Nhóm giải pháp hướng tới sử dụng chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ việt nam (giai đoạn 2000 - 2013) (Trang 76 - 111)

Như đã trình bày ở trên, không phải lúc nào chính sách tiền tệ cũng nhằm đạt được

một mục tiêu cụ thể, mà tùy vào từng thời kỳ, giai đoạn và thể chế chính trị mà một quốc

gia có lựa chọn riêng của mình. Một khi Ngân hàng Nhà nướcquyết thực hiện mục tiêu

cho tỷ giá dao động ở biên độ rất hẹp để tạo môi trường ổn định giúp thu hút các luồng

vốn đầu tư nước ngoài, điều mà Việt Nam đang thực hiện, thì vẫn có những giải pháp để

hỗ trợ cho mục tiêu này, đó là nâng cao hơn nữa hiệu quả củachính sách tài khóa.

Để thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa, rất cần đưa ra các mục tiêu cụ thể cũng như phải gia tăng hiệu quả hoạt động của chính sách tài khóa, thông qua hai công cụ

chính là thu chi ngân sách, tức là chi tiêu của Chính phủ và hệ thống thuế. Vì vậy, quan

trọng nhất là phải xây dựng và thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, bởi đó là gốc rễ

của vấn đề. Các chuyên gia kinh tế đã khẳng định rằng ngân sách chính là công cụ chính

sách quan trọng nhất nhằm hoàn thành các mục tiêu quốc gia, bao gồm đảm bảo công

bằng và bình đẳng trong phân bổ nguồn lực. Đối với mọi quốc gia, Luật Ngân sách Nhà

nước được xem là đạo luật gốc trong thể chế về quản lý tài chính công. Việc xây dựng và

hoàn thiện các quy định liên quan đến Luật Ngân sách Nhà nước là vấn đề phức tạp, đòi

hỏi cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng.

Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành của Việt Nam được Quốc hội Khóa 11, kỳ họp

thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực từ năm ngân sách 2004. Bên cạnh những

kết quả tích cực đạt được, trước những thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội và các yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý tài chính công đặt ra trong quá trình tái cơ cấu nền

kinh tế, Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần

được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là tính lồng ghép của hệ thống Ngân

sách Nhà nước, phạm vi ngân sách, quản lý các khoản phí, lệ phí, phân cấp nguồn thu,

minh bạch và trách nhiệm giải trình, cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Vì vậy, Luật Ngân sách Nhà nước rất cần được sửa đổi càng sớm càng tốt. Việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước phải hướng tới việc nâng cao hiệu quả quá trình phân bổ,

sử dụng và quản lý tài chính công, tạo động lực phát triển các nguồn lực tài chính trong xã hội để phục vụ có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh,

quốc phòng của đất nước. Tất nhiên, cũng cần đảm bảo tính kế thừa và phát huy những

mặt tích cực của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành, đảm bảo tuân thủ với Hiến pháp

và các luật khác có liên quan, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Luật mới phải khắc phục được những tồn tại của luật

hiện hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống ngân sách Nhà nước,

tiếp tục thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa phương

nhằm đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, phát

huy tính chủ động của ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và sử

dụng ngân sách Nhà nước, nhưng đảm bảo tính thống nhất của ngân sách Nhà nước và

vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Cùng với quá trình đó cần nâng cao tính công

khai minh bạch trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước, đảm bảo và đề cao thẩm

quyền, thực quyền của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngay trong việc quyết định

và giám sát ngân sách Nhà nước.

Chúng ta có thể xem xét các mô hình và cơ chế đã được sử dụng ở các nước, như can

thiệp ngân sách cụ thể, đặc biệt trong hỗ trợ tiếp cận giáo dục và chăm sóc y tế, các công

cụ thuế giúp giảm tình trạng bất bình đẳng thông qua cung cấp kinh phí cho các dịch vụ địa phương; các phương thức chuyển đổi tài chính minh bạch cho chính quyền địa phương; và hướng dẫn chỉ số giúp theo dõi tiến độ nhằm cải thiện chất lượng phân bổ

Trong khuôn khổ nghiên cứu này,chúng ta không bàn đến khi nào thì nên áp dụng

chính sách tài khóa mở rộng, khi nào thì nên thắt chặt, mà chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến thu và chi ngân sách nhà nước, là hai vấn đề cốt lõi để một quốc gia hoạt động tốt - thu đúng, thu đủ và chi đúng, chi hiệu quả. Đối với thu ngân sách, cần lưu ý những vấn đề sau:

 Thứ nhất, tiếp tục tập trung vào chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như đã đề ra vào đầu năm 2013. Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thời hạn nộp tiền sử dụng đất, giảm tỷ lệ thu với các khoản thu ngân sách nhà

nước và hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp. Từ đó hướng tới việc giúp các

doanh nghiệp hạ chi phí sản xuất kinh doanh, giúp hạ giá thành và nâng cao lượng sản

phẩm tiêu thụ.

