Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chính là bộ máy giúp cho các kênh truyền
dẫn thực sự phát huy được vai trò của mình. Một hệ thống ngân hàng lành mạnh gồm
những thành viênđồng đều, khỏe mạnh, thì vòng quay tiền tệ truyền từ ngân hàng này
đến ngân hàng khác sẽ không bị ách tắc.
Như đã phân tích ở Chương 2, hệ thống ngân hàng thương mại hiện còn nhiều vấn đề
ngân hàng là rất cần thiếttrong giai đoạn hiện nay. Tái cơ cấu không chỉ là việc sắp xếp
lại cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại yếu kém bằng cách cơ cấu lại tổ chức, thay đổi nhân sự lãnh đạo, mở rộng hoặc thu hẹp lại các phòng, ban chức năng nhằm
giúp cho bộ máy ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả hơn, mà các ngân hàng
thương mại phải “thay đổi” trên tất cả các phương diện còn yếu: nguồn vốn, tài sản, tài
chính, cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, cách thức quản trị điều hành,… từ đó giúp cho các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn.
Nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ rõ sự
quyết tâm lành mạnh hóa các ngân hàng, phân loại các ngân hàng yếu kém để ra thời hạn
cho các ngân hàng này phải sáp nhập với nhau hoặc với một định chế khác. Tuy nhiên,
sau gần hai năm thực hiện, có thể thấy tiến trình vẫn còn chậm và chưa thực sự quyết liệt.
Tính đến tháng 9/2013, số ngân hàng thương mại chỉ còn 34. Ngân hàng Nhà nước cần
tiếp tục chỉ đạo cho sáp nhập, phá sản các ngân hàng có tình hình nợ xấu cao, thanh
khoản kém và không có cơ hội cải thiện được tình hình. Chỉ lưu ý rằng trước khi cho sáp
nhập hoặc phá sản, cần có một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào vốn góp đối với ngân hàng sáp nhập, hoặc thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản để có cơ sở để
giải quyết những khoản nợ của ngân hàng đó. Việc sáp nhập, phá sản ngân hàng yếu kém được thực hiện tốt sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động ổn định, cạnh
tranh lành mạnh. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý cao nhất
với các ngân hàng thương mại cần tham mưu với Chính phủ và các ban ngành liên quan sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nhằm tạo cho các ngân hàng thương mại dù là của trong nước hay nước ngoài, có cổ phần của Nhà
nước hay không cũng được cạnh tranh bình đẳng, nghĩa là xóa bỏ tình trạng phân biệt đối
xử giữa các ngân hàng thương mại và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh
vực ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần áp dụng các thiết chế và chuẩn mực quốc
tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho các ngân hàng thương mại để hình thành một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn.Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại thì giải quyết nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất.
Việc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua được
nợ xấu đã tốt, nhưng sẽ còn tốt hơn nếu số nợ xấu ấy trở thành “tốt”, nghĩa là sẽ có người đứng ra xem xét, cơ cấu lại khoản nợ, đầu tư cho đơn vị thiếu nợ để cuối cùng có thể trả được nợ, khi ấy nợ xấu mới thực sự được giải quyết. Nếu không như vậy, việc mua bán ấy cuối cùng cũng chỉ là ngân hàng được “bồi hoàn” một số tiền cho khoản nợ xấu mất đi
của mình, tiền ấy được lấy từ ngân sách thông qua hình thức tái cấp vốn mà thôi. Vậy
nên, sau khi mua nợ xấu, VAMC nên tổ chức đấu giá công khai các khoản nợ xấu này, để
các nhà đầu tư có tiềm lực tham gia. Những nhà đầu tư ấy chỉ có thể là những tổ chức tài
chính chuyên nghiệp của nước ngoài. Thế nhưng, dù các định chế tài chính lớn này đã
công khai bày tỏ mong muốn được tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc tài
trợ vốn, mua hoặc làm cầu nối giúp nhà đầu tư nước ngoài tham gia quá trình xử lý nợ
xấu ở Việt Nam, thì khung pháp lý hiện tại chưa cho phép họ làm điều đó. Điều phải làm ngay trong thời gian tới làNgân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan cần bổ
sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động, quyền hạn của các tổ
chức nước ngoài,để họ có thể tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân
hàng. Có như vậy, quá trình này mới được xử lý một cách thực sự triệt để.
Được như vậy, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là đến cuối năm 2015 cơ bản xử lý
xong số nợ xấu hiện nay có thể được thực hiện. Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011 - 2015, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ
thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020 cũng có hy vọng thành công.
Song song với quá trình xử lý nợ xấu, bản thân các ngân hàng thương mại cũng cần
đẩy mạnh quá trình tự hoàn thiện mình để trở thành những ngân hàng mạnh, hiện đại.
Muốn vậy, phải nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành ở tất cả các khâu như: tổ
chức, nhân sự, quản trị tài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá… Bên cạnh đó, các ngân hàng cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên các tiêu
chí chính như vốn tự có, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng thương mại cần phải từng bước tăng vốn điều lệ, xây dựng lộ
trình tăng vốn điều lệ cho phù hợp với điều hiện hoàn cảnh thực tế cũng như nâng cao
dụng và ngân hàng. Dĩ nhiên, quá trình hội nhập này phải tính toán cụ thể sao cho phù hợp với năng lực thực tế của các ngân hàng thương mại cũng như khả năng quản lý và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, phải trích lập đầy đủ các khoản dự
phòng rủi ro nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính và tài sản có rủi ro, khi cho vay
hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình cho vay và đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc cho vay và đầutư vào những doanh nghiệp sân sau của ngân hàng… Bên cạnh đó, việc đổi mới và kiện toàn công tác nhân sự cũng là một yếu tố rất quan trọng. Việc tái cơ cấu mạng lưới giao dịch của từng ngân hàng thương mại cũng rất quan trọng, bởi sau
một thời gian Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới giao dịch, một số ngân hàng đã mở rộng nhanh mạng lưới trong khi khả năng quản
trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực... không theo kịp tương xứng. Nhiều ngân hàng
trên cùng một địa bàn thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt là tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh ngay trong nội bộ các chi
nhánh và giữa các ngân hàng với nhau nhằm giành giật khách hàng khiến cho thị trường
tiền tệ đôi khi khá bát nháo. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu mạng lưới này cần phải rất cẩn
trọng vì “đẻ ra thì dễ, xóa đi thì khó”, làm không khéo sẽ gây mất lòng tin của một bộ
phận khách hàng, có thể dẫn đến sự lung lay của cả hệ thống theo phản ứng dây
chuyền.Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là quá trình đổimớicông
nghệ ngân hàng cần được tiếptục và thực hiện một cách quyết liệt.Dù việc ứng dụng công
nghệ ngân hàng của các ngân hàng hiện đã có bước phát triển vềchất trong thời gian qua, chúng ta thường xuyên đọc được thông tin ngân hàng X, ngân hàng Y mới có công nghệ
mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới… nhưng nếu so với các ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến trên thế giới hay các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì các
ngân hàng trong nước vẫn còn có khoảng cách khá xa. Do đó, hệ thống các ngân hàng
thương mại trong nước cần tiếp tục đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát
triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ, tăng
tính bảo mật thông tin của khách hàng...Thực hiện đồng bộ tất cả những giải pháp trên sẽ
tính truyền dẫn các chính sách tiền tệ, giúp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra đạt hiệu quả cao hơn.