Địa y là một dạng kết hợp cộng sinh giữa nấm và tảo (tảo lục hoặc tảo lam). Khoảng 6% diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bởi địa y. Địa y tồn tại ở nhiều điều kiện và rất phong phú trên bề mặt thực vật (Nash, 1996).
Địa y có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong lĩnh vực phòng chống sinh học bệnh cây, nhiều ngiên cứu đã chứng tỏ nhiều loài địa y chứa các hợp chất ức chế nấm và vi sinh vật giống nấm gây bệnh cây.
Sản phẩm chiết bằng acetone từ 3 loài địa y, Evernia prunastri, Hypogymnia
physodes và Cladoniaportentosa đã chứng tỏ có hoạt tính đối kháng đối với 8 loài
nấm và vi sinh vật giống nấm gây bệnh cây gồm Pythium ultimum, Phytophthora infestans, Rhizoctonia solani, Botrytis cinerea, Colletotrichum lindemuthianum,
Fusarium solani, Stagonospora nodorum và Ustilago maydis. Đặc biệt, sản phẩm
chiết từ E. prunastriand và H. physodes đã ức chế hoàn toàn hoặc ức chế mạnh sinh trưởng của P. ultimum, U.maydis và P. infestans. Các sản phẩm chuyển hóa thứ cấp, đặc biệt là các lichenic acid như evernic acid và (−) usnic acid là tác nhân
Sản phẩm chiết bằng các dung môi gồm ethyl acetate, acetone and methanol từ 10 loài địa y gồm Flavoparmelia caperata, Parmotrema austrosinensis, Roccella montagnei Teloschistes flavicans, Physcia aipolia, Parmotrema
grayanum, Parmotrema tinctorum, Parmotrema reticulatum, Usnea sp. và Sticta
sp. đã được đánh giá hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Fusarium oxysporum f.sp. capsici gây bệnh héo Fusaroim cây ớt. Trong số 10 loài này, ngoại trừ Sticta sp. và Parmotrema reticulatum, cả 8 loài còn lại đều có chứa các hợp chất ức chế nấm F. oxysporum ở các mức độ khác nhau (Shivanna and Garampalli, 2014).
Các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng tỏ dịch chiết từ 3 loài địa y Parmotrema
tinctorum, Pa. grayanum và Pa. praesorediosum có thể ức chế nấm C. capsici
gây bệnh thán thư ớt với hiệu lực >50% (Kekuda et al., 2014).
Tuy nhiên cho tới nay, chưa có nghiên cứu về ứng dụng địa y trong phòng chống Phytophthora.