3.2.1.Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Nhận thức về phòng ngừa tội phạm là thái độ, sự đánh giá về phòng ngừa tội phạm ở các phương diện: tình hình tội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm, vai trò của phòng ngừa tội phạm và các quan điểm, định hướng trong phòng ngừa tình hìnhtội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các chủ thể phòng ngừa. Chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, biện pháp phòng ngừa và trách nhiệm của mình thì các chủ thể phòng ngừa mới xây dựng, ban hành và thực hiện các giải pháp, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
- Thực trạng nhận thức và chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua
Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng ngừa tội phạm được thể hiện trong các quan điểm về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng được thể hiện ở các phương diện khác nhau, như qua đánh giá về thực trạng tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, vai trò của phòng ngừa tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Điển hình là Chỉ thị số 48- CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đã nhận định: Tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tội phạm về môi trường, tội phạm xuyên quốc gia. Do đó,"công tác phòng, chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới; tạo ra môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân" [3].
Đảng xác định một trong các nhiệm vụ quan trọng là "Các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình". [3] Các cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phòng, chống tội phạm. Kết luận số 05-KL/TW cũng xác định nhiệm vụ "Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm; nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy, tội phạm kinh tế, tham
nhũng, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm mua bán người và các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm" [2].
Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo hoạt động phòng, chống tội phạm. Ngày 14 tháng 4 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, trong phầnnhiệm vụ và giải pháp, Chiến lược đã nhấn mạnh giải pháp "… cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về thuế, chính sách quản lý đất đai..." [63] Điều này cho thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giành những quan tâm đặc biệt đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt 5 Đề án trực tiếp liên quan đến phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, trong đó đã có 2 đề án liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế và ngân hàng, gồm:
- Đề án số 7: Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp. Đề án này được giao Bộ Tài chính chủ trì.
- Đề án số 13: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và vấn đề “sở hữu chéo” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì thực hiện.
Đến nay, các cơ quan được giao nhiệm thực hiện các đề án trên đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện phòng ngừa tội phạm trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách theo chỉ dẫn của đề án đã được phê duyệt.
Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020. Theo đó, một trong các nhiệm vụ, giải pháp là "Chú trọng phòng ngừa tội phạm, nhất là công tác phòng ngừa xã hội, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác phòng, chống tội phạm tại cộng đồng dân cư. [65] Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt ngày 25 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Chỉ thị đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải " … phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm
pháp luật nói chung và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ích và tài sản của người dân trong các hoạt động tín dụng, vay mượn chính đáng, hợp pháp"[64].
Cùng với đó là cơ chế và nguồn vốn cho hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng được triển khai đồng bộ, ngày 24 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1240/QĐ-TTg để kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ [11]. Ngày 22 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 04/2019/QĐ- TTg về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống tội phạm nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh những nội dung đã được đề cập trên, năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của vấn đề dự báo và phê duyệt đề án “ Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo vĩ mô”, với 4 nội dung như: Nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện công tác dự báo; Tăng cường đầu tư và xây dựng cơ chế tài chính cho công tác dự báo; Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và tổ chức thực hiện công tác dự báo; Mở rộng quan hệ quốc tế về công tác dự báo. Với những nội dung xác định đó, để nâng cao chất lượng dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cần quán triệt những yêu cầu cơ bản như: (1) Công tác dự báo phải đạt được tính khách quan, trung thực, không gò ép, dự báo đầy đủ cả tích cực, tiêu cực, vận hội, cơ hội, thời cơ, nguy cơ và thách thức; ở cả hai chiều biến cố rủi ro và những cơ hội đưa đến, dự kiến được cả hai mặt được- mất một cách khách quan nhất. (2) Dự báo phải bảo đảm tính chính xác cao, nghĩa là kết quả dự báo phải trên cơ sở khoa học tin cậy, có phương pháp luận khoa học, chặt chẽ, hợp lý. Dự báo càng sát, đúng thì giá trị của dự báo càng cao. (3) Dự báo phải bám sát thực tiễn và phải ở tầm
chiến lược, tư duy dự báo nhất thiết phải là tư duy trải nghiệm, phải bám sát thời cuộc và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Kết quả dự báo phải có tầm nhìn xa, tầm nhìn dài hạn và có giá trị ảnh hưởng, tác động đến các vấn đề cơ bản của cách mạng, lợi ích quốc gia - dân tộc. (4) Trong việc phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, dự báo phải phù hợp đặc điểm, tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng và phải chịu sự chi phối bởi các hoạt động có tính đặc thù ấy, phải có tính hướng đích rõ ràng, nghĩa là phải nhằm mục đích hạn chế và loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện hình thành tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc ban hành tất cả những văn bản nói trên chính là những bước đầu tiên trong quá trình tổ chức, triển khai nhằm giúp hoạt động phòng chống tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng được thựchiện đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm.Từ đó các địa phương triển khai các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên thông qua hoạt động trực tiếp tại địa phương mình, tiến hành hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng một cách đồng bộ, hiệu quả.
