Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải long hải trên thị trường hà nội (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu đề tài khóa luận

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

- Về nguồn nhân lực: Mặc dù công tác nhân sự được công ty trú trọng nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: công ty thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi, công nhân tay nghề cao, cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức về ngoại ngũ, chưa có sự sáng tạo, trình độ nhân công không đồng đều, khả năng tiếp cận với công nghệ mới cần tốn nhiều thời gian ảnh hưởng tới tiến trình thi công. Đội ngũ cán bộ quản lí còn nhiều hạn chế, chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện khác nhau và khá chậm trong việc sử dụng phầm mềm hỗ trợ và công nghệ thông tin. Các cán bộ chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt cơ hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về công ty còn chậm, nhất là giá cả vật tư đầu vào, thông tin từ các đối thủ, gây khó khăn cho công ty trong việc đề ra chiến lược cạnh tranh.

- Về thiết bị: Hoạt động trên lĩnh vực xây dựng và vận tải do đó cần rất nhiều máy móc

thiết bị, hơn nữa vận chuyển và thi công nhiều khiến tuổi thọ máy móc không cao, tốn nhiều chi phí để sửa chữa, bảo trì, khấu hao ,... điều này gây khó khăn cho công ty khi thi công nhưng công trình lớn cần nhiều máy móc và thời gian thi công dài, ảnh hưởng nhiều

đến chất lượng và hiệu quả thi công. Đồng thời làm tăng giá thành và thời gian thi công, dẫn đến việc bàn giao không đùng hạn, không thu hồi vốn kịp thời và vòng quay của vốn vị chậm.

- Hạn chế về tài chính: Tuy đã tự chủ được nguồn vốn, ít phụ thuộc vào các khoản nợ

nhưng quy mô và khả năng tài chính của công ty còn chưa thực sự lớn, thiếu bền vững, cụ thể như hoạt động thu hồi vốn của công ty còn chậm. Vì ngành xây dựng có thời gian thi công công trình dài nên khả năng quay vòng vốn lưu động còn chậm, gây ứ đọng vốn, cản trở công tác đầu tư. Mặt khác làm cho nguyên vật liệu, hàng tồn kho phát sinh thêm nhiều chi phí như: chi phí lưu kho, bến bãi, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, khấu hao, ... điều này có thể làm tăng giá thành, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

- Hạn chế về thị trường: Hiện tại Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải chưa

định hình được một biện pháp cạnh trạnh cụ thể nào mà tùy thuộc và đối tượng khách hàng hay tình huống để đưa ra các giải quyết phù hợp. Chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường do vậy hiệu quá còn thấp. Công ty chưa tạo ra được các mối liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu. Hơn nữa Công ty chưa có quyền lựa chọn khách hàng cho mình, chọn được thị trường mục tiêu là thị trường với phân khúc vừa những đối tượng phục vụ lại là tất cả các khách hàng. Từ khách hàng lớn đến khách hàng nhỏ, thâm trí rất nhỏ và không mang lại nhiều lợi nhuận nhưng Công ty vẫn đồng ý hợp tác. Biện pháp cạnh tranh của công ty chủ yếu của công ty là về giá và khác biệt hóa. Tuy nhiều hai biện pháp này lại gặp nhiều bất lợi khi gặp các đối thủ mạnh hơn, chưa có đủ điều kiện và năng lực để tiếp cận các khách hàng lớn không quan tâm vê giá. Các công tác marketing chưa được quan tâm, khách hàng biết đến chủ yếu là từ trang web, uy tín của công ty hay do công ty chủ động đi thăm tìm đối tác chứ hoạt động quản cáo còn kém.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan: do nước ta thị trường vốn mới bắt đầu phát triển trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng. Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ ngân hàng , thủ tục vay của ngân hàng đã cải cách nhiều nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn kịp thời để thi công công trình, làm cho nhiều dự án đang thi công dang dở phải dừng lại do thiếu vốn.

Khi việt nam tham gia vào thị trường quốc tế đồng nghĩa với việc nhà nước điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quôc tế. Thị trường rộng mở mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, trong môi trường hoạt động thông thoáng, bình đăng hơn những nó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn. Các doanh nghiệp Nhà nước thì ỷ lại, các doanh nghiệp tư nhân thì đa số là vừa và nhỉ, năng lực cạnh tranh chưa cao, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại có tiềm lực lớn hơn về cả tài chính, khoa học công nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm thi công các công trình mang tính phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao. Đây chính là mấu chốt làm tăng sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường xây dựng.

- Nguyên nhân chủ quan: ngoài các yếu tố gián tiếp tác động lên toàn ngành và công ty

không nằm ngoài số đó. Những nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến công ty lại chính là yếu tố bên trong công ty. Do chưa biết tận dụng tối ưu hết nguồn lực, chưa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết như: hao hụt nguyên liệu, thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh ,.. làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của

công ty.

Đa phần máy móc chỉ được thay mới khi không thể sửa chữa để phục vụ công trình, do đó máy móc thường chưa bắt kịp được những loại máy móc tối tân, làm chậm quá trình thi công, mặc dù công ty có kế hoạch đầu tư cải tiến máy móc những chi phí bỏ ra cho máy móc hiện đại cực kì lớn, do đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty.

Ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ công nhân viên trong công ty còn thấp, cơ chế quản lý còn cứng nhắc, làm giảm tính năng động sáng tạo và khả năng tự quyết của cá nhân làm mất cơ hội của công ty. Công tác quản lý chất lượng công trình chưa cao, nguyên nhân chính là do chưa được quán triệt dõ dàng và các khâu chưa có sự đồng nhất. Nhiều cán bộ không giám sát chặt chẽ, bỏ sót một vài khâu, không thực hiện đúng tiến trình, tiến độ thi công làm tăng chi phí và giảm uy tín của công ty.

Tình trạng thu hồi vốn còn chậm là do sau khi bàn giao và quyết toán các công trình của chủ đầu tư không thanh toán hết hoặc thanh toán không đúng hạn, chủ yếu là do ngân sách của họ còn hạn hẹp

Công tác marketing còn chưa hiệu quả do hoạt động này còn khá mới mẻ với công ty nên chưa có kinh nghiệp tổ chức hiệu quả, tài chính hạn chế nên đầu tư vào marketing còn thấp. Trong khi đội ngũ marketing chưa nhanh nhẹn, linh hoạt, vẫn còn bị động cà thiếu kiến thức chuyên môn, chưa cập nhật được thông tin thị trường. Công tác thương hiệu chưa được quan tâm nhiều.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI LONG HẢI TRÊN THỊ

TRƯỜNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải long hải trên thị trường hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w