hiện nay
3.4.1.Những kết quả đạt được
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng của các thành phần kinh tế. Để phục vụ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (đặc biệt là việc đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, định chế kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập)44 công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chương trình, chính sách, pháp luật về PCTP đã được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện,
4
Theo số liệu của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, tỷ lệ tăng biên chế công chức trong 5 năm (giai đoạn 2005-2010) là 14,67%, số lượng người tăng bình quân hằng năm 15.362 người và tỷ lệ tăng bình quân hằng năm 2,93%.197
tạo ra cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho công tác PCTP. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã được thành lập, đi vào hoạt động và ngày càng phát huy hiệu quả từ cấp Trungương đến địa phương. Nhờ đó có nhiều vụ đại án liên quan đến các ngân hàng các cán bộ, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như vụ bầu Kiên, vụ AVG, vụ Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng á châu, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Sài gòn thương tín…đã được phát hiện, xét xử một cách nghiêm minh. Qua quá trình điều tra, xét xử các vụ đại án này, các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm nhiều đối tượng phạm tội và phát huy cao tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện quan điểm không có vùng cấm trong đấu tranh PCTP. Những kết quả bước đầu đạt được trong công tác PCTP nói chung và phòng, ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua nói riêng đã minh chứng cho những cố gắng và nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân và toàn xã hội, thể hiện sự đúng hướng của công tác này, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những kết quả này sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để tổ chức thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta. Bên cạnh đó, trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục tổ chức triển khai một cách mạnh mẽ và quyết liệt các chủ trương, đường lối, chính sách về công tác PCTP, trong đó có các nội dung liên quan đến phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu đấu tranh PNTP trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan chuyên trách sẽ không ngừng được kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao để tổ chức triển khai và ngày càng nâng cao hiệu quả các mặt công tác.
3.4.2.. Những hạn chế, tồn tại trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong phòng ngừa tình hình các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót cơ bản như:
3.4.2.1. Những hạn chế trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ phòng ngừa
Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nhiều chủ thể tiến hành chưa nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng ngừa. Để phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau và bản thân các chủ thể cũng nhận thức được điều này (thể hiện qua kết quả khảo sát ở phụ lục 3,4). Tuy nhiên, nhận thức giữa các chủ thể chưa đồng đều về trách nhiệm tronghoạt động phòng ngừa của mình. Ngay trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là việc của cơ quan Công, Tòa án và Viện kiểm sát chỉ là cơ quan có trách nhiệm xử lý, đưa ra hình phạt đối với người phạm tội.
Trong thực tế giữa các cơ quan này còn thiếu sự phối hợp trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa (đã trình bày ở phần thực trạng của 3.3), đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ. Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ là việc của lực lượng Công an mà còn là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, tổ chức khác như Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý Nhà nước... Tuy nhiên, nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực này còn chưa đồng đều, làm chưa hết trách nhiệm. Nhiều nơi, nhiều chỗ chỉ tiến hành các hoạt động phòng ngừa mang tính hình thức, không sâu sát. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng chưa chủ động trong việc phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chưa có ý thức bảo mật trong các giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là những thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội...
3.4.2.2.Hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật
Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã được triển khai nhưng chưa kịp thời, còn nhiều lĩnh vực chưa được giải thích cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác phòng ngừa cũng như việc xác minh, điều tra, xử lý tội phạm. Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng được quy định thành một mục riêng (mục 2 chương XXI) trong đó đã quy định chi tiết các tội danh, là cơ sở pháp lý trong việc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với tội phạm này. Hiện nay, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực năm 2015, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên đã gây khó khăn cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nhất là về một số quan hệ tài sản mới phát sinh trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ như tài sản số, tiền số…còn nhiều quy định mang tính bất cập, chồng chéo với quy định của nhiều văn bản luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật giao dịch điện tử, Luật viễn thông.. tín dụng phi chính thức chưa được quản lý chặt chẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, là nhân tố làm gia tăng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua.
3.4.2.3. Hạn chế trong công tác tổ chức triển khai và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa
Công tác tổ chức, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa bao gồm cả về lực lượng, cơ sở vật chất hỗ trợ phòng ngừa còn nhiều hạn chế, tồn tại trong khi diễn biến của loại tội này ngày càng phức tạp. Còn thiếu nhiều văn bản liên tịch thể hiện sự phối hợp trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng giữa Ngành ngân hàng với các cơ quan, tổ chức xã hội, giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Lực lượng làm công tác điều tra tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng (điều tra về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng và điều tra tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực ngân hàng, điều tra về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong lĩnh vực ngân hàng) chưa chủ động trong việc phát hiện nguồn tin về tội phạm mà chủ yếu phụ thuộc vào tố giác, tin báo về tội phạm từ phía công dân. Việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm đạt hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp phải gia hạn hoặc tạm dừng, dẫn tới bỏ sót, lọt tội phạm. Công tác điều tra khám phá án về tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng đạt tỷ lệ chưa cao. Nhiều vụ việc đã được khởi tố vụ án, nhưng đối tượng phạm tội lại là người có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn nên dẫn đến nhiều vụ gặp khó khăn do phương thức và thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, các điều tra viên lại chưa được trang bị về kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng, nên vụ việc còn kéo dài, thậm chí còn bị bế tắc. Công tác phối hợp giữa các lực lượng với các ngân hàng còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc không kịp thời phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Đặc biệt trong hoạt động dự báo tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng còn chưa thực sự hiệu quả, chưa áp dụng được những tiến bộ của khoa học trong quá trình nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm, đặc biệt với phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp liên ngành, đa ngành. Do vậy mà các giải pháp khi áp dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế.
