8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới vấn đề quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động KNGT cho học sinh THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS.
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm như khái niệm KNGT, hoạt động giáo dục KNGT, quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh các trường THCS.
Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu liên quan đến khía cạnh chính của đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Thông qua trao đổi với giáo viên, CBQL của các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm tìm hiểu về:
- Thực trạng hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
Qua đó để khẳng định kết quả của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đồng thời, khai thác sâu hơn các nội dung của hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
* Phương pháp quan sát
Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như hành đồng, cử chỉ, cách nói năng… Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong điều kiện tự nhên của con người. Phương pháp này được thể hiện bằng việc quan sát hoạt động
giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở một số trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Nội dung của phiếu hỏi: Đây là phương pháp chính để nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Cách thức tiến hành:
- Mục đích cụ thể: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thông qua nhận thức, nội dung, lựa chọn hình thức, phương tiện, điều kiện giáo dục KNGT cho học sinh THCS ở các trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thông qua: Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, điều kiện giáo dục KNGT cho học sinh THCS ở các trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Chúng tôi xây dựng, hoàn thiện 2 mẫu phiếu điều tra dành cho giáo viên, CBQL và học sinh. Đồng thời, tiến hành điều tra đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS của các trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Nguyên tắc điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này cho phép thu thập thông tin trên phổ rộng với số lượng khách thể lớn, do vậy có thể rút ra những kết luận với độ tin cậy cao.
Cách thức tiến hành:
Đề tài sử dụng hệ số α của Cronbach – là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục trong thang đo tương quan với nhau để đánh giá độ tin cậy của các items. Điểm của item > 0.3 thì đủ độ tin cậy và có thể dùng được.
Trên cơ sở phiếu thăm dò thu về chúng tôi xây dựng, hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và tiến hành khảo sát đối với giáo viên, CBQL ở 6 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể. Số phiếu phát ra là 300 phiếu (trong đó 100 phiếu của giáo viên, CBQL, 200 phiếu của học sinh 6 trường ở các trường THCS huyện Ba Bể).
* Kết quả xử lý số liệu cho kết quả sau:
Câu 1: Đánh giá về việc lựa chọn các KNGT được giáo viên, CBQL sử dụng trong hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha =0.55
Câu 2: Đánh giá các phương pháp giáo dục KNGT cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.50
Câu 3: Đánh giá về KNGT của học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.59
Câu 4: Đánh giá về kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.58
Câu 5: Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNGT cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.74
Câu 6: Đánh giá mức độ chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục KNGT cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.60
Câu 7: Đánh giá mức độ lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục KNGT thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.54
Câu 8: Đánh giá mức độ quản lý các phương tiện, điều kiện giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS, có độ tin cậy Cronbach Alpha = 0.62
Kết quả thu được từ độ tin cậy Cronbach Alpha nằm trong khoảng từ 0.50 – 0.74. Cho thấy, bảng hỏi đủ độ tin cậy và có thể dùng để phân tích.
2.2.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Cụ thể: - Tính số trung bình cộng: n xi X = i 1 n Trong đó: + X : Số trung bình cộng
n
xi
+ i1
+ n: số khách thể được nghiên cứu - Tính số phần trăm:
% = m n 100 Trong đó:
+ m: Số lượng khách thể trả lời + n: Số lượng khách thể nghiên cứu