Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tìnhhình tộiphạm tronglĩnh vựcngân hàng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 42 - 49)

3.1.1.Thực trạng tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng có thể hiểu là tổng hợp của các tội cụ thể hoặc của cả nhóm tội phạm xâm phạm đến lĩnh vực ngân hàng hoặc liên quan đến hoạt động ngân hàng, và các tội hoặc nhóm tội đó phải gắn với không gian và trong khoảng thời gian nhất định. Vì, tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định [23, tr.252]. Tình hình tội phạm được phản ánh thông qua các thông số về thực trạng, cơ cấu, diễn biến...

Trong những năm qua, tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, tội phạm vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng (HĐNH), hoạt động khác liên quan đến HĐNH nói riêng trên địa bàn cả nước có nhiều diễn biến phức tạp. Đã xảy ra nhiều vụ án rất nghiêm trọng, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước và doanh nghiệp, đã và đang gây tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, an toàn của hệ thống tín dụng cũng như nền kinh tế đất nước. Kết quả thống kê hàng năm cho thấy số lượng các vụ phạm tội vi phạm quy định về HĐNH, hoạt động khác liên quan đến HĐNH tăng không đáng kể nhưng hậu quả thiệt hại về tài sản và đối với nền kinh vô cùng lớn. Theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Cảnh sát kinh tế cho thấy năm 2012 đến hết năm 2021, đối với tội phạm kinh tế trong lĩnh tín dụng, ngân hàng mặc dù xảy chỉ ra hơn 435 vụ (chiếm tỷ lệ tương đương 0,7%) trong tổng số các vụ việc phạm tội về kinh tế nhưng giá trị thiệt hại lên đến 129.760 tỷ đồng (chiếm 66,3%) trong 195.795 tỷ đồng tổng giá trị thiệt hại do tội phạm kinh tế gây

Cơ cấu theo nhóm tội, chủ yếu là các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội phạm về chức vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng như: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174), “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175), “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b, BLHS 1999 và Điều 290, BLHS 2015), “Tham ô tài sản” (Điều 278, BLHS 1999 và Điều 353, BLHS 2015), “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 281, BLHS 1999 và Điều 356, BLHS 2015),Tội giả mạo trong công tác (Điều 359, BLHS 2015)… Trong đó, tội phạm xảy ra tại các Ngân hàng thương mại nhà nước là 07 vụ, chiếm tỷ lệ 27% (riêng tại hệ thống Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam xảy ra 12 vụ, chiếm tỷ lệ 25%), tại các Ngân hàng thương mại cổ phần xảy ra 17 vụ, chiếm 46%, còn lại thuộc các loại hình ngân hàng khác. Hàng năm số vụ phạm tội, số đối tượng và mức độ thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, trong các năm 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021 xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có vụ gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Ví dụ, vụ án vi phạm quy định về cho vay xảy ra tại Chi nhánh 6, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng năm 2012-2015, thiệt hại do tội phạm vi phạm quy định về cho vay gây ra hơn 8.000 tỷ đồng (gần 0,2 % GDP cả nước cùng thời điểm), bằng thu nhập bình quân của hơn 100.000 người trong những năm đó (khoảng 1.500USD/1 người). Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày càng xảy ra nhiều vụ án liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo số liệu thống kê của VKSNDTC, tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng từ 2013 đến 2021 là 151 vụ với 271 bị can. Trong số 271 bị can đã khởi tố có 162 bị can là lãnh đạo, nhân viên các tổ chức tín dụng.

- Cơ cấu theo tội danh: riêng đối với tội phạm vi phạm quy định về HĐNH (Điều 206, BLHS 2015) và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” (Điều 179, BLHS 1999) và các tội khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ năm 2012 đến hết năm 2021 đã xảy ra 109 vụ (chiếm tỷ - 23,5%) trong tổng số các vụ việc phạm tội về kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, giá trị thiệt hại 52,278,5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 38,7%) trong tổng giá trị thiệt hại do tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng gây ra.

Để làm rõ hơn thực trạng về mức độ tội phạm rõ thông qua số vụ và số người bị xét xử về tình hình tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng giai đoạn 2017 - 2021, so

sánh thông số này với thông số tương ứng của giai đoạn từ năm 2012 - 2016. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong thời gian từ năm 2012 - 2016 (giai đoạn áp dụng theo BLHS 1999), Tòa án nhân dân các cấp trên toàn quốc đã xét xử 460 vụ và 765 người phạm tội, trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm khoảng 92 vụ vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng với 153 người phạm tội.