- Thực trạng nhận thức của cán bộ, nhân viên ngân hàng về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Đội ngũ cán bộ nhân, viên trong ngành ngân hàng là lực lượng trực tiếp có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Việc đánh giá nhận thức của các chủ thể này một mặt làm rõ được ý thức trách nhiệm của họ đối với công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, mặt khác thông qua ý thức, thái độ của họ cũng phần nào đánh giá được khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ khi tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác trong lĩnh vực hoạt động trực tiếp của họ có hiệu quả không. Theo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ NHNN, tính đến 3/2021 toàn Ngành ngân hàng ước tính có 346.614 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm hơn 204.502 người (chiếm 59%); với cơ cấu trình độ gồm: 569 người là tiến sĩ (chiếm 0,16%), 20.286 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 5,85%), 263.927 người có trình độ đại học (chiếm 76,16%), 23.453 người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,77%), 20.054 người có trình độ trung cấp (chiếm 5,79%), 18.325 người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo (chiếm 5,79%). Với một tỷ lệ cán bộ, nhân viên ngân hàng có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ khá cao, khả năng nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ không thể gọi là hạn chế, điều này phù hợp với kết quả khảo sát đối với câu hỏi điển hình là:100% nhân viên ngân hàng được hỏi đều quan tâm tới phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Nhưng, thực tế cho thấy đối với các hành vi phạm tội mà đối tượng là cán bộ, nhân viên ngân hàng thì phương thức, thủ đoạn phạm tội của họ thường là hết sức tinh vi, do họ vận dụng kinh nghiệm, kiến thức, trình độ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… để phạm tội. Vì thế, để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cần phải làm rõ sự nhận thức của từng nhóm đối tượng để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất; bởi vì chỉ thông qua nhận thức, sự giác ngộ của các chủ thể này hình thành ý thức tích cực và ý thức đó sẽ giúp các chủ thể lựa chọn hành vi phù hợp trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Để làm rõ nội dung này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về mức độ nhận thức củanhóm đối tượng được tác giả cho là có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đó là nhận thức của cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Qua việc phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp kết quả 318/321 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả như sau
Nội dung: Kết hợp Câu hỏi số1 với số 2 trong bảng hỏi đối với cán bộ, nhân viên ngân hàng Số phiếu Tính theo % 1. Cấp quản lý. Trong đó: 91
1.1. Biết về việc tội vi phạm các quy định hoạt động trong lĩnhvực ngân hàng được quy
1.2. Không biết về việc tội vi phạm các quy định hoạt động tronglĩnh vực ngân hàng được
quy định trong Bộ luật hình sự 6 7%
2. Cấp nhân viên. Trong đó: 230
2.1. Biết về việc tội vi phạm các quy định hoạt động trong lĩnhvực ngân hàng được quy
định trong Bộ luật hình sự 66 29%
2.2. Không biết về việc tội vi phạm các quy định hoạt động tronglĩnh vực ngân hàng được
quy định trong Bộ luật hình sự 164 71%
(xem kết quả khảo sát câu hỏi số 1 và 2 tại mục 1.2.2 của Phụ lục 2).
