Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi chính sách tiền tệ đòi hỏi phải nhanh
chóng hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ nhằmbám sát hơn nữa thực tiễn của
nền kinh tế Việt Nam. Các công cụ này cần phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp với nhau để tránh tình trạng các công cụ này triệt tiêu lẫn nhau. Chúng ta bắt đầu đi sâu vào từng công cụ.
Công cụ lãi suất:
Việc điều chỉnh lãi suất cần linh hoạt và gắn với thực tiễn thị trường theo nguyên tắc mang lại lợi ích cho cả hai phía là người gửi tiền và ngân hàng. Từng bước hạ
dần mức trần lãi suất huy động và các lãi suất khác để từ đó để kéo giảm mức lãi suất cho vay. Và những điều này một lần nữa cần phải căn cứ theo các nhân tố như mức độ lạm phát, lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, diễn biến lãi
suất trên thị trường thế giới,…Mục tiêu quan trọng nhất trong điều hành công cụ
lãi suất là hướng đến tự do hóa lãi suất, bởi khi ấy lãi suất mới thực sự phản ánh
đúng cung cầu về giá vốn trên thị trường ngân hàng. Hiện Ngân hàng Nhà nước
mới áp dụng tự do hóa lãi suất vốn huy động các kỳ hạn trên 6 tháng, còn thì vẫn quy định trần lãi suất cho các kỳ hạn từ 1-6 tháng. Việc phá bỏ trần lãi suất sẽ
giúp các ngân hàng xây dựng được kế hoạch huy động và cho vay dài hạn chủ động hơn, phù hợp với tình hình cụ thể của từng ngân hàng, giúp thị trường tiện tệ
- ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển.
Duy trì và từng bước giảm dần sự chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, từng
bước tiến tới việc hạn chế hiện tượng “đôla hóa” nền kinh tế. Chúng ta đang làm
khá tốt việc này, chủ yếu do lãi suất trên thị trường giảm mạnh đã thu hẹp chênh
lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Hiện tượng đôla hóa giảm hẳn nhưng chủ yếu mới
do các biện pháp hành chính, chưa có một chỗ dựa vững chắc, ví dụ như vị thế ổn
định của VND trong dài hạn.
Từng bước phát triển hệ thống tài chính quốc gia, nâng cao vai trò của thị trường
khoán là một kênh huy động các nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Đưa ngân hàng về đúng nhiệm vụ vốn có của nó là nơi cung cấp các
nguồn vốn ngắn hạn. Hiện nay chúng ta chưa thực hiện tốt điều này, sau hơn 13
năm ra đời thị trường chứng khoán vẫn chưa là một kênh huy động vốn dài hạn
hiệu quả cho doanh nghiệp, dù mới đây Việt Nam đã có tên trong danh sách 80
nước có thị trường chứng khoán minh bạch nhất toàn cầu theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO). Ngân hàng vẫn là nguồn cung
cấp vốn chính - cả ngắn hạn và dài hạn - cho nền kinh tế.
Công cụ cho vay tài chiết khấu, cho vay tái cấp vốn:
Với hoạt động cho vay tái chiết khấu thì đầu tiên cần thúc đẩy hình thức tín dụng thương mại, nghĩa là cần xúc tiến các hoạt động đưa pháp lệnh thương phiếu đi
vào hiệu lực. Trong khi các nước phát triển, thương phiếu và các chứng khoán phái sinh đã phát triển mạnh, thì Việt Nam chúng ta bỏ quên thị trường này. Thị trường thương phiếu đã có sự tăng trưởng đáng kể từ năm 1970 tới nay, với quy mô từ 33 tỷ USD lên tới hàng ngàn tỷ USD hiện nay. Trên thực tế, thương phiếu
đã trở thành một trong những công cụ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường tiền
tệ. Sự phát triển công nghệ thông tin cũng là nguyên nhân giải thích cho sự phát
triển của thị trường thương phiếu, do các nhà đầu tư dễ dàng có thông tin và phân loại rủi ro tín dụng tốt và xấu một cách dễ dàng hơn, bởi vậy, cũng giúp các doanh
nghiệp dễ dàng phát hành các chứng chỉ nợ hơn.Nước ta là một trong những nước
có tỷ lệ người dân kết nối với Internet rất cao, bởi vậy không tận dụng điều này để
phát triển thị trường thương phiếu là một sự uổng phí.
Phát triển hơn nữa thị trường tiền tệ liên ngân hàng để Ngân hàng Nhà nướccó cơ
sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất tái chiết khấu phù hợp, giúp tạo
ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chẳng
hạn, việc tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn sẽ tác động trực tiếp tới
chi phí vay vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cũng như chi phí cơ hội
của việc nắm giữ USD của các ngân hàng này. Việc tăng hai mức lãi suất điều
khoản của các ngân hàng khi cần thiết, tuy nhiên, chi phí cho việc này sẽ tăng lên. Khi chi phí nguồn vốn tăng lên, các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Lãi suất cho vay tăng thì chi phí sử dụng
vốn cao sẽ khiến các chủ thể kinh tế phải cân nhắc giữa chi tiêu hiện tại và tiết
kiệm cho nhu cầu tương lai và và theo đó sẽ giảm tổng cầu dẫn đến áp lực về lạm
phát cũng dần dần được giảm bớt.
Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở được xem như là công cụ linh hoạt và hữu hiệu nhất của
chính sách tiền tệ. Do đó chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến nghiệp vụ này
thông qua các biện pháp như:
Theo dõi, dự đoán vốn khả dụng của ngân hàng, đưa ra nhận định về chiều hướng của lạm phát để đưa ra quyết định can thiệp vào thị trường mở lúc nào, với khối lượng bao nhiêu.
Cần có các quy định về công cụ, đối tượng tham gia thị trường mở và linh hoạt trong cơ chế mua bán trong thị trường mở.
Thúc đẩy quá trình tạo hàng hóa cho thị trường mở: gia tăng phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, cho phép
ngân hàng thương mại phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi…
Phát triển đồng bộ các thị trường khác liên quan như thị trường liên ngân hàng
và thị trường thứ cấp.