3.4.2.4. Hạn chế trong triển khai các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh xử lý tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Việc khai thác, quản lý, cập nhật tình hình, rút ra những vấn đề cần tham mưu, chỉ đạo, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh xử lý từ kết quả điều tra cơ bản còn hạn chế,đặc biệt trong công tác truy vết đối với tội phạm có sử dụng công nghệ cao. Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng chưa được quy định trong hệ thống cơ quan điều tra cũng như các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân. Mặt khác, trong nhiều trường hợp việc chậm xử lý đơn thư, tin báo tố giác về tội phạm đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Việc chủ động phát hiện và xử lý sai phạm trong nội bộ còn yếu hầu hết các ngân hàng chưa chủ động phát hiện hành vi phạm tội trong nội bộ ngân hàng, và rất ít được phát hiện, xử lý từ trong nội bộ tổ chức dụng, ngân hàng. Điều này xuất pháp từ lý do căn bản là nhiều cán bộ ngân hàng còn mang nặng tâm lý ngại va chạm, sợ bị trả thù, ảnh hưởng đến quyền lợi nhân; mặt khác, công tác phòng, chống tham nhũng vô nhạy cảm, khó khăn, thậm chí gây ảnh hưởng đến lợi ích nhóm, lợi ích của đơn vị, tổ chức dẫn đến rất ít trường hợp tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ hoặc tố cáo tham nhũng trong nội bộ, có trường hợp người đứng đầu đơn vị ngân hàng không muốn giảm uy tín trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, sợ liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu, e ngại khi phát hiện, tố giác vi phạm, tội phạm trong nội bộ cũng như công khai thông tin vi phạm tại đơn vị, tổ chức của mình, nên nhiều vi phạm trong nội bộ bị bưng bít hoặc xử lý nội bộ, không chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
3.4.2.5.Hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội
nâng cao ý thức pháp luật nói chung và ý thức phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế; trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng còn chưa được chú trọng, thậm chí ngay trong lĩnh vực đào tạo từ rất sớm đối với sinh viên, học viên về ý thức và đạo đức nghề nghiệp còn chưa được bài bản, mà chỉ tập trung đào tạo nghiệp vụ.
Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với tình hình thực tế. Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng đối với khách hàng và quần chúng nhân dân, nhất là trong trường phổ thông và trong các trường đại học, cao đẳng còn hạn chế mang nặng tính lý thuyết. Việc trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức pháp luật, hiểu được những hành vi nào là vi phạm pháp luật, mức độ nguy hại, chế tài xử lý và học tập ý thức bảo vệ pháp luật ngay từ trên ghế nhà trường (nhất là đối với học sinh, sinh viên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng) là một điều hết sức cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng. Thực tế cho thấy, nhiều vụ án có liên quan đến tội phạm trong lĩnhvực ngân hàng ở Việt Nam là do học sinh, sinh viên có hiểu biết hoặc được đào tạo cơ bản về công nghệ, về tài chính ngân hàng thực hiện.
3.4.2.6.Hạn chế trong công tác phối hợp, xác minh
Công tác phối hợp, trao đổi thông tin, xác minh vụ việc với các Bộ, ngành chức năng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, Bên cạnh đó, việc phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu giữa một số đơn vị ngân hàng với cơ quan chức năng chưa kịp thời, kém hiệu quả, dẫn đến việc xử lý vi phạm, tội phạm trong ngành ngân hàng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. Công tác phát hiện, xử lý tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng còn chậm, xử lý thiếu triệt để, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến một số yếu tố chu yếu là: Hành vi, thủ đoạn phạm tội tinh vi, diễn biến phức tạp, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng, gây khó khăn cho công tác phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, công tác giám định thiệt hại trong các vụ án về tín dụng, ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
3.4.2.7. Hạn chế trong hợp tác quốc tế
Công tác phối hợp trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng với nước ngoài chủ yếu là phía Việt Nam thực hiện các yêu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài, còn việc các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài phối hợp theo yêu cầu của phía Việt Nam còn rất hạn chế. Trong khi đó, đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong một số hoạt động mang tính xuyên quốc gia, toàn cầu hóa như trong hoạt động thanh toán quốc tế, tội rửa tiền… nên việc hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm này là hết sức cần thiết. Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong 5 năm từ 2010 - 2015 đã phối hợp điều tra gần 100 vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao có liên quan đến tài chính, ngân hàng theo đề nghị của Cảnh sát Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore...
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót
Từ việc phân tích thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy còn những tồn tại, hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Những tồn tại, hạn chế, thiếu sót này xuất phát từ những điều kiện, nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất, Nguyên nhân nhận thức, do nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các chủ thể còn chưa thống nhất.
Trách nhiệm phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng không chỉ là trách nhiệm thuộc về một cơ quan hay tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có lực lượng phòng ngừa chuyên trách và phối hợp. Mặc dù phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên hiệu quả phòng ngừa chưa cao. Điều này có một phần nguyên nhân từ sự nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc nội dung phòng ngừa của các chủ thể. Trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng chủ thể phòng ngừa chuyên trách là cơ quan công an, chủ thể phối hợp là các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan nhưng sự nhận thức về phòng ngừa các tội phạm này lại không đồng nhất. Nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ làm tròn trách nhiệm xử lý khi các tội phạm này đã xảy ra. Người sử dụng các dịch vụ ngân hàng lại không nhận được những cảnh báo cần thiết từ phía các ngân hàng thương mại về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chưa
chủ động phòng ngừa...
- Thứ hai, Nguyên nhân từ pháp luật, từ thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy pháp luật quy định về các tội phạm này và phòng ngừa tội phạm chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện.
Do những bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật xét về mặt vĩ mô, cơ chế, chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nước thay đổi khá mạnh, chính sách tiền tệ từ thắt chặt, chuyển đổi liên tục trong bối cảnh nới lỏng sang thắt chặt,