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy mặc dù có sự khác nhau về tỷ lệ nhận thức giữa cấp quản lý và nhân viên, tuy nhiên tỷ lệ cán bộ nhân viên công tác trong ngành ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của việc vi phạm các quy định về hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và biết được nếu vi phạm các quy định đó có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự có tỷ lệ rất cao, đạt đến 93%. (xem kết quả khảo sát câu hỏi số 5, mục 1.2.1 của Phụ lục 2).
Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng xác định được trách nhiệm chính trong phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thuộc về bản thân họ và ngành ngân hàng (chiếm 99,8%), cho thấy sự thể hiện tính chủ động, tích cực của họ trong hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoạt động của mình. Bên cạnh đó họ còn ghi nhận sự phối hợp, chi viện, hợp tác cần thiết của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm như Công an, Viện kiểm sát và Toà án (xem kết quả khảo sát câu hỏi số 7, mục 1.2.1 của Phụ lục 2).
Nhận xét: Trong nhiều hoạt động của ngành ngân hàng phải kể đến rủi ro tác nghiệp, rủi ro vận hành. Vì đó là nhóm rủi ro rất khó quản trị do chúng liên quan trực tiếp đến công nghệ và đạo đức của cán bộ và nhân viên ngân hàng. Rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở bất kỳ các lĩnh vực nào, do ngân hàng là ngành thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tiền, tài sản quý nên chúng xuất hiện nhiều và rõ nét hơn. Những bộ phận tiếp xúc với khách hàng, với tiền mặt thường có nguy cơ cao về loại hình rủi ro này thể hiện qua việc các ngân hàng, lãnh đạo, nhân viên ngân hàng không tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, lạm dụng vị trí công tác của mình hoặc gây sức ép đối với khách hàng để trục lợi với nhiều hành vi như cán bộ tín dụng móc nối với bộ phận liên quan lấy phôi trắng lập sổ tiết kiệm khống; tự ý lấy sổ tiết kiệm khách hàng điền thêm số tiền rồi đem thế chấp ở ngân hàng khác, rút tiền đánh chứng khoán, buôn đất; hay nhận hối lộ từ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để nhận “bồi dưỡng” hoặc lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi… Do đó, đối với nhân viên ngân hàng, trên cơ sở nền tảng mặt bằng về trình độ học vấn được xác định khá cao so với các ngành nghề có đào tạo khác, việc bảo đảm các tiêu chuẩn đạo đức cho lãnh đạo, nhân viên luôn được các ngân hàng quan tâm và thường xuyên rà soát, trong tuyển dụng nhân viên hay bố trí các vị trí lãnh đạo trong hoạt động ngân hàng luôn mong muốn sử dụng cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và bề dày kinh nghiệm. Thực tế bằng cấp là những quy định cứng nên người ứng tuyển phải có là điều không phải là khó, ngoại hình cũng không là chuyện phức tạp; nhưng hiện nay nhu cầu tuyển dụng của một số ngân hàng lại đề cao ngoại hình, hình thức, trong khi phỏng vấn khó có thể xác định được những yếu tố định tính trong nhận thức chung như đạo đức nghề nghiệp và nếu trong nội dung phỏng vấn nhà tuyển dụng không quan tâm đến kết cấu của những câu hỏi thể hiện nội dung này thì chỉ tuyển được những người có ngoại hình đẹp mà không đánh giá được thực chất về nhân cách, nghiệp vụ, nhận thức... Trên thế giới, một số nước khi tuyển dụng vào những vị trí có tính “nhạy cảm” này thì ngoài nghiệp vụ chuyên môn còn có một số đảm bảo