III: PHẦN KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài.
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động học tập. Với nguyên tắc tự giác và trách nhiệm thực hiện đã làm cho đứa trẻ cần biết tuân thủ yêu cầu mới của giáo viên. Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó là đối tượng học sinh lớp 3 năm đầu tiên học tập và sinh hoạt trong môi trường bán trú các em còn bỡ ngỡ rất nhiều đối với mọi hoạt động của nhà trường các em phải có nghĩa vụ phải học tập nghiêm túc để tiếp thu kiến thức và nhân cách làm người. Đối với các em khả năng chú ý, ý chí, ngôn ngữ và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế nên các em cũng cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn cụ thể, chu đáo, đều đặn hàng ngày của giáo viên chủ nhiệm, nhằm giúp trẻ kịp thời điều chỉnh cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn, hoàn thiện về nhân cách, đạo đức cá nhân để sớm giúp các em hình thành nhân cách tốt đẹp để bước vào bậc học cao hơn trong tương lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, kiến thức, lối sống cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường, lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu những kỹ năng sống đang còn rất bỡ ngỡ, đơn giản của các em. Mặt khác còn có những điều kiện khách quan khác như thiếu sự chăm sóc của gia đình, hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế, các yếu tố tâm lý khác… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và đạo đức xấu của các em. Cụ thể các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, chửi thề, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gổ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường …Chính vì vậy Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Người giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức mà phải quan tâm đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Lứa tuổi của các em rất dễ nhớ mà cũng rất nhanh quên. Vậy làm thế nào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Đó là vấn đề không đơn giản.
Xuất phát từ mục tiêu chung đó, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có thể nói “là khâu then chốt, quyết định” việc nâng cao chất lượng học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi / tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nội trú của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất quan trọng, vinh dự nhưng cũng dày công trong công tác.
Là người giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tôi luôn trăn trở làm thế nào để công tác chủ nhiệm mang lại hiệu quả tốt. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy. Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ cũng vậy, các em đạt được kết quả giáo dục toàn diện thì chính các em cũng phải yêu thích việc học của mình. Để đạt được điều đó trước hết các em phải thích học, những học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi đến lớp, có vui mới học được tốt. Tôi rất mong muốn học trò mình là con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em trở thành người công dân có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó về bản thân tôi mong muốn mình là người được đồng nghiệp tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng và giáo dục của huyện Lệ Thủy nói chung. Tôi luôn suy nghĩ “ làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Từ những băn khoăn lo lắng trên tôi quyết định chọn viết đề tài: “Một số giải pháp giáo dục đạo
đức học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 3”.