nam.

- Tăng cường sự kiểm soát giao dịch BHNT bằng pháp luật theo hướng bảo về lợi ích chính đáng của BMBH, NĐBH người thụ hưởng, mặt khác kiên quyết đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm, phát triển thị trường bảo hiểm lành mạnh, bền vững tại Việt Nam.

Tóm tại, việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu là thiết thực, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng sản phẩm BHNT và hiệu quả pháp luật và đảm bảo pháp chế.

Một phần của tài liệu LVTS-2012 - Giao Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Vấn Đề Vô Hiệu Hóa Của Hợp Đồng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w