Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng

kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tƣợng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng DN tại thời điểm xếp hạng tín dụng.

Việc XHTD khách hàng doanh nghiệp là một quá trình, nó bắt đầu từ khi xác định mục đích nghiên cứu đến việc thu thập, xử lý thông tin trong quá trình quản lý và đánh giá chất lƣợng thông tin thông qua quá trình sử dụng. Từ những thông tin thu thập kết hợp phƣơng pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích đánh giá của ngân hàng làm rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về ngu n lực, tiềm năng, lợi thế kinh doanh cũng nhƣ rủi ro tiềm ẩn về khả năng trả nợ của doanh nghiệp để các NHTM kịp thời đƣa ra quyết sách phù hợp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

1.2.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp doanh nghiệp

- XHTD doanh nghiệp là cơ sở quản trị RRTD

Vấn đề rủi ro tín dụng và hậu quả của nó luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Yêu cầu đặt ra với các ngân hàng là phải đo lƣờng đƣợc rủi ro và đƣa ra các giải pháp nhằm kiểm soát. Điều này đƣợc thực hiện thông qua việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng. Trong đó, công tác xếp hạng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cả trƣớc và sau khi cấp tín dụng.

+ Đánh giá và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trƣớc khi cấp tín dụng

17

Khi doanh nghiệp đề nghị vay vốn, ngân hàng dựa trên ngu n thông tin thu thập đƣợc về DN, thực hiện phân tích các yếu tố định lƣợng và định tính để đo lƣờng khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của DN. Số liệu phân tích là cơ sở để XHTD các doanh nghiệp và kết quả xếp hạng là một trong các căn cứ quan trọng để đƣa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Đ ng thời, dựa vào mức xếp hạng để áp dụng các chính sách tín dụng thích hợp. Nhƣ vậy, kết quả XHTD doanh nghiệp trƣớc khi phê duyệt tín dụng là một trong các cơ sở để ngân hàng đƣa ra quyết định tín dụng, định giá khoản vay, áp dụng chính sách tín dụng thích hợp nhằm giới hạn và giảm thiểu RRTD.

+ Tái xét đánh giá và XHTD doanh nghiệp định kì

Trong quá trình diễn ra quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, định kì ngân hàng phải tiến hành phân tích khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp cho ngân hàng về các khoản đã cho vay, dựa trên ngu n thông tin thu thập đƣợc về doanh nghiệp đi vay từ lúc phát tiền vay cho đến thời điểm tái xếp hạng, nhằm đánh giá việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp trong hợp đ ng tín dụng, chú trọng đến những vi phạm hợp đ ng, từ đó so sánh, đánh giá sự thay đổi RRTD so với ban dầu. Qua đó, có thể điều chỉnh mức hạng của doanh nghiệp. Đ ng thời, là cơ sở để đƣa ra giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây RRTD. Nếu RRTD thay đổi theo chiều hƣớng tăng, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải bổ sung vốn tự có hoặc tăng tài sản thế chấp hoặc yêu cầu bảo lãnh hoặc cùng doanh nghiệp tìm biện pháp giải quyết khó khăn để tăng khả năng trả nợ…..

Nhƣ vậy, tái xếp hạng doanh nghiệp đi vay theo định kì, để xem xét sự thay đổi rủi ro so với ban đầu, nhằm đƣa ra những biện pháp thích hợp có hiệu quả giảm thiểu nguy cơ gây ra RRTD. Từ đó, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho ngân hàng, mở rộng và đa dạng hoá hình thức tài trợ… Và điều này

18

đặc biệt có ý nghĩa trong xu hƣớng cho vay tín chấp ngày càng gia tăng, giúp ngân hàng lựa chọn những khách hàng tốt để cho vay và là cơ sở để các doanh nghiệp soi lại mình, từ đó có hƣớng vƣơn lên tốt hơn.

+ XHTD doanh nghiệp khi không hoàn trả nợ đúng hạn.

Doanh nghiệp không hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn, tức xuất hiện khoản nợ quá hạn. Việc XHTD doanh nghiệp không hoàn trả nợ đúng hạn là cơ sở để xác định mức tổn thất tín dụng hoặc đƣa ra các biện pháp để giảm tổn thất cho ngân hàng.

Tóm lại: thực hiện XHTD doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn rủi ro.

- XHTD doanh nghiệp cung cấp chuỗi thông tin của DN là cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, và có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa rủi ro thấp, đem lại hiệu quả tối ƣu. Nếu không sẽ dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng, do khách hàng sẽ tìm đến vay ngân hàng khác hoặc tìm ngu n tài trợ ngoài ngân hàng. Muốn có quyết định nhanh và chính xác, ngân hàng phải dự đoán tƣơng đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của ngân hàng về doanh nghiệp trong cả quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy, để nhận biết đƣợc những dấu hiệu đó qua một quá trình, chứ không phải một thời điểm và kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp qua chuỗi thời gian sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu kể trên.

- XHTD doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng.

19

Trên cơ sở điểm số, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức vay, thời hạn tín dụng cho phù hợp. Đ ng thời cũng xây dựng chính sách tín dụng tƣơng ứng với mỗi loại khách hàng. Đối với doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ƣu đãi: cho vay với lãi suất thấp, số lƣợng cho vay nhiều hơn, điều kiện cho vay đƣợc nới lỏng, hay áp dụng hình thức cho vay tín chấp… Ngƣợc lại, đối với doanh nghiệp có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp, cũng đ ng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng RRTD xảy ra.

- XHTD doanh nghiệp góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của NH.

Khi cấp tín dụng, NHTM phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng nguyên tắc cho vay, g m hai nguyên tắc chính:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đ ng tín dụng.

+ Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đ ng tín dụng.

Các nguyên tắc cho vay đƣợc thể hiện cụ thể trong hợp đ ng tín dụng. Việc XHTD khách hàng doanh nghiệp đƣợc tiến hành trƣớc khi cấp tín dụng (tức trƣớc hợp đ ng tín dụng đƣợc thiết lập) và việc tái xét xếp hạng đƣợc tiến hành theo định kì (tức sau khi hợp đ ng tín dụng đã đƣợc kí kết), dựa trên cơ sở phân tích khả năng và thiện chí trả nợ ngân hàng, với mục đích hạn chế RRTD. Đây là biện pháp nhằm thực hiện tốt nguyên tắc cho vay của ngân hàng, đặc biệt là nguyên tắc “Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đ ng tín dụng”.

- XHTD khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính.

20

Theo Điều 11 Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nợ theo phƣơng pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro” và “trình Ngân hàng Nhà nƣớc”, cụ thể nhƣ sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao g m: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu h i đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao g m: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng thu h i đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

c) Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao g m: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không có khả năng thu h i nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao g m: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao g m: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không còn khả

21

năng thu h i, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Đấy là việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, khác với việc phân loại trƣớc đây chỉ dựa trên tuổi của các khoản nợ. Việc phân loại các khoản nợ này phải dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng về doanh nghiệp vay vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt – chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)