Một số tồn tại của HĐGDNGLL trong các trườngTHPT ở Thành phố Vinh:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)

VI. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC TỔ CHỨC HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH:

5. Một số tồn tại của HĐGDNGLL trong các trườngTHPT ở Thành phố Vinh:

- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDNGLL của một số người trong hội đồng sư phạm của một số trường chưa cao, chưa thực sự coi trọng và thậm chí thờ ơ hoặc phó mặc hoạt động này cho Đồn thanh niên. Một số ít giáo viên an phận với công tác chuyên môn, ngại tham gia và cũng khơng muốn cho học sinh lớp mình tham gia nhiều hoạt động để tập trung cho việc học chính khóa và ơn thi theo khối nên sự phối hợp giữa các bộ phận có khi chưa đồng bộ và đều tay.

- Cơng tác tổ chức hoạt động GDNGLL do thời gian eo hẹp nên có lúc chưa sáng tạo, cịn cứng nhắc, hình thức và rập khn, chưa tạo hứng thú cho học sinh và chưa phát huy hết năng lực của học sinh; Nguồn nhân lực chưa đủ để đáp ứng cho một số hoạt động GDNGLL.

- Việc kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL có khi chưa thường xuyên. Nhiều hoạt động chỉ dừng lại ở khâu thực hiện mà chưa chú ý đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Cơ sở vật chất của các nhà trường chưa thật sự đầy đủ để thực hiện HĐGDNGLL và kinh phí phục vụ cho hoạt động này cịn thiếu, nhiều khi chưa được đầu tư. Nguồn kinh phí ngân sách và tài trợ giáo dục hàng năm chủ yếu đầu tư cho hoạt động dạy học chính khóa.

- Sự phối hợp giữa Nhà trường- Gia đình - Xã hội trong HĐGDNGLL có lúc chưa cao. Nhiều hoạt động GDNGLL của nhà trường chưa được một số phụ huynh ủng hộ vì có những phụ huynh vẫn giáo dục con theo cách truyền thống, sợ học sinh mất thời gian cho học tập văn hoá, sợ sự giao lưu của con trẻ khơng có điểm dừng, sợ con trẻ hoạt động nhiều dễ va chạm và khó vượt qua những khó khăn và cạn bẫy.

PHẦN III: KẾT LUẬN1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: 1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Đề tài đã được thực hiện có hiệu quả tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đặc biệt các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng,

THPT Hà Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật, THPT Nguyễn Trường Tộ,...đã thực hiện

rất thành cơng, góp phần giúp học sinh phát triển năng lực và nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Hiệu quả xã hội của đề tài chính sự tác động của nó đến

hoạt động giáo dục tồn diện ở các trườngTHPT. Từ đó, góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực đúng với mục tiêu mà Đảng, nhà nước đặt ra cho ngành Giáo dục – Đào đạo trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay.

Đề tài đã thực sự có sức lan tỏa trong nhiều trường học vì tính thực tiễn và khoa học. Hoạt động GDNGLL theo chuyên đề như: Vinh xưa- những hình ảnh

từ ký ức tổ Xã hội thực hiện tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nhân dịp kỷ

niệm 230 năm thành lập Phượng Hồng Trung Đơ- Vinh đã có hiệu ứng tốt. Sau đó, các trường học các cấp trên địa bàn thành phố Vinh đã học tập và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, tạo cho tuổi trẻ thành phố Vinh hôm nay hiểu sâu hơn về diện mạo thành phố Vinh cách đây gần một thế kỷ và tự thấy trách nhiệm của bản thân khi được học tập và sinh sống trên “Thành phố Đỏ” anh hùng ngày hôm nay.

Chuyên đề của nhóm Vật Lý thực hiện về Hội thi Tiết kiệm điện dưới hình thức sân khấu hóa thành cơng tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cũng đã có tác dụng tuyên truyền sâu rộng làm chuyển biến lớn trong nhận thức của học sinh trong các nhà trường về ý thức sử dụng điện năng an toàn và tiết kiệm. Đồng thời cũng tạo ra sân chơi để học sinh thực hiện công tác tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi mà không khô khan, cứng nhắc và được thể hiện sự sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động nhóm và vận dụng kiến vào cuộc sống. Thành công của học sinh khi tham gia Hội thi Tiết kiệm điện đã được sự ghi nhận của Sở Công thương, của các nhà quản lý giáo dục Nghệ An khi tham dự hội thảo về Tiết kiệm năng lượng trong trường học. Từ đó, Sở cơng thương cũng đã có sự hỗ trợ cho một số trường học hệ thống bón điện Led chiếu sáng chống cận và tiết kiệm điện…

Hoạt động Tư vấn và truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản do nhóm Sinh học thực hiện ở trường THPT HUỳnh Thúc Kháng và THPT Lê Viết Thuật đã có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác tun truyền cho học sinh những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đó là những điều cần thiết trong cuộc sống mà các em học sinh cần được trang bị nhưng với truyền thống, với nếp nghĩ của người Việt bao đời thì những điều cần thiết và sâu kín về sức khỏe sinh sản chưa hẳn các em chưa dám chia sẻ cùng người thân gia đình hay được thầy cơ ở lớp chỉ bảo cụ thể.Trong hoạt động GDNGLL các em mới được tìm hiểu, tham gia, mạnh dạn chia sẻ, tư vấn và lắng nghe đầy đủ về những nội dung kiến thức này.

Các trường THPT ở Vinh huy động sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự vào cuộc của Hội đồng sư phạm nhà trường, Hội cha mẹ học sinh trong các HĐGDNGLL cho chứng minh tính khả thi và thuyết phục của hoạt động này. Các trường trong hành trình tham quan trải nghiệm của học sinh ở Khu di tích Kim Liên, khu di tích Trng Bồn, Ngã Ba Đồng Lộc, nhà lưu niệm Hà Huy Tập,Thành cổ Quảng Trị…đều có sự quan tâm đồng hành của Hội phụ huynh. Đó chính là kết quả của sự gắn kết giữa Gia đình- Nhà trường -Xã hội mà trường học nào cũng rất cần phát huy…

Từ những công việc cụ thể đó đã cho thấy sự lan tỏa tính ứng dụng thiết thực và hiệu quả xã hội của đề tài trong các nhà trường khi thực hiện HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)