 Thứ hai, dần hoàn thiện hệ thống và khung pháp lý cho việc thu ngân sách nhà nước,

giúp tạo môi trường kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Tiến tới giảm các loại thuế này. Một trong những vấn đề hết sức quan

trọng là không nên nghĩ đến việc “tận thu”, như đánh thuế thật cao đối với doanh

nghiệp, thuế đất, thuế thu nhập cá nhân… Những loại thuế này trước mắt có thể giúp tăng thu ngân sách, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến hậu quả, mà giai đoạn khó khăn

của nền kinh tế thời gian qua là dẫn chứng sinh động. Đánh thuế đất hai lần, đẩy giá

tính thuế lên cao… góp phần khiến giá thành bất động sản Việt Nam cao hơn giá trị

thực, để rồi bất động sản đóng băng, doanh nghiệp khó khăn, Nhà nước vừa thất thu

thuế đất, thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp từ phía doanh nghiệp, vừa thất

thu thuế trước bạ từ hoạt động mua bán bất động sản, thuế thu nhập cá nhân từ phía

người bán… Hay như thuế cao, chi phí cầu đường cao, thuế xăng dầu cao… khiến

nhiều doanh nghiệp khó khăn, phá sản, dẫn tới Nhà nước không thu được thuế nữa.

Vậy nên, một chính sách thuế với mức vừa phải, khoan thưsức dân, “nuôi” doanh

nghiệp,sẽ khiếnngười ta hào hứng kinh doanh, qua đó lại tiếp tục đóng thuế lâu dài.

dẫn sửa đổi chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong các lĩnh vực mũi

nhọn.

 Trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc cũng rất quan trọng, là nguồn bổ sung ngân

sách quan trọng, rất cần được tính toán để lúc nào bán, bán bao nhiêu để bổ sung cho

phần thu ngân sách Nhà nước. Giai đoạn vừa qua, do bội chi ngân sách lớn, nên

Chính phủ liên tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp cho

khoản thiếu hụt. Kho bạc Nhà nước 9 tháng đầu năm 2013đã phát hành đến 144.812 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, gần hết kế hoạch năm 2013 (150.000 tỷ đồng) và phải

xin Quốc hội duyệt phát hành thêm. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân

sách mới đạt 64,7% so với dự toán. Bởi vậy, nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời để

tăng nguồn thu khác từ thuế, từ nguồn viện trợ không hoàn lại… thì khả năng “nợ nần

chồng chất” là khó tránh khỏi, sẽ là gánh nặng cho những năm tiếp theo.

Thu ngân sách đã vậy, chi ngân sách nhà nước gồm có chi tiêu công (chi thường xuyên) và đầu tư công, cónhiều vấn đềcần giải quyếtnhư sau:

 Thứ nhất, về chi tiêu công, cần phải tinh chỉnh lại bộ máy quản lý cồng kềnh, loại bỏ dần

những bộ phận không mang lại giá trị gia tăng cao hoặc không cần thiết. Việc cải cách

hành chính, tinh giản biên chế và lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ, định biên bộ máy nhân

sựđể cơ cấu lại toàn bộ hệ thống các ban ngành chức năng. Đưa ra nhiều hơn nữa những

quy chế thi đua, khen thưởng, tạo ra sự công bằng cao nhất giữa các nhân viên cũng như

giữa nhân viên và bộ máy lãnh đạo, tránh thực hiện chế độ “cào bằng” vì như thế sẽ khó

có khả năng thu hút được những nhân tài bên ngoài chấp nhận làm việc trong khu vực

nhà nước. Và như vậy trong dài hạn rất khó để giúp cho khu vực nhà nước phát triển một

cách mạnh mẽ như các khu vực khác trong nền kinh tế.Để tiết kiệm cho ngân sách, hiện

nay rất nhiều khoản chúng ta có thể bỏ, không chi, chẳng hạn như chi cho cán bộ tham

quan, học tập nước ngoài, chi cho công xa, tổ chức lễ hội…rất lãng phí. Bên cạnh đó, cần

tránh thất thu ngân sách do hiện tượng cán bộ thuế liên kết với doanh nghiệp để tư vấn

bớt thuế, sau đó chia nhau khoản trốn thuế.Ở cấp cao hơn, cần tránh những sai phạm

kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Thông tin mới đây cho thấy, chỉ với 51 cuộc kiểm toán ở các bộ ngành, địa phương,

doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính tổng cộng 8.963 tỷ đồng,

trong đó tăng thu cho ngân sách 1.394 tỷ đồng và giảm chi 1.803 tỷ đồng.Qua kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ (giai đoạn 2010-2012), Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị thu hồi về ngân sách hơn 292 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ

đã phân bổ và thanh toán sai quy định.Theo kết quả kiểm toán, việc phân bổ và sử dụng

vốn trái phiếu chính phủ năm 2011 đã phát sinh một số hạn chế như: Phân bổ vốn cho dự án chưa có quyết định đầu tư; bố trí vốn cho dự án không thuộc danh mục được phê duyệt; phân bổ vốn cho các dự án không đủ thủ tục… Qua những dẫn chứng trên, chúng

ta thấy sự cần thiết phải có Luật Chi tiêu công để Chính phủ có cơ sở pháp lý giám sát

các khoản chi tiêu công, tránh lãng phí, dành nguồn lực cho phát triển kinh tế.

 Thứ hai, về đầu tư công, chúng ta cần tập trung vào một số ngành kinh tế trọng điểm và

đầu tư phát triển những ngành kinh tế đó. Tránh đầu tư dàn trải theo dạng là “phân tán rủi ro” để tránh phân bổ vào những ngành nghề kinh tế không phải là thế mạnh của mình. Mặt khác, điều này cũng giúp phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả hơn và mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Từ đó góp phần thúc đẩy những ngành nghề này phát triển và thật sự

trở thành khu vực phát triển mũi nhọn của nền kinh tế.Do hệ thống pháp luật chưa đồng

bộ, đặc biệt là việc phân cấp quá rộng lại thiếu các chế tài và biện pháp quản lý, giám sát, nên đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, như phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư tràn làn không tính đến khả năng cân đối vốn, bố trí vốn dàn trải dẫn đến thời gian thi

công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém và lãng phí

nguồn lực của Nhà nước. Tình trạng này không chỉ gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản

quá mức, mà còn gây áp lực rất lớn đến việc cân đối ngân sách nhà nước các cấp và gây

bức xúc trong dư luận xã hội. Từ đây, có thể đưa ra các giải pháp sau:

 Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí vốn cho

các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa phân bố vốn, các dự án trọng

điểm, cấp bách, hiệu quả có khả năng hoàn thành đúng thời hạn. Hạn chế khởi công

ánchậm triển khai, không hiệu quả. Không sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ đặc biệt để ứng trước.

 Bảo đảm nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Cũng như vấn đề chi tiêu công, thực tiễn cho thấy rất cần sự ra đời của Luật Đầu tư

công. Luật này sẽ khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, bảo đảm tính công khai, minh

bạch trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư.Luật Đầu tư công phải hoàn thiện hệ

thống pháp luật về quản lý đầu tư công phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nói riêng. Đây là cơ

sở pháp lý đồng bộ, thống nhất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý sử

dụng vốn đầu tư công (không bao gồm đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) đối với toàn bộ quá trình đầu tư, từ khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt

quyết định đầu tư, lựa chọn chương trình đưa vào kế hoạch; chuyển từ kế hoạch đầu tư

hằng năm sang kế hoạch đầu tư trung hạn (3 - 5 năm); toàn bộ quy trình triển thực hiện

kế hoạch đến theo dõi, đánh giá, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư. Luật Đầu tư công phải khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán hiện nay, góp phần nâng

cao hiệu quả đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính

công khai, minh bạch trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư; từng bước hội nhập, phù

hợp với thông lệ quốc tế trong quản lý đầu tư công. Luật Đầu tư công sẽ thiết lập được

trật tự trong việc ra quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư. Luật phải quy

định cụ thể đối với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; thẩm

quyền quyết định chương trình, dự án đầu tư công; căn cứ lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư công; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương

trình, dự án đầu tư công... Những quy định cụ thể này sẽ chấm dứt được tình trạng đầu tư

công dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả nhưng không có cơ quan, tổ chức, cá nhân phải

Những năm gần đây, tổng mức chi tiêu trong khu vực công (bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) luôn là nguồn đầu tư lớn nhất xã hội (chiếm khoảng một nửa GDP).

Đây được xem là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng với các hợp đồng có nhiều ưu

ái cho các đối tượng doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có

nhiều mối quan hệ mà có thể thấy rõ thông qua các câu chuyện về Vinashin, Vinaline,…

Mặt khác, các tập đoàn tư nhân lớn có mối quan hệ với các ngân hàng hay tổ chức tài

chính lại thường tập trung vào các hoạt động kinh doanh các loại tài sản (như bất động

sản, chứng khoán) hoặc tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên chứ không chú trọng đầu tư vào các ngành kinh doanh có khả năng mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ việt nam (giai đoạn 2000 - 2013) (Trang 76 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)