Khái niệm và bản chất của xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh quảng ngãi (Trang 25 - 31)

7. Tổng quan tài liệu

1.2.1. Khái niệm và bản chất của xếp hạng tín dụng nội bộ

a. Khái niệm

Hiện nay, có nhiều khái niệm về xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm (credit rating).

Theo Ủy ban chứng khoán và trao đổi Hoa Kỳ (SEC), “Xếp hạng tín dụng phản ánh ý kiến của tổ chức xếp hạng, tại một ngày cụ thể, về mức độ

tín nhiệm của một công ty, một chứng khoán hay một nghĩa vụ”. Trong khi đó, theo tổ chức quốc tế của các hội đồng chứng khoán (IOSCO) và Ủy ban của các nhà lập pháp về chứng khoán Châu Âu (CESR), “Xếp hạng tín dụng là ý kiến về mức độ tín nhiệm đối với một tổ chức, một cam kết tín dụng, một chứng khoán nợ hoặc một chứng khoán giống nhƣ chứng khoán nợ hoặc về các tổ chức phát hành các khoản nợ vừa kể, đƣợc biểu hiệu bằng một hệ thống xếp hạng thống nhất và có trật tự xếp hạng tín dụng không phải là những khuyến cáo của tổ chức xếp hạng về việc mua, bán hoặc nắm giữ các chứng khoán”.

Trong khi các định nghĩa trên đƣa ra một bức tranh toàn diện về xếp hạng tín dụng, có một số định nghĩa khác về xếp hạng tín dụng do chính các tổ chức xếp hạng đƣa ra. Chẳng hạn, Standard and Poor’s cho rằng “Xếp hạng tín dụng của Standard and Poor’s là ý kiến về mức độ tín nhiệm tổng quát của một tổ chức phát hành nợ, hoặc là mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành nợ liên quan đến một chứng khoán nợ cụ thể hoặc các khoản cam kết tài chính khác, dựa trên các yếu tố rủi ro liên quan”. Trong khi đó, theo công ty Moody, “Xếp hạng tín dụng của Moody là những ý kiến đánh giá độc lập về RRTD. Đó là đánh giá về khả năng và sự thiện chí của một tổ chức phát hành các trái phiếu có thu nhập cố định về việc thực hiện đầy đủ và dúng hạn các khoản thanh toán gắn liền với chứng khoán phát hành.” Còn theo Fitch, “Các xếp hạng tín dụng cung cấp một ý kiến về khả năng tƣơng đối về khả năng thực hiện các cam kết tài chính của một tổ chức… Chúng đƣợc các nhà đầu tƣ sử dụng nhƣ là những dấu hiệu về khả năng thu hồi các khoản theo các thỏa thuận khi đầu tƣ… Tùy theo cách sử dụng, các xếp hạng tín dụng đƣa ra các “thƣớc đo tham chiếu” về xác suất RRTD cũng nhƣ kỳ vọng tƣơng đối về tổn thất do vỡ nợ (Loss given default).

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau, tất cả các định nghĩa của ba tổ chức xếp hạng lớn đều có một điểm chung là xếp hạng tín dụng là một ý kiến về việc liệu một bên đi vay sẽ thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng hạn và đầy đủ. Sợi chỉ xuyên suốt các khái niệm trên là xếp hạng tín dụng liên quan đến RRTD và đặt tổ chức hoặc các chứng khoán đƣợc xếp hạng lên một hệ thống các thang đo, từ mức có khả năng vỡ nợ thấp nhất đến mức có khả năng vỡ nợ cao nhất.

Bên cạnh việc xếp hạng tín dụng thƣờng do các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, có uy tín thực hiện, việc xếp hạng tín dụng cũng có thể do chính bên cho vay tiến hành, gọi là xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong bối cảnh này xếp hạng tín dụng đƣợc hiểu là đánh giá hiện thời về chất lƣợng tín dụng đƣợc xem xét trong hoàn cảnh hƣớng về tƣơng lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng có thể thanh toán gốc và lãi vay đúng hạn của tổ chức, DN đƣợc xếp hạng. Khác với kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc đơn vị xếp hạng sử dụng riêng, không đƣợc công bố công khai và không thể so sánh ngang tầm về chất lƣợng với kết quả của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Tuy khác nhau về khái niệm, chất lƣợng của kết quả xếp hạng, bản chất xếp hạng tín dụng nội bộ là đo lƣờng mức độ RRTD. Từ đó, giúp cho các NHTM chủ động trong việc ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro có thể phát sinh và đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

b. Mục đích xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

- Đo lường rủi ro tín dụng:

+ Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Có thể nói rủi ro đƣợc xem nhƣ là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của NHTM trên thị trƣờng. Rủi ro

trong hoạt động tín dụng còn đƣợc nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.

+ Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay nhƣ: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp.

+ Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống NHTM. Trong xu thế đó, XHTDNB là một kỹ thuật ngày càng đƣợc chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả XHTDNB đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn.

- Lựa chọn khách hàng cho vay: Lựa chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đƣa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả đƣợc nợ. Do đó, hầu hết các NHTM căn cứ vào kết quả XHTDNB để lựa chọn khách hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay.

- Hỗ trợ phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lỷ rủi ro: Theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống XHTDNB để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Việc hỗ trợ của hệ thống tín dụng nội bộ đƣợc thể hiện ở chỗ kết quả XHTDNB

khách hàng của hệ thống XHTDNB sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro.

- Xây dựng và thực thi chính sách khách hàng có phân biệt: Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm:

+ Chính sách cấp tín dụng: Đảm bảo cam kết cho vay theo mức độ xếp hạng và cung cấp dịch vụ khách hàng hoặc cho vay có tài sản bảo đảm hoặc không bảo đảm.

+ Chính sách lãi suất: Áp dụng nhiều mức khác nhau dựa trên mức xếp hạng của doanh nghiệp.

+ Chính sách tài sản bảo đảm tiền vay: Hệ số cho vay trên tài sản bảo đảm theo loại xếp hạng.

+ Chính sách các loại phí: Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ đƣợc ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn.

+ Thiết lập các điều khoản hạn chế trong hợp đồng tín dụng.

c. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Chất lƣợng của quyết định tín dụng phụ thuộc vào từng đối tƣợng vay hoặc từng giao dịch, đối tƣợng xếp hạng có thể là từng đối tƣợng khách hàng hoặc từng khoản vay hoặc kết hợp cả hai.

Việc xếp hạng tín dụng có thể là theo phƣơng thức từng thời điểm (point – in-time) hoặc thông qua phƣơng pháp toàn bộ chu kỳ (through the Cycle). Về cơ bản phƣơng pháp từng thời điểm dùng để xếp hạng đối tƣợng đi vay căn cứ vào các điều kiện hiện hành tại thời điểm xếp hạng. Ngƣợc lại nếu dùng phƣơng pháp chu kỳ ngƣời ta chủ yếu tính đến khả năng xuất hiện sự

kiện xấu vì các điều kiện dài hạn và các chiến lƣợc tài chính có thể làm thay đổi hạng tín dụng.

Trong quá trình xếp hạng, có rất nhiều nhân tố rủi ro đƣợc xem xét và đánh giá bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro công nghiệp (hay rủi ro kinh doanh), rủi ro quản trị và các yếu tố rủi ro khác. Rủi ro tài chính đƣợc thể hiện bằng nhiều thƣớc đo dƣới dạng các hệ số tài chính, đƣợc tính toán từ các báo cáo tài chính của đối tƣợng đƣợc xếp hạng. Rủi ro công nghiệp ám chỉ những nhân tố rủi ro gắn với ngành công nghệp mà các DN hoạt động trong ngành đó bị tác động nhƣ: mức độ cạnh tranh, công nghệ, nhãn hiệu… Rủi ro quản trị là loại rủi ro gắn liền với kinh nghiệm chuyên môn của quản lý, các nguyên tắc tài chính của bên đi vay.

Hầu hết các mô hình xếp hạng tín dụng đều đƣợc sử dụng cả thông tin định tính, thông tin định lƣợng và đều có tiêu chuẩn để so sánh. Trong khi hầu hết các thông tin định lƣợng là số liệu trên các báo cáo tài chính, thông tin định tính có thể là các yếu tố thuộc về quản lý, ngành công nghiệp hoặc thông tin về các giải trình tài chính… Trên thực tế quyết định xếp hạng cuối cùng không dựa vào một mô hình cứng nhắc nào mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác.

Việc xếp hạng tín dụng cần có các thang đo cụ thể, chia thành nhiều cấp độ để phân loại rủi ro từ thấp đến cao vì đây là công cụ hữu hiệu để phản ánh sự khác nhau về mức độ rủi ro của toàn bộ danh mục tín dụng, giúp ngân hàng định giá các khoản cho vay, tạo điều kiện quản trị RRTD và giúp mô hình hóa rủi ro của mỗi danh mục.

Kết quả xếp hạng tín dụng cần phải đƣợc đánh giá lại định kỳ và trong suốt quá trình cho vay. Việc giám sát đƣợc thực hiện trên nhiều khía cạnh: ngƣời giám sát là ngƣời cấp tín dụng, cấp mới các khoản vay, định kỳ hoặc

bất thƣờng… Trong một số trƣờng hợp, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ đƣợc đối chiếu với kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh quảng ngãi (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)