Bảng: Tổng số vụ án và số người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng giai đoạn 2012 - 2021

Tội danh Giai đoạn 2012-2016 Giai đoạn 2017-2021 Tỷ lệ%

Vụ Người phạm tội Vụ Người phạm tội Vụ Người phạm tội Tổng 460 765 560 995 121,7 130,06 TB/năm 92 153 112 199 121,7 130,06

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Như vậy, có thể thấy tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng diễn biến phức tạp về số vụ và số người phạm tội. Ngoài ra, để làm rõ hơn thực trạng về mức độ tội phạm rõ của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021, có thể so sánh số vụ, số người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng với tổng số vụ, số người phạm tội của nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc Mục 2, Chương XVIII, BLHS năm 2015. Từ số liệu thống kê của Cục cảnh sát kinh tế BCA và của VKSNDTC, TANDTC về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nêu trên có thể rút ra kết luận sau:

- Số vụ phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoặc động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng hàng năm có tăng nhẹ, trung bình mỗi năm chỉ tăng từ 1 đến 2 vụ nhưng số lượng đối tượng phạm tội lại tăng mạnh, điều đó chứng tỏ đối tượng phạm tội không chỉ thực hiện hành vi vi phạm quy định về HĐNH, hoạt động khác liên quan đến HĐNH một mình mà ngày càng có sự móc nối, câu kết với các đối tượng khác có thể là cán bộ trong các ngân hàng (TCTD) hoặc đối tượng ngoài các TCTD để thực hiện hành vi phạm tội.

Nếu chỉ tính về số vụ phạm tội vi phạm quy định về HĐNH, hoạt động khác liên quan đến HĐNH có thể đánh giá công tác phòng ngừa tình hình tội phạm đối với lĩnh vực ngân hàng đang có những chuyển biến tích cực, đã ngăn chặn và làm hạn chế số vụ phạm tội. Nhưng nếu đánh giá về số lượng đối tượng phạm tội tham gia, giá trị thiệt hại gây ra và giá trị tài sản thu hồi hằng năm thì đây lại là một thách thức lớn đối công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm tới. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm đối với tội phạm vi phạm quy định về HĐNH, hoạt động khác liên quan đến HĐNH trong những năm qua là tội phạm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là hành vi phạm tội của cán bộ ngân hàng, TCTD ngày càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn các vụ án vi phạm quy định về HĐNH, hoạt động khácliên quan đến HĐNH đều do cán bộ ngân hàng, TCTD trực tiếp thực hiện. Nếu như trước đây cán bộ ngân hàng, TCTD phạm tội thường là các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hồ sơ, thì đến nay đã xuất hiện người phạm tội ở những vị trí cao hơn như trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kế toán, giám đốc, phó giám đốc, thậm chí đến cả tổng, phó tổng giám đốc và nghiêm trọng hơn là hành vi phạm tội của họ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho ngân hàng, gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu và uy tín của ngân hàng.

- Số vụ án cũng như các đối tượng liên quan đến nhóm tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tuy chiếm số ít trong tổng số tội phạm nói chung nhưng vẫn có xu hướng tăng theo từng năm, với độ ẩn của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là tương đối cao. Số liệu thống kê về những tội phạm đã được phát hiện, điều tra, xử lý chỉ phản ánh một phần của tội phạm đã xảy ra, còn một phần quan trọng khác mà cơ quan luật pháp chưa nắm bắt được, chưa phát hiện hoặc chưa xử lý được do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Để tạo cơ sở cho việc xác định, phân tích nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn 2012-2021 tác giả tập trung làm rõ một số đặc điểm về nhân thân của người phạm tội như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc…Vì từ những đặc điểm nhân thân này của người phạm tội có

thể đánh giá được phần nào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng giáo dục đối với người phạm tội, góp phần làm rõ thêm những đặc điểm thể hiện tính chất của loại tội này

+ Đặc điểm về giới tính:

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, đặc điểm về giới tính của người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng giai đoạn từ năm 2012 - 2021 (1.025 bị cáo) được thể hiện như sau:

Năm 2012 - 2021 Tổng Nam Nữ

Người phạm tội 1.025 842 183

Tỷ lệ % 100 82,6 17,4

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Từ bảng số liệu về đặc điểm giới tính của người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2012 - 2021 trên cho thấy số người phạm tội chủ yếu là nam giới, chiếm tỷ lệ 82,6%; tỷ lệ này cũng phù hợp với thực trạng của công tác bổ nhiệm người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước, theo đó thường tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế. Nhưng so với các loại tội phạm khác thì tỷ lệ nữ giới phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng chiếm 17,4% đây là tỷ lệ khá cao.

Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp:

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao giai đoạn từ năm 2012 - 2021 về trình độ học vấn, nghề nghiệp của người phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng với (1.025 bị cáo) phần đa các đối tượng phạm tội thuộc nhóm người được đào tạo và có trình độ cao, nên trình độ tiểu học và trung học cơ sở hầu như không có, trong khi đó chủ yếu là số người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ đa số là 95,6%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với dấu hiệu chủ thể đặc biệt của loại tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn ở những lĩnh vực, vị trí nhất định trong ngân hàng và TCTD.

