online (Internet banking,…) nhiều hơn dịch vụ tại quầy (gửi tiền tại quầy, rút tiền tại quầy,…); đây là điều dễ hiểu bởi: Thứ nhất, hiện nay các Ngân hàng đang đẩy mạnh việc thực hiện Ngân hàng số nhằm giảm thiểu chi phí in ấn, nhân viên, trụ sở,… đồng thời dễ dàng kiểm soát dòng tiền; Thứ hai, các dịch vụ online ngày càng bộc lộ tính ưu việt của nó như: giao dịch nhanh gọn, thuận tiện, thậm chí ở một số ngân hàng thương mại giao dịch bằng Internet banking không phải chi trả bất kì khoản phí nào. Khi dịch vụ online ngày càng phổ biến, thì đây là thời cơ cũng là thách thức với các NHTM vì đây cũng là lĩnh vực mà tội phạm đang diễn ra rất phức tạp. Việc tuyên truyền, phổ biến để giúp khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân nâng cao khả năng nhận diện tội phạm có sử dụng công nghệ cao, khả năng tự bảo vệ mình khi tham gia giao dịch với ngân hàng thông qua các hình thức online hiện nay là rất cần thiết, mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
-Thực trạng về mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Như đã xác định ở chương 2. Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng luôn có sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong phạm vi quyền hạn, tráchnhiệm của mình và sự thể hiện ý thức của mình khi thực hiện mà phòng ngừa tình hình tội phạm của mỗi chủ thể quyết định hiệu quả của công tác phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu việc phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa không tốt, không chặt chẽ thì hoạt động phòng ngừa sẽ không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, chính hoạt động phòng ngừa của từng chủ thể sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như không có sự phối hợp hoặc sự phối hợp không đồng bộ. Do đó, phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là yêu cầu hết sức cần thiết. Trong đó, đặc biệt là các mối quan hệ phối hợp: Giữa HĐND và UBND các tỉnh có liên quan; giữa cơ quan Công an với cơ quan Ngân hàng và các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng; phối hợp giữa CAND, VKSND và TAND trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án trong lĩnh vực ngân hàng.
Cơ sở của quan hệ phối hợp là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của các cơ quan quyền lực, hệ thống những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và những văn bản pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm xâm hại tới những lĩnh vực hoạt động của ngân hàng... đặc biệt là các quy chế phối hợp được ký kết giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể và mối quan hệ phối hợp là giữa các chủ thể với nhau mà xây dựng nội dung phối hợp cụ thể, cũng như xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể. Tuy vậy, gắn với phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong các mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể cần phải có những nội dung như:
- Phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ngân hàng và hoạt động ngân hàng.
-Phối hợp trong kiểm tra đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động vay vốn và sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng.
- Phối hợp trong quản lý và tổ chức giáo dục các đối tượng nhằm nâng cao ý thức trong đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
-Phối hợp trong việc cung cấp thông tin để kịp thời nắm bắt tình hình và thống nhất các biện pháp xử lý các vụ việc được phát hiện có liên quan đến hành vi vi phạm từ những hoạt động mang tính nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.
3.3.Thực trạng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng hàng
Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là một hệ thống các hoạt động phòng ngừa nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh loại tội phạm, từ đó làm giảm, đẩy lùi loại tội phạm ra khỏi đời sống xãhội. Như vậy, để đạt được mục đích này, thì phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của các chủ thể có chức năng và trách nhiệm là các cơ quan bảo vệ pháp luật; các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội; của công dân thông qua 2 hệ thống biện pháp phòng ngừa là phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ (phòng ngừa riêng).
3.3.1.Thực trạng triển khai các biện pháp phòng ngừa xã hội
Để nhằm loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm, được toàn xã hội tham gia thực hiện. Các biện pháp phòng ngừa chung mang tính xã hội đang được xây dựng và triển khai hiện nay trong hoạt động phòng, ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, gồm những biện pháp điển hình sau:
3.3.1.1. Biện pháp về quản lý Nhà nước
Biện pháp tăng cường công tác tổ chức quản lý là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Vì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng là do sự yếu kém trong tổ chức, quản lý nói chung và tổ chức quản lý trong lĩnh ngân hàng nói riêng.
- Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành ngân hàng. Năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố then chốt giúp đội ngũ cán bộ, công chức có thể nhanh chóng phát hiện ra những hành vi vi phạm và gian lận là những hành vi phổ biến trong các tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. Ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ chính là những phẩm chất không thể thiếu của những cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính phục vụ và kiến tạo, trong sự cạnh tranh lành mạnh của các ngân hàng. Chỉ khi có ý thức trách nhiệm cao và đạo đức công vụ trong sạch thì đội ngũ cán bộ, công chức mới thực thi các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, góp phần quản lý tốt nhất các lĩnh vực mà mình phụ trách, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, gian lận, điều đó sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn hiện nay như việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động ngân hàng, nhất là trong bối cảnh của thời đại công nghệ số đang phát triển, điều đó đã trở thành nhu cầu cấp bách không chỉ đối với ngành ngân hàng vì, Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 đã nhấn mạnh quanđiểm "Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số". Nền kinh tế số và xã hội số sẽ cho phép việc tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trở nên minh bạch, rõ ràng, chính xác, từ đó nhanh chóng phát hiện các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật. Đây chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
-Khi nghiên cứu số phiếu khảo sát cán bộ và nhân viên ngân hàng, trong đó có 28% là cán bộ quản lý và 72% là nhân viên, với câu hỏi liên quan đến những khó khăn mà cơ quan họ đang gặp phải trong khi áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm tại đơn vị mình cho thấy 94% nhận định đơn vị họ đang khó khăn trong việc nhận diện và xử lý đối với những tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng có sử dụng công nghệ cao và tỷ lệ 93% xác định khó khăn trong việc nhận diện và phòng ngừa tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong bối cảnh hội nhập càng ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng làm cầu nối cho sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đang đối mặt trước những áp lực nâng cao chất lượng, áp dụng khoa học công nghệ và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng chất lượng cao sang các tổ chức, ngân hàng nước ngoài nên việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành của TCTD; tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tiền tệ đòi hỏi các ngân hàng cần phải được cập nhật, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động của toàn ngành ngân hàng.
Khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, các giao dịch ngân hàng bằng phương tiện điện tử, giao dịch trực tuyến trở nên phổ biến vì tính nhanh chóng, tiện lợi của nó. Tuy nhiên, năng lực về quản lý công nghệ thông tin ở nước ta chưa cao, hệ thống bảo mật thông tin, an ninh, an toàn mạng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, khi sử dụng các hình thức thanh toán theo phương thức này dễ tạo cơ hội cho tội phạm về công nghệ cao phát triển. Bên cạnh đó, việc đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng tuy đã chú trọng, nhưng chưa được đồng bộ
Tín dụng phi chính thức hay “tín dụng ngầm”, “tín dụng đen” là chỉ các dạng vay và cho vay tiền ngoài sự quản lý, bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy, thị trường tín dụng phi chính thức mang nhiều rủi ro, dễ đổ vỡ. Ở nước ta hiện nay, do hệ thống NHTM chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của xã hội, hoặc có nhưng thủ tục khá chặt chẽ, hoặc trong giai đoạn đảo nợ của khách hàng chờ ngân hàng giải ngân khoản vaymới, khách hàng buộc phải vay “nóng” để đảo nợ và chờ ngân hàng giải ngân khoản vay tiếp theo. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, buộc nhiều cá nhân và tổ chức kinh
tế phải tìm đến khu vực tín dụng phi chính thức, chấp nhận lãi suất rất cao. Khi mà tín dụng phi chính thức xâm nhập và thách thức khu vực tín dụng chính thức bằng cách mua lại nợ xấu ngân hàng, từng bước xâm nhập và thao túng thị trường tín dụng. Đây là điều hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến tài chính quốc gia, bởi do sự thao túng của tín dụng phi chính thức được sự hậu thuẫn của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng trong đảo nợ của các khách hàng.
Trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ chịu áp lực về kinh tế mà cũng chịu áp lực ngày càng gia tăng của các loại tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động tham nhũng, rửa tiền. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xem là điểm ngắm của các tổ chức tội phạm và làm ăn phi pháp do sức đề kháng của hệ thống ngân hàng thương mại còn rất yếu cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống tội phạm rửa tiền chưa hoàn thiện.
3.3.1.2. Biện pháp về kinh tế - xã hội
Từ tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm qua và cuộc khủng hoảng về dịch bệnh từ những 2019, 2020, 2021 đã dẫn tới những thay đổi nhất định của kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Theo Tổng cục Thống kê, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý 3/2021) đã tác động tiêu cực đến khu vực doanh nghiệp. Năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do không thể “cầm cự” trước sự tàn khốc của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp còn tồn tại thì đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Minh chứng điển hình cho sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với Việt Nam là: nhiều doanh nghiệp bị phá sản; các doanh nghiệp chưa lâm vào tình trạng phá sản thì đa số gặp phải khó khăn về tài chính chiếm 35,2%, phải giảm quy mô và kéo theo sau là nạn thất nghiệp tăng nhanh, đời sống người dân gặp khó khăn. Hệ quả tất yếu của các hiện tượng trên là trật tự xã hội bị ảnh hưởng, các tệ nạn xã hội nảy sinh và tăng cao, tình hình tội phạm vì thếcũng tăng, trong đó đặc biệt phải kể đến là tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Về lý thuyết thì biện pháp kinh tế - xã hội là biện pháp tác động bằng kinh tế và tổ chức xã hội nhằm khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Bởi tội phạm tồn tại trong xã hội, chịu sự tác động qua lại của các yếu tố, các quá trình xã hội. Sự vận động và biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội tất yếu dẫn đến sự chuyển biến của tình hình tội phạm. Như vậy, khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, cũng là cơ sở tạo ra nhiều việc làm, thu hút người dân lao động, làm giàu một cách chính đáng, hợp pháp, tránh xa những hành vi vi phạm pháp luật, tránh được tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”.
- Biện pháp chính trị - tư tưởng
Biện pháp văn hóa, giáo dục là biện pháp nhằm nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ và nhân dân qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đạo đức, pháp luật, hình thành nhân cách con người có ý thức tôn trọng luật pháp, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Như vậy, mục tiêu của biện pháp văn hóa, tư tưởng, pháp luật trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng chính là tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức ngành ngân hàng và quần chúng nhân dân, hình thành ý thức và hành động phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Biện pháp tuyên truyền trong phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tổ chức, có chủ định của chủ thể phòng ngừa tác động lên đối tượng được tuyên truyền nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật, cũng như ý thức và hành động tích cực phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền được xác định là biện pháp gián tiếp thông qua
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Nhận thức rõ vai trò của nhân dân, của xã hội đối với công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội khi thực hiện phòng ngừa
tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng luôn xác định công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là mộttrong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này. Mục đích của công tác tuyên truyền, vận động là làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về hậu quả, tác hại do tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng gây ra, từ đó tích cực thực hiện và chủ động phòng ngừa tội phạm này.
3.3.1.3. Biện pháp pháp luật. Với biện pháp này cần đánh giá trên 3 nội dung: Ban hành pháp luật; thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật. Thực tế hiện nay, việc xây dựng, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, quản trị của các TCTD hiện nay chưa thực sự bắt nhịp được với nhịp độ phát triển chung của khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số và ngân hàng số đang phát triển nhanh chưa từng thấy. Vì vậy, những thông tin cá nhân quan trọng cần được bảo vệ. Các tổ chức tín dụng (TCTD) dù đã dùng các sản phẩm bảo mật mạng để bảo vệ dữ liệu, nhưng