8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Tác động từ yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giáo dục học sin hở các trường
trung học cơ sở hiện nay
Hiện nay, để phát triển GD&ĐT, ngành Giáo dục đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trong đó chú trọng giáo dục KNGT, đây là yếu tố nền tảng quan trọng nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện để có thể bước vào học tập ở bậc học cao hơn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã từng bước xác định đa dạng hóa chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng tăng cường giáo dục KNGT. Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 29/NQ-TW đã xác định: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [21].
Từ những vấn đề trên cho thấy, những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giáo dục học sinh ở các trường THCS hiện nay đã tác động không nhỏ đến quản lý giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS. Nó tác động làm cho các nhà trường cần chủ động đổi mới toàn diện quá trình giáo dục, trong đó hướng tới coi trọng giáo dục KNGT cho học sinh. Trong đó, tập trung nhất vào việc chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNGT nhằm hướng tới giúp cho học sinh có kiến thức, kỹ năng toàn diện để có thể thích ứng với cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng phù hợp với từng lứa tuổi.