Trình độ văn hóa Người phạm tội Tỷ lệ %

Tiểu học Không thống kê

Trung học cơ sở Không thống kê

Trung học phổ thông 69 6,9

Cao đẳng, đại học và sau đại học 956 95,6

Tổng 1.025 100

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao) + Về độ tuổi:

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về xét xử các vụ án hình sự thì đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng được thể hiện:

Bảng. Cơ cấu của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân

hàng theo độ tuổi của người phạm tội

2012 -2021 Tổng Từ 25 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi Người phạm tội 1.025 27 121 806 71 Tỷ lệ % 100 2,7 12,1 80,6 7,1

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Từ số liệu thống kê cho thấy: Người phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng có độ tuổi phổ biến là độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (80,6%); tiếp đến là độ tuổi từ 31 đến 40 (chiếm 12,1%), độ tuổi từ 51 đến 60 (chiếm

8,74%) và cuối cùng là độ tuổi từ 25 đến 30 (chiếm 2,7%). Kết quả nàycũng phù hợp với thực tế là người ở độ tuổi từ 41-50 tuổi là người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng và thường là người có chức vụ nhất định.

- Cơ cấu theo địa bàn: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân tối cao, địa bàn xảy ra tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng rất đa dạng. Hầu hết các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng xảy ra trên địa bàn một số thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh với 1.604 vụ chiếm hơn 11% trên tổng số tội phạm của cả nước, Hà Nội với 941 vụ chiếm 6,5%, Hải Phòng phát hiện 226 vụ chiếm hơn 1,5% tổng số vụ, Đà Nẵng có 98 vụ chiếm 0,7%. Tuy nhiên, hiện nay tội phạm này có xu hướng tăng lên ở địa bàn các tỉnh khác đang có tốc độ đô thị hoá cao, và thường tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất như: Đồng Nai, Biên Hoà, Bắc Ninh, Quảng Ninh. (Xem Phụ lục 5). Như vậy, có thể thấy rằng, địa bàn xảy ra tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng rất đa dạng, không chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã lớn là nơi tập trung nhiều cơ quan xí nghiệp (như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,…) mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương đang trong quá trình đô thị hóa, nơi có các dự án kinh tế, khu công nghiệp lớn.

Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, số vụ án cũng như các đối tượng liên quan đến nhóm tội phạm xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng được đưa ra xét xử, tuy chiếm số ít (30 vụ trong tổng số 13.550 vụ tội phạm về kinh tế nói chung) nhưng vẫn có xu hướng tăng theo từng năm.

Nhưng điều này chưa thể khẳng định được rằng, tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta không nghiêm trọng, phức tạp bởi độ ẩn của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tương đối cao. Khi so sánh số liệu từ cơ quan Cục Cảnh sát kinh tế năm 2012 đến hết năm 2021 xảy ra gần 500 vụ vi phạm quy định trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng (vụ trong tổng số các vụ việc phạm tội về kinh tế Theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Cảnh sát kinh tế với số liệu của số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 2012 – 2021 có 13.550 vụ án liên quan đến nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, gần 50 vụ vi phạm quy định trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng, hay khi nghiên cứu điển hình cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Hà Nội theo thống kê của VKSNDTC thì từ năm 2012 - 2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện 215 vụ việc về lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có 117/215 vụ đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự (chiếm 52,58%), còn lại 98 vụ (chiếm 47,42%) ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc chưa có căn cứ xử lý. Trong đó, ra Quyết định không khởi tố 58 trường hợp (chiếm 25,35%), chưa có cơ sở xử lý 49 trường hợp (chiếm 22,06%). Như vậy, số liệu vụ việc xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng do Cảnh sát kinh tế phát hiện và vụ việc được Toà án xét xử sơ thẩm có tỷ lệ vênh nhau tương

đối cao. Mặc dù, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như: Do người phạm tội cố tình che dấu tội phạm, trốn tránh sự trừng trị của pháp luật; do nạn nhân của tội phạm và nhân chứng không muốn tố giác, không muốn làm chứng; do hiệu quả phát hiện trong điều tra xử lý của cơ quan chức năng, của qui định pháp luật còn hạn chế.

Thực tế qua kết quả khảo sát trong quá trình nghiên cứu mà NCS tiến hành thông qua cách khảo sát qua bảng hỏi đối với quần chúng với câu hỏi cụ thể:

Câu 12: Trong quá trình giao dịch với ngân hàng, khi nghi ngờ hoặc phát hiệncó dấu hiệu của vi phạm pháp luật, anh/chị sẽ:

1. Tố cáo với cơ quan công an 23 11%

2. Khiếu nại với ngân hàng 59 28%

3. Không tố giác vì nhiều lý do: Tài sản có giá trị nhỏ; Không tin tưởng ngân hàng/ Không

tin tưởng cơ quan pháp luật; Sợbị trả thù 127 61%

Kết quả thu được chiếm một tỷ lệ không nhỏ là 127/221 (61%) số người được hỏi e ngại vì nhiều lý do khác nhau như: Tài sản có giá trị nhỏ; Không tin tưởng ngân hàng, Không tin tưởng cơ quan pháp luật; Sợ bị trả thù mà không tố

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w