Giải pháp 5 Nâng cao trách nhiệm trong học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hai (Trang 43 - 46)

III: PHẦN KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài.

10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo,

2.2.5. Giải pháp 5 Nâng cao trách nhiệm trong học tập.

Giá trị của nhiệm vụ học tập: Học sinh thực sự tham gia trong quá trình học tập, giáo viên cần tạo hứng thú giúp học sinh cố gắng lĩnh hội kiến thức, học sinh tin vào giá trị của việc học. Giáo viên phải chỉ dẫn rõ ràng tìm mọi cách để học sinh sáng tỏ nội dung bài học, giáo viên nhận xét rõ ràng, công minh tạo cơ hội để học sinh tìm các cách khác nhau để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Luôn khuyến khích, động viên, cởi mở nhưng kiên định, đặc biệt trong mô hình lớp học mới hiện nay chỉ đánh giá, nhận xét học sinh phụ thuộc vào chính sự cố gắng của học sinh nếu học sinh hoạt động nhóm giáo viên lần lượt đi từng nhóm để hỗ trợ, hãy chỉ ra những thành công cụ thể và những điều cần cố gắng hơn. Nói tóm lại nâng cao trách nhiệm học tập của học sinh là biện pháp đi kèm theo một hành vi tích cực và có tác dụng khuyến khích, những phần thưởng có thể là những lời khen mang tính tâm lý tình cảm... Những hình thức khen thưởng không chỉ dành cho kết quả học tập tốt mà còn dành cho sự tiến bộ, sự cố gắng trong học tập. Giáo viên càng trang bị cho mình sự giàu có về các biện pháp quản lý hành vi bao nhiêu thì càng làm chủ quá trình quản lý hành vi học tập bấy nhiêu. Tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp đúng lúc, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng luôn là bài toán hắc búa còn được bổ sung các dữ liệu thực tế để đạt được hiệu quả trong quá trình nâng cao trách nhiệm trong học tập quản lý lớp học, giờ học. 2.2.6. Giải pháp 6. Phối kết hợp với các lực lượng khác bàn biện pháp giáo dục.

* Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh :

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến phong trào lớp.

- Kết hợp với giáo viên nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi.

- Có kế hoạch khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ. - Phối hợp với giáo viên tổ chức Ngày hội học sinh tiểu học:

+ Hỗ trợ gian trưng bày sản phẩm, tổ chức các trò chơi, tổ chức hội chợ. - Phối hợp với giáo viên trang trí lớp học.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp các em tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xung quanh.

* Nhiệm vụ của giáo viên phụ trách phòng nội trú và quản sinh :

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lập thời gian biểu học tập và sinh hoạt ở khu bán trú phù hợp:

* Thời gian biểu ở khu bán trú học sinh là:

Thời gian Nội dung công việc

Từ 5 giờ đến 5 giờ 30 phút. Tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân. Từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ. Sắp xếp quân tư trang. Vệ sinh khu

nội trú.

Từ 6 giờ đến 6 giờ 30 phút. Ăn sáng. Từ 6 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút. Đến lớp học.

Từ 11 giờ đến đến 12 giờ Ăn trưa

Từ 12 giờ đến 13 giờ. Ngủ trưa

Từ 13 giờ đến 16 giờ. Đến lớp học.

Từ 16 giờ đến 17 giờ. Nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao. Từ 17 giờ đến 17 giờ 30 phút. Ăn tối

Từ 17 giờ 30 phút đến 19 giờ Tắm rửa, nghỉ ngơi, giải trí. Từ 19 giờ đến 21 giờ Ôn bài tại khu bán trú

Từ 21 giờ. Đi ngủ.

Những việc làm trên giúp các em dần có thói quen làm việc một cách khoa học, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Để thực hiện điều này tốt nhất thì cần bầu ra trưởng phòng nội trú, giao nhiệm vụ cho trưởng phòng kiểm tra và hằng ngày trưởng phòng, giáo viên phụ trách phòng và quản sinh báo lại cho giáo viên chủ nhiệm.

- Trong tổ chức hoạt động: Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác để kết nạp Đội, Chương trình rèn luyện đội viên, phát động phong trào thi đua, đội cờ đỏ…

Giáo viên Tổng phụ trách đội cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động sinh hoạt Đội, Sao, ngoại khóa, theo chủ đề, chủ điểm nhân dịp các ngày lễ, tết... Thông qua các hoạt động đó hình thành cho học sinh những kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, bao gồm các kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó với căng thẳng... giúp các em biết vận dụng, thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cũng như biết tự trọng, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và tập thể; có hứng thú, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động tập thể của lớp, trường.

* Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:

Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp để tổ chức giáo dục học sinh có kết quả tốt nhất.

Trước hết giáo viên bộ môn cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hình thức học tập ngoại khóa, trao đổi về phương pháp học tập…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục ngoại khóa, theo chủ đề, chủ điểm nhân dịp những ngày lễ truyền thống.

- Giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh, nhận xét, ghi học bạ

- Giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời.

Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp.

- Giáo viên bộ môn trong mỗi tiết học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định học tập của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để có biện pháp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm.

- Giáo viên bộ môn phải trực tiếp xử lý những học sinh vi phạm nội quy trong giờ học của mình. Một số trường hợp cần thông báo với giáo viên chủ nhiệm và mời phụ huynh học sinh để trao đổi, bàn biện pháp kết hợp giáo dục.

- Giáo viên bộ môn cần nắm bắt các thông tin từ giáo viên chủ nhiệm sau mỗi lần họp phụ huynh nhằm kịp thời nắm bắt ý kiến để có hướng điều chỉnh trong việc giáo dục học sinh.

Ngoài ra còn động viên, khuyến khích các em trong lớp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi những bạn bị ốm trong lớp. Được động viên đúng mức kịp thời để các em phấn khởi, tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác.

Ngoài khâu tổ chức lớp tốt và vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng còn giáo dục các em tuân theo luật lệ an toàn giao thông. Đồng thời giáo dục cho các em đức tính “ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ dạy.

Ví dụ: Các em nhặt được bút, vở, thậm chí cả tiền,... các em đều đưa cho cô chủ nhiệm hoặc cô tổng phụ trách để trả lại cho bạn mất.

Duy trì sĩ số lớp: Để bảo dảm duy trì được sĩ số lớp thì người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó khăn, gian khổ, thường xuyên làm công tác tư tưởng và động viên học sinh đến lớp học.

Về mặt năng lực, phẩm chất: bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh, từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)