Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi kể chuyện diễn cảm (Trang 25 - 27)

* Kết quả đạt được

5.1 Đối với bản thân:

Sau 1 năm thực hiện đề tài tôi cũng cảm thấy tự tin hơn, tôi đã biết cách tổ chức hoạt động theo từng tuần, từng tháng, dẫn dắt trẻ đến với câu chuyện, cách kể chuyện diễn cảm gây hứng thú cho trẻ và đạt kết quả cao.

Tôi đã có thêm kinh nghiệm xây dựng, tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ ở tất cả các tháng. Đồng thời khi tổ chức hoạt động góc, hoạt động ngoài trời … cho trẻ, tôi đã linh hoạt hơn trong việc lồng ghép và tích hợp nội dung bài học một cách khoa học giúp trẻ hứng thú với hoạt động hơn.

Khi dạy tôi luôn tổ chức các hoạt động tích hợp trong các tiết dạy như trò chơi dân gian và hát dân ca và các bộ môn âm nhạc, khám phá khoa học, thể dục…

Tôi còn tự làm thêm các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, hướng dẫn trẻ cùng làm ra các nhân vật, các mô hình đơn giản để cô trò cùng nhau kể truyện diễn cảm, để trẻ hứng thú với câu chuyện mà nhân vật là do chính trẻ làm ra.

Đặc biệt tôi nhận thấy việc thiết kế giáo án điện tử powerpoint thực sự là việc làm cần thiết trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Những hình ảnh động sắc nét, những âm thanh vui nhộn, những trò chơi hấp dẫn mà cô giáo xây dựng trên bài giảng điện tử không chỉ giúp cô giáo không phải chuẩn bị nhiều đồ dùng mà còn giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động.

5.2 Đối với trẻ:

Qua các biện pháp giúp trẻ rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm mà tôi thực hiện tôi thấy trẻ thích tham gia các hoạt động mà cô tổ chức và hứng thú với tiết kể chuyện hơn.

Cụ thể sau thời gian thực hiện các biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ sự tiến bộ của trẻ đã đạt được kết quả sau:

Bảng so sánh kết quả chất lượng trên trẻ sau khi thực hiện đề tài: Kết quả

Trước khi Sau khi thực So sánh TT Nội dung thực hiện đề hiện đề tài

tài

Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Tăng Giảm

(%) (%)

1 Trẻ hiểu nội dung 15/34 44,1 32/34 94,1 50% 1 câu chuyện

2 Số trẻ thuộc truyện

2 nhưng chưa biết thể 12/34 35,3 2/34 5,9 29,4%

hiện

3 Số trẻ thuộc vài đoạn 15/34 44,1 2/34 5,9 38,2% 3 chuyện 4 Trẻ nhút nhát không 14/34 41,1 2/34 5,9 35,2% 4 tự tin 5 Trẻ có kỹ năng kể 4/34 11,8 26/34 74,4 64,6% 5 chuyện diễn cảm 6 Trẻ hứng thú tham 18/34 52,9 33/34 97 41,1% 6 gia vào hoạt động

7 Trẻ nói ngọng, diễn

7 đạt câu chưa mạch 20/34 59 2/34 5,9 53,1%

Theo bảng so sánh kết quả khảo sát từ trước và sau khi thực hiện đề tài ta có thể thấy rõ tỷ lệ trẻ hứng thú, hiểu nội dung của các tác phẩm văn học đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ kể lại được truyện cũng đã tăng lên. Đặc biệt việc kể chuyện diễn cảm là rất khó, đòi hỏi trẻ phải rất chú ý và rất sáng tạo thì mới có thể làm được nhưng tỷ lệ trẻ kể chuyện diễn cảm cũng đã tăng lên. Điều này chứng tỏ các biện pháp giúp trẻ có kỹ năng kể chuyện diễn cảm mà cô thực hiện đã đem lại hiệu quả cao.

Theo bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài thì đây là thành quả to lớn của đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm

cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” mà tôi đã thực hiện.

5.3 Đối với phụ huynh học sinh

Phụ huynh đã có sự quan tâm và phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc rèn trẻ có tính mạnh dạn tự tin, có kỹ năng trong hoạt động kể chuyện diễn cảm, Thuộc các nội dung câu chuyện, biết đóng vai làm các nhân vật trong chuyện hứng thú và yêu thích kể chuyện diễn cảm.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết luận: NGHIỆM 1. Kết luận:

Việc dạy trẻ có kỹ năng kể chuyện diễn cảm là một việc làm rất thiết thực, góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ và nhân cách con người cho trẻ. Tạo tiền đề tốt cho việc học tập sau này. Thấy được tầm quan trọng trong việc kể chuyện diễn cảm, tôi đã tìm tòi nghiên cứu Một số biện pháp rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi’’ đã tích cực học hỏi, áp dụng dạy trẻ

kể chuyện theo hướng đổi mới và thông qua các hoạt động, có sự kết hợp cùng các bậc phụ huynh, rèn trẻ cá biệt để đi đến thành công trong đề tài này.

Để rèn trẻ có giọng kể diễn cảm là. Cô giáo cần phải áp dụng các biện pháp thật linh hoạt và hữu ích. Không những thế, cô giáo và cha mẹ phải là tấm gương sáng, phải có chất giọng tốt để trẻ noi theo, luôn gần gũi với trẻ và dùng tình cảm của mình để lưu ý đến từng cá nhân nhưng không giáo dục rập khuôn, máy móc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi kể chuyện diễn cảm (Trang 25 - 27)