III: PHẦN KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài.
10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo,
2.2.3. Giải pháp 3 Xây dựng tập thể lớp học hiệu quả.
Xây dựng tập thể học sinh là dấu hiệu đầu tiên của công tác chủ nhiệm lớp học hiệu quả.
Đối với học sinh lớp 3 xây dựng được một tập thể học sinh có phong trào học tập tốt, có nề nếp tốt, phong trào thi đua sôi nổi là đã kết hợp được phương pháp quản lý thành công. Cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô và trò giữa các thành viên trong nhóm học tập, giữa các nhóm với nhau cùng thực hiện những hoạt động chung của lớp, không để tình trạng các cá nhân học, chơi tự phát ngoài các hoạt động, không hòa đồng với hoạt động tập thể.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tạo sự đồng đều, mỗi nhóm phải đảm bảo nhiều đối tượng có học sinh chưa hoàn thành, học sinh hoàn thành tốt, HS ở địa bàn xa - gần, HS ngoan, HS cá biệt...Như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau.
Việc đầu tiên giáo viên xây dựng bộ máy Hội đồng tự quản, yếu tố quan trọng khi lựa chọn chủ tịch Hội đồng tự quản là những học sinh có đầy đủ tố chất, học lực hoàn thành tốt, xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể. Khi chọn Hội đồng tự quản, làm thế nào để mỗi địa bàn dân cư có một thành viên trong Hội đồng tự
quản. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể dễ nắm tình hình học sinh trong lớp thông qua các em.
Sau khi kiện toàn bộ máy Hội đồng tự quản, giáo viên chủ nhiệm tổ chức bồi dưỡng kĩ năng làm việc. Để kịp thời phát huy, nhanh chóng đưa lớp đi vào hoạt động tập thể đoàn kết có nề nếp ngay trong 2, 3 tuần đầu của năm học. Trong quá trình hoạt động, năng lực tự quản của đội ngũ Hội đồng tự quản và từng HS sẽ được nâng cao. Việc làm này biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành tự quản lý của lớp học.
Khi được bồi dưỡng kĩ năng làm việc rồi thì bộ máy Hội đồng tự quản thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của từng ban như sau:
* Nhiệm vụ Ban học tập:
- Kiểm tra, báo cáo kết quả các bạn thực hiện bài tập ứng dụng. - Thu, phát sách vở và đồ dùng vào góc học tập; giữ gìn góc học tập. - Giúp đỡ, hướng dẫn các bạn gặp khó khăn trong học tập cùng tiến bộ. - Có thể hỗ trợ thầy cô điều hành hoạt động học tập của các bạn.
* Ban Thư viện:
- Hướng dẫn, nhắc nhở các bạn mượn sách, đọc sách, trả sách đúng quy định. - Hướng dẫn, nhắc nhở các bạn sắp xếp, bảo vệ thư viện trường, lớp gọn gàng, ngăn nắp.
- Giúp các bạn tự quản tốt các "tiết đọc sách".
* Ban VN-TDTT:
- Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi. - Tập luyện, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường.
- Tổ chức, điều hành các bạn tham gia các câu lạc bộ thể dục, thể thao, nghệ thuật.
- Giúp thầy cô tổ chức các sự kiện của lớp, trường.
- Quyền được học tập và rèn luyện đầy đủ.
- Quyền được đối xử công bằng, tôn trọng ,bình đẳng.
- Quyền được trợ giúp, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự.
- Báo cáo với thầy, cô phân xử, xử lý các tình huống, sự việc xảy ra trong lớp.
* Ban đối ngoại:
- Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, hợp tác, ứng xử tốt với học sinh lớp khác.
- Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, ứng xử tốt với thầy, cô giáo trong trường.
- Chào hỏi, giới thiệu về trường, lớp, các góc học tập, cô giáo, các bạn với khách.
* Ban Lao động vệ sinh
- Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vệ sinh thân thể, quy định về trang phục. - Nhắc nhở, đôn đốc các bạn quét dọn lớp, sân trường sạch sẽ; chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Nhắc nhở các bạn trật tự khi hoạt động tập thể, thu dọn ngăn nắp chỗ ngồi khi ra chơi và ra về.
- Tự quản các bạn trong lúc ăn bán trú, ngủ, nghỉ, vui chơi ở trường. - Theo dõi sức khỏe của các bạn, nếu bạn bị ốm thì báo với cô giáo.