NGÀY CÀ PHÊ VIỆT NAM 10/

Một phần của tài liệu btnb01-2017 (Trang 34 - 35)

Theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ năm 1857 và phát triển qua nhiều thời kỳ, đến nay cà phê là một trong 10 mặt hàng nông sản Việt nam có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la. Chính vì thế trong nhiều năm liền cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản quan trọng, xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Trong niên vụ 2015-2016, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 1,75 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt gần 3,16 tỷ đô la, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân và số 1 thế giới về sản lượng cà phê Robusta. Sau khi đã đạt được sứ mệnh lịch sử là trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân đứng thế 2 thế giới, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử mới đó là: nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu và xây dựng thương hiệu Quốc gia, thương hiệu cà phê Việt Nam. Chính từ sứ mệnh này, Ngành cà phê đã xây dựng đề án tái cơ cấu để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam theo hướng hiện đại, tạo sản phẩm đa dạng, có giá trị gia

tập trung vào khâu chế biến rang, xay, hòa tan và các sản phẩm khác để xuất khẩu nâng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 lên 5-6 tỷ USD, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người trồng cà phê. Xu thế gia tăng giá trị cà phê được thể hiện rất rõ trong các năm gần đây khi tiêu thụ cà phê nội địa không ngừng được mở rộng; nhiều nhà máy, cơ sở chế biến được đầu tư máy móc công nghệ hiện đại đã ra đời. Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới cũng du nhập vào Việt Nam như Starbucks, McCafe’, Coffee Bean & Tea leaf, Gloria’s Jean Coffees... Thưởng thức cà phê đã trở thành nét văn hóa ẩm thực sâu đậm trong các tầng lớp dân cư từ người lao động đến công chức nhà nước. Cà phê sữa đá, một sản phẩm đậm chất Việt Nam cũng trở thành thức uống hấp dẫn, để lại ấn tượng tốt trong lòng nhiều bạn bè quốc tế.

Để giới thiệu nâng cao hình ảnh đến cộng đồng và tôn vinh người trồng cà phê, các Doanh nghiệp, Hiệp hội, cá nhân đã đóng góp vào sự phát triển chung của ngành cà phê

phủ lấy ngày Bác Hồ về thăm Nông trường Đông Hiếu Nghệ An năm 1961, ngày 10/12 hàng năm là ngày Cà phê Việt Nam

Đề xuất được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 12/12/2016 Văn phòng chính phủ phối hợp VICOFA tiến hành công bố quyết định chọn ngày 10 tháng 12 là ngày cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, lễ hội “Ngày cà phê Việt Nam lần thứ III năm 2016” cũng được tổ từ ngày 8-11/12 tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn cho cả doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, giới thiệu, quảng bá, thưởng thức các loại cà phê trong nước. Đồng thời giúp người tiêu dùng có thêm thông tin về các nhãn hiệu cà phê chất lượng, an toàn. Sự kiện cũng là dịp để tôn vinh những tập thể, cá nhân có những đóng góp cho ngành cà phê Việt Nam và công bố danh sách các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê uy tín.

CÔNG TY CỔ PHẦN THỐNG NHẤT HOÀN THÀNH VƯỢT MỨC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2016 DO ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG GIAO

Một phần của tài liệu btnb01-2017 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)