7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
hàng doanh nghiệp
Công tác xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại là một quá trình đƣợc thực hiện từ khâu tổ chức công tác xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp; thu thập và xử lý thông tin; tiến hành xếp hạng và đƣa ra kết quả; sử dụng kết quả; đến khâu kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh.
Nội dung công tác xếp hạng tín dụng ở các ngân hàng thƣơng mại khác nhau là có khác nhau. Nhƣng nhìn chung g m các bƣớc cơ bản nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện công tác XHTDNB KHDN a. Tổ chức thực hiện công tác XHTDNB đối với doanh nghiệp
Công tác tổ chức thực hiện bao g m việc ban hành các quy định, quy trình thực hiện theo từng công đoạn, phân công thực hiện công tác xếp hạng cho từng cá nhân, đơn vị gắn với từng công đoạn. Để thực hiện tốt việc này, ngân hàng phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản:
- Đối với các đơn vị đƣợc phân công soạn thảo văn bản, quy định về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp:
+ Ban hành quy định về căn cứ, nguyên tắc, phƣơng pháp, đối tƣợng, Tổ chức TH công tác XHTD Thu thập và xử lý thông tin Tiến hành xếp hạng và đƣa ra kết quả Sử dụng kết quả XHTD DN Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh
22
phạm vi áp dụng và mục đích… của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.
+ Quy định về quy trình, trình tự thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm thực hiện cho từng cá nhân, tập thể thực hiện công tác này theo từng khâu, từng bƣớc, từng công đoạn thực hiện.
+ Quy định về định kỳ, tần suất thực hiện công tác XHTD nội bộ.
+ Xây dựng, ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp với những chỉ tiêu chấm điểm đƣợc thiếp lập sẵn có, dùng để thực hiện chấm điểm, xếp hạng tự động phục vụ khâu chấm điểm, xếp hạng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đƣợc thực hiện tự động, nhanh chóng, chính xác.
+ Rà soát, kiểm tra, đánh giá, cập nhật công tác xếp hạng tín dụng nội bộ: định kỳ tiến hành rà soát, kiểm tra kết quả thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ qua các khâu của quá trình thực hiện các nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Đối với các cá nhân, đơn vị đƣợc phân công theo từng công đoạn thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, phải triển khai thực hiện tốt công tác xếp hạng theo từng quy định, quy trình đã đƣợc ngân hàng xây dựng và ban hành.
b. Thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin
CVTD tiến hành thu thập thông tin từ chính doanh nghiệp, từ các cơ quan thông tin tín dụng công và tƣ; từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Bộ và các sở kế hoạch đầu tƣ), trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo, tổng cục thống kê, bộ tài chính, cơ quan thuế, toà án… và các ngu n thông tin khác nhƣ báo chí, internet…để phục vụ công tác XHTD nội bộ:
23
- Xác định ngành kinh tế: Đặc trƣng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trƣởng, về mức vốn đầu tƣ, cơ cấu chi phí, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế… Do đó, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng có tính đến yếu tố ngành để phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa thiết yếu. Hệ thống phân loại ngành kinh tế đó phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trƣờng pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế. Các NHTM có thể căn cứ theo cách phân loại của chính phủ hoặc tự đƣa ra một cách phân loại riêng cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, điều kiện của mình. Đa số các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành nghề chính: nông – lâm – ngƣ nghiệp, thƣơng mại - dịch vu, xây dựng, công nghiệp.
- Xác định quy mô: Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định nhiều đến vị thế cạnh tranh, khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ… của doanh nghiệp. Do đó, xác định quy mô doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình xếp hạng. Thông thƣờng, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ đƣợc đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp có quy mô lớn bởi chúng không có những ƣu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp này thƣờng chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm nên vị thế cũng bị đánh giá thấp hơn.
Quy mô của DN chia làm các loại sau: lớn, trung bình, nhỏ, siêu nhỏ; và sẽ đƣợc xác định trên cơ sở 4 chỉ tiêu:
+ Số lƣợng lao động bình quân
+ Doanh thu thuần
+ Vốn chủ sở hữu
+ Tổng tài sản
- Xác định loại hình sở hữu doanh nghiệp: DN nhà nƣớc, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, DN khác (bao g m DN tƣ nhân, Công ty hợp danh, Công
24
ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần có tỉ lệ vốn Nhà nƣớc chiếm dƣới 50% vốn điều lệ).
- Thu thập thông tin tài chính, thông tin phi tài chính: Để việc thu thập thông tin đƣợc khoa học, nhanh, gọn, chính xác, cán bộ ngân hàng cần nắm rõ các chỉ tiêu chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp mà ngân hàng đang áp dụng, để từ đó hạn chế tối đa việc thu thập dƣ thừa các thông tin không cần thiết hoặc thiếu thông tin cần thu thập.
