Giống Plasmodium ·····································································

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)

(Wikipedia org/wiki/plasmodium, Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).

Plasmodium là một giống của động vật đơn bào, bệnh xảy ra ở cả người và động vật. Bệnh phổ biến ở các vùng châu Á, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và một số đảo thuộc Caribe. Ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho người, linh

trưởng, gặm nhấm, bò sát và chim. Nhiều loài chim như cánh cụt, chim nước, vịt, chim yến, chim ưng dễ mắc bệnh. Bệnh sốt rét ở gia cầm có phân bố rộng trên toàn thế giới và có ý nghĩa lớn về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp.

Bệnh do Plasmodium được lan truyền thông qua vật chủ trung gian là muỗi giống như Culex, Anopholes, Culieta, Mansonia và Aedes.

2.2.3.1. Hình thái

Trong hồng cầu, Merozoites có hình chiếc nhẫn. Giao bào (Gametocytes) có xuất hiện một hình dây hình tương tự như Hemoproteus nhưng hạt sắc tố màu vàng nâu là ít hơn.

Hình 2.6. Plasmodium spp.

Trong hồng cầu Plasmodium spp. làm dịch chuyển nhân hồng cầu, Merozoit có hình nhẫn, khúc xạ màu vàng, hạt sắc tố màu nâu.

2.2.3.2. Phân loại

Trong hệ thống phân loại động vật, Plasmodium được sắp xếp như sau: Ngành: Apicomplexa

Lớp: Aconoidasida

Bộ: Haemosporida

Họ: Plasmodidae

Giống: Plasmodium (Levin,1988)

Hiện nay các nhà khoa học đã xác định có hơn 450 loài thuộc giống

Plasmodium ký sinh ở người, động vật và chim.

Những loài ký sinh gây bệnh cho gia cầm bao gồm: Plasmodium (P) gallinacecum, P. juxtarucllare, P. relictum và P. durae. Những loài này có thể làm gia cầm chết tới 90%.

2.2.3.3. Vòng đời

Plasmodium spp phát triển qua vật chủ trung gian là muỗi

Vòng đời của Plasmodium spp rất phức tạp, thoi trùng từ nước bọt của muỗi ký chủ trung gian truyền vào máu của ký chủ cuối cùng. Các thoi trùng sau đó di chuyển tới gan và xâm nhập vào tế bào gan tồn tại ở thể không hoạt động gọi là Hypnozoit, sau đó