tính tích cực, sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo viên là chủ thể hoạt động dạy, có vai trò định hướng, điều khiển toàn bộ hoạt động học - hoạt động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh. Cùng với hoạt động dạy - truyền thụ tri thức khoa học, giáo viên còn là người định hướng trong sự phát triển phẩm chất nhân cách của người học, đưa họ vào các tình huống nhận thức, giúp họ có được các hình thức, phương pháp học tập, rèn luyện hiệu quả. Sự phát triển phẩm chất năng lực của học sinh luôn có sự tác động thường xuyên, trực tiếp của người giáo viên vào hoạt động giảng dạy. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh có ý nghĩa to
lớn trong quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp giảng dạy một chiều, áp đặt trong quá trình dạy học, bắt người học tuân theo những chân lý có sẵn, không còn phù hợp nữa. Vì nó không những khiến cho người học thụ động máy móc trong lĩnh hội tri thức mà nó còn không thể chuyển tải hết nội dung dạy học theo mục tiêu, yêu cầu đã xác định, nhất là trong điều kiện tri thức nhân loại không ngừng gia tăng hiện nay. Thực trạng giáo dục, ở các trường trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cho thấy, phương pháp phổ biến, chủ đạo của giáo viên vẫn là chuyển tải, giảng giải, thông báo các kiến thức cho người học, mới chú ý đến chức năng truyền thụ, chưa chú ý đến chức năng tổ chức định hướng, điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Vì vậy, trước yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay” và để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nội dung đào tạo ở bậc trung học phổ thông, phải nâng cao phẩm chất năng lực sư phạm, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong giảng dạy, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp như nêu vấn đề, hệ thống, gợi mở, trực quan, thông qua những dẫn chứng cụ thể, đồng thời đặt ra những yêu cầu cao đối với từng nội dung dạy học... đó là điều kiện tốt nhất để học sinh tự học tích cực, tự giác, kết quả cao.
Để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, cần phải:
Một là, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nghĩa là nâng cao phẩm chất năng lực của họ cả về số lượng và chất lượng. Phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện ở việc nắm vững tri thức khoa học dạy học, khoa học giáo dục, nắm vững tri thức chuyên ngành và các khoa học có liên quan; có khả năng truyền thụ một cách có hiệu quả tri thức khoa
học, giúp học sinh có phương pháp nhận thức đúng đắn, hiệu quả, hoàn thiện nhân cách ở họ. Đồng thời với năng lực sư phạm, người giáo viên còn phải có phẩm chất nghề nghiệp đó là lý tưởng niềm tin, lòng say mê, hứng thú, tận tâm, lòng yêu thương con người, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, sự chuẩn mực trong lối sống, đạo đức. Năng lực sư phạm của người giáo viên chỉ có thể phát huy được tối ưu khi họ có lý tưởng niềm tin và lòng say mê yêu nghề. Mặt khác phẩm chất nghề nghiệp sẽ được phát triển khi người giáo viên có năng lực sư phạm. Đòi hỏi ở người giáo viên phải hội tụ cả "đức" và "tài", "hồng" và "chuyên", có như vậy mới đào tạo nên những sản phẩm vừa "hồng" vừa "chuyên" theo nhu cầu thực tiễn.
Hai là, các trường trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần phối hợp với các sở, ban, ngành các cấp tiếp tục xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên, bảo đảm đủ số lượng theo biên chế và chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của trường. Tăng cường bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại, tài liệu học tập, mạng internet...
Ba là, tiếp tục động viên, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên có đủ tiêu chuẩn đi đào tạo ở bậc cao hơn để nâng cao trình độ, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo yêu cầu từng cấp đào tạo; đồng thời phát huy tinh thần tự học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất người giáo viên.
Bốn là, phát huy vai trò của bộ môn, cán bộ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố trong việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên của các Nhà trường. Bằng các hình thức cụ thể như tổ chức tập huấn, trao đổi, mạn đàm về phương pháp giảng dạy tích cực; tham quan, dự giảng mẫu; mời các chuyên gia đầu ngành nói chuyện, phổ biến kinh nghiệm...
Phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của mỗi giáo viên trong nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp dạy học mới - dạy học tích cực trong giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ trực tiếp đặt ra yêu cầu, tác động đến nội dung tự học của học sinh, khiến người học phải tự khép mình vào quá trình tự học mà còn góp phần hình hành, phát triển phương pháp tự học cho người học, qua đó nâng cao chất lượng tự học, bảo đảm mục tiêu của công tác quản lý.