+ Thông tin tài chính: căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính đƣợc sử dụng trong hệ thống phải có mối liên hệ thống kê với khả năng vỡ nợ của ngƣời vay.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu Ví dụ
Tính thanh khoản Khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu hoạt động Vòng quay vốn lƣu động, vòng quay hàng t n kho, vòng quay các khoản phải thu
Khả năng tạo lợi nhuận Lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số hoàn trả lãi vay.
Các nhân tố khác Tốc độ tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận
+ Thông tin phi tài chính: H sơ pháp lý của khách hàng; Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng; Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng với các ngân hàng khác (bao g m thời điểm hiện tại và lịch sử); Các nhân tố nhƣ: môi trƣờng nội bộ bên trong, môi trƣờng bên ngoài, xu hƣớng phát triển của khách hàng, triển vọng ngành,… có ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.
25
Việc đánh giá chỉ tiêu phi tài chính cần phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể vì thƣờng rất khó để đảm bảo tính khách quan và nhất quán. Do vậy, tiêu chuẩn đánh giá phải rõ ràng, khó có thể gây nhầm lẫn; đ ng thời các tiêu chuẩn đánh giá phải đƣợc lập thành văn bản có tính chất “khung” thật chi tiết để hƣớng dẫn thực hiện, tránh sự đánh giá chủ quan.
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu phi tài chính
Chỉ tiêu Ví dụ
Khả năng trả nợ Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ, khả năng trả nợ theo đánh giá của CVTD.
Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ của khách hàng
Trình độ năng lực, học vấn kinh nghiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp; môi trƣờng kiểm soát nội bộ, mối quan hệ với cơ quan hữu quan,…
Mối quan hệ với ngân hàng
Lịch sử quan hệ vay trả nợ với ngân hàng, tình hình nợ quá hạn, tỉ trọng chuyển doanh thu qua ngân hàng, mức độ sử dụng dịch vụ,…
Ngành Tiềm năng tăng trƣởng, mức độ biến động thị trƣờng, khả năng xuất hiện các sản phẩm thay thế,…
Đặc điểm của doanh nghiệp
Mối quan hệ với công ty mẹ, sự phụ thuộc nhà cung cấp đầu vào, ngƣời tiêu thụ sản phẩm đầu ra,…
Sau khi thu thập đƣợc thông tin, ngân hàng tiến hành xử lý, sàng lọc, hoàn thiện thông tin sẵn sàng cho việc tính điểm, xếp hạng:
- Thông tin sau khi thu thập, sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách cẩn thận, khoa học để đảm bảo thông tin xác thực, có độ tin cậy cao. Chẳng hạn, đối với các thông tin tài chính cần xem xét các khoản mục trên báo cáo tài chính của khách hàng xem có phản ánh đúng tình hình tài chính của khách hàng hay không,... Đối với các thông tin phi tài chính phải đảm bảo đƣợc cập
26
nhật chính xác và thời điểm thu thập thông tin là gần sát với thời điểm thực hiện xếp hạng khách hàng.
- Sau khi sàng lọc tất cả các thông tin, lựa chọn thông tin, cán bộ ngân hàng tiến hành loại bỏ những thông tin không cần thiết, hoặc thêm vào các thông tin cần bổ sung để đảm bảo cho việc nhập thông tin, dữ liệu vào hệ thống xếp hạng để chấm điểm, xếp hạng khách hàng đƣợc nhanh gọn và chính xác.
- Sau khi sàng lọc và hoàn thiện, cần đƣa thông tin vào lƣu trữ khoa học để làm cơ sở là dữ liệu lịch sử, phục vụ cho các kỳ xếp hạng tiếp theo trong tƣơng lai.
c. Chấm điểm, xếp hạng khách hàng
Sau khi thu thập, sàng lọc thông tin phục vụ công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. CVTD tiến hành:
- Nhập dữ liệu, thông tin vào hệ các chỉ tiêu chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện việc tính điểm, xếp hạng khách hàng. Việc chấm điểm, xếp hạng dựa trên cơ sở các thông tin tài chính và phi tài chính đã thu thập đƣợc của các doanh nghiệp, đối chiếu chúng với những tiêu chuẩn đã đƣợc xây dựng trong hệ thống xếp hạng cho mỗi loại khách hàng, tƣơng ứng với từng ngành nghề kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp để cho điểm từng chỉ tiêu. Sau khi tính điểm tổng hợp, xác định đƣợc kết quả xếp hạng, sẽ trình duyệt cho ngƣời kiểm soát (phụ trách bộ phận phòng tín dụng) để xem xét phê duyệt.
