Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nguyen-Son-Nam-CHQTKDK3 (Trang 35 - 36)

b) Đãi ngộ nhân lực

1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố trên bình diện xã hội rộng lớn như: kinh tế, chính trị, văn hóa, nhân khẩu, khoa học công nghệ, pháp luật, tự nhiên. Theo Nguyễn Hữu Thân (2010), các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động QTNL của doanh nghiệp bao gồm 5 yếu tố sau:

- Hoàn cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến QTNL. Khi kinh tế bất ổn hoặc đang trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, một mặt lại phải tìm cách giảm chi phí lao động như giảm giờ làm, giảm phúc lợi, cho nhân viên nghỉ tạm hoặc nghỉ việc. Ngược lại, khi kinh tế phát triển doanh nghiệp lại có nhu cầu gia tăng lao động để mở rộng sản xuất bằng cách tuyển thêm người có trình độ, tăng lương cũng như cải thiện điều kiện làm việc, tăng phúc lợi và tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên.

- Dân số/lực lượng lao động: Dân số phát triển nhanh, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng cho mình đồng thời cũng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới để giải quyết việc làm cho số lao động đó. Ngược lại, dân số phát triển chậm sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động và khan hiếm dần nguồn nhân lực. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao cũng ảnh hướng đến công việc, xét trên phương diện thai sản, chăm sóc con cái.

- Pháp luật: Pháp luật ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, có sự ràng buộc đối với các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ lao động. Để tận dụng được cơ hội các doanh nghiệp phải nắm bắt được các quy định, những ưu tiên của Chính phủ như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

- Văn hóa – xã hội: Doanh nghiệp cần biết phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm đưa ra được các chiến lược phù hợp với điều kiện từng nơi. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh đã có.

- Khoa học – kỹ thuật: Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật như hiện nay đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các nhà quản trị phải đào tạo đội ngũ lao động của mình phù hợp với công nghệ mới nhằm tận dụng được kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Việc khoa học – kỹ thuật phát triển đồng nghĩa với việc đòi hỏi ít hơn về số lượng lao động nhưng chất lượng lao động phải cao hơn. Vì vậy nhà quản trị cũng phải quan tâm đến vấn đề sắp xếp lại lực lượng lao động.

Một phần của tài liệu Nguyen-Son-Nam-CHQTKDK3 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w