Nhóm giải pháp nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ việt nam (giai đoạn 2000 - 2013) (Trang 66 - 67)

Theo lý thuyết của Mundell - Flaming, khi một nền kinh tế thực hiện chính sách tỷ

giá hướng tới cố định hoàn toàn thì chính sách tài khóa sẽ mang lại kết quả cao nhất.

Riêng với Việt Nam, chúng ta ngầm hiểu “tỷ giá” ở đây là tỷ giá hối đoái giữa VND và

USD. Tỷ giá của Việt Nam trước đâylà một chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tức là chế

độ tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nướcquy định trước một biên độ dao động, khi tỷ giá vượt qua biên độ đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp để giữ nó nằm trong biên độ dao động

cho phép.

Có thể thấy một nguyên nhân khiến cho chính sách tiền tệ của Việt Nam chưa thể đạt

được hiệu quả là do chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, với biên độ dao động rất hẹp (± 1%)mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang áp dụng.Chính điều này làm cho các công cụ của chính sách tiền tệ gặp nhiềukhó khăn trong việc theo đuổi các mục tiêu trung gian

như thay đổi tổng cung tiền (M2) vì nó sẽ tác động làm thay đổi tỷ giá và do đó Ngân

hàng Nhà nước phải thực hiện một hành động ngược để ổn định tỷ giá. Vẫn biết rằng một

chính sách tỷ giá hướng tới cốđịnh hoàn toàn là một mục tiêu tốt giúp ổn định nền kinh

tế và thu hút đầu tư, song nếu vẫn giữ chế độ tỷ giá như hiện nay thì chính sách tiền tệ rất khó để mang lại những hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Do đó, nếu vẫn giữ nguyên những chính sách tiền tệ đã được ban hành từ trước đến

nay thì chúng ta cần phải nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá.Tất nhiên, để làm được

Có thể hình dung việc “nới lỏng biên độ dao động” cũng giống như mở cánh cửa tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước chính là người giữ cửa. Nghĩa là Ngân hàng Nhà nước phải

kiểm soát được cánh cửa tỷ giá, mở như thế nào để vẫn có thể giữ được. Muốn vậy,

người giữ cửa phải có lực, lực ở đây chính là nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Vậy nên,

điều kiện cần để có thể thực hiện được giải pháp nới lỏng biên độ dao động này là cán

cân thương mại của Việt Nam phải được cải thiện, song song với cán cân thanh toán phải

liên tục thặng dư, để dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng dồi dào. Một khi dự trữ ngoại

hối quốc gia đủ lớn, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng nới lỏng biên độ tỷ giá, thậm

chí có thể thả nổi. Điều đáng mừng là những diễn biến về những điều này trong gần hai

năm qua là rất khả quan. Năm 2012, Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu là -0,7% (trong khi năm 2011, nước ta còn nhập siêu 9,84 tỷ USD). Sang năm

2013, tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của

nước ta đạt 170,15 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 85,16 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu gần 84,99 tỷ USD, tăng 14,4%. Kết quả, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta tám tháng đầu năm 2013 có mức thặng dư trị giá

176 triệu USD. Cán cân thanh toán đã thặng dư, nhờ vào nguồn đầu tư trực tiếp, kiều hối

(tăng dần mỗi năm, năm 2012 đạt 10 tỷ USD, năm 2013 ước đạt 11 tỷ USD), tất cả đã

giúp dự trữ ngoại hối quốc gia tăng mạnh, từ 7 tỷ USD vào giữa 2011 đến nay (10/2013)

lên đến 32 tỷ USD, tương đương với 12 tuần nhập khẩu. Người dânđã có niềm tin rằng

rủi ro tỷ giá là không đáng kể vì nguồn lực để can thiệp của Ngân hàng Nhà nước khá

mạnh. Lòng tin vào VND của cả người dân lẫn trên thị trường đầu tư tài chính quốc tế ngày càng được cải thiện. Tất cả sẽ là tiền đề cho việc nới lỏng biên độ tỷ giá, để chính

sách tiền tệ đạt hiệu quả cao hơn nữa do có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ một kênh truyền

dẫn quan trọng là tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, tất cả những kênh giúp tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, như thu hút nguồn

kiều hối, đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu… đều là những

giải pháp cần tiếp tục được khuyến khích và trợ giúp từ chính sách.

Một phần của tài liệu Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ việt nam (giai đoạn 2000 - 2013) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)