- Phê duyệt kết quả xếp hạng: ngƣời kiểm soát đƣợc phân công căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng của cán bộ (thông thƣờng là chuyên viên tín dụng) đƣợc phân công căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng của cán bộ trình duyệt, sẽ quyết định:
27
+ Từ chối phê duyệt kết quả xếp hạng khách hàng (nếu không đ ng ý) và yêu cầu cán bộ chấm điểm, xếp hạng thực hiện lại việc xếp hạng khách hàng đảm bảo tính chính xác.
d. Sử dụng kết quả xếp hạng
Kết quả XHTD doanh nghiệp thƣờng không công bố rộng rãi vì nhiều lý do, NHTM sẽ căn cứ vào kết quả đó để đƣa ra các quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, không cho vay, hay thu h i nợ… Việc sử dụng kết quả xếp hạng có ảnh hƣởng đến lợi ích của doanh nghiệp vay vốn nên NHTM phải có chiến lƣợc kịp thời đối phó với những phản ứng không thuận chiều từ phía các doanh nghiệp.
- Phục vụ thực hiện chính sách khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng
+ Kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc sử dụng là một trong các căn cứ để đƣa ra quyết định tín dụng đối với từng nhóm khách hàng: thiết lập hạn mức dựa trên hạng đƣợc xếp (mở rộng hạn mức/ hạn chế cho vay), thiết lập phạm vi thẩm quyền phê duyệt các khoản vay căn cứ theo xếp hạng, đơn giản hóa quá trình kiểm tra khoản vay đối với khách hàng đƣợc xếp hạng cao,…
+ Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp cho ngân hàng giám sát đƣợc toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý, chính xác nhất chất lƣợng tín dụng và mức độ rủi ro (tổn thất) theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế. Phân tích đƣợc lợi nhuận của các dòng sản phẩm và đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lƣợc trong hoạt động tín dụng đạt chất lƣợng cao.
+ Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng,….) sẽ đƣợc xây dựng một cách đ ng bộ, rõ ràng, chi tiết, nhờ đó mà chi phí quản lý cũng sẽ đƣợc tiết kiệm hơn.
28
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
+ Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là căn cứ để ngân hàng thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định.
+ Ngân hàng căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
+ Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ trợ giúp cho ngân hàng tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực kế toán quốc tế, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
e. Kiểm tra đánh giá, cập nhật công tác xếp hạng
Để đảm bảo kết quả xếp hạng khách hàng phản ánh kịp thời, thực tế và hợp lý mức độ rủi ro, công tác xếp hạng sẽ đƣợc thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, xem xét, đánh giá trên phạm vi toàn NH thông qua các nội dung sau:
- Ngân hàng phải có phƣơng pháp phân công đánh giá, chính sách thƣởng phạt hợp lý đối với những ngƣời tham gia đánh giá để có thể hạn chế ý kiến chủ quan của ngƣời đánh giá do nảy sinh những mâu thuẫn về lợi ích.
- Rà soát việc thực hiện xếp hạng khách hàng của Cán bộ chấm điểm đối với các khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập bởi lãnh đạo phòng Xếp hạng và cán bộ phòng quản lý rủi ro.
- Định kỳ đánh giá lại kết quả xếp hạng tùy vào thời gian quy định của mỗi ngân hàng để đảm bảo độ chính xác và công bằng. Nếu đánh giá và chấm điểm lại khách hàng ở hạng khác so với ban đầu thì ngân hàng có thể điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại, phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của khách hàng.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
a. Khối lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
29
- Tỷ lệ số doanh nghiệp đƣợc xếp hạng/Tổng số khách hàng doanh nghiệp.
- Kỳ xếp hạng/số lần xếp hạng doanh nghiệp trong một năm.
Thông qua việc đo lƣờng sự tăng trƣởng theo thời gian của các tiêu chí trên NH có thể đánh giá kết quả của công tác XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp. Riêng đối với tiêu chí số lần xếp hạng DN thì NH sẽ so sánh với quy định hiện hành để đánh giá kết quả công tác XHTD.
b. Chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
Đƣợc đánh giá qua mức độ chính xác của kết quả xếp hạng. Để đánh giá mức độ chính xác của kết quả XHTDNB phải so sánh, đối chiếu kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của từng nhóm khách hàng đƣợc xếp hạng với mức độ rủi ro cụ thể trong thực tế của từng nhóm khách hàng đƣợc xếp hạng.
c. Mức độ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phục vụ cho hoạt động quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tiêu chí này đánh giá ngân hàng đã sử dụng kết quả XHTDNB của ngân hàng nhƣ thế nào? Ngân hàng đã sử dụng kết quả XHTDNB cho những nội dung gì? Mức độ thiết thực của kết quả XHTDNB đối với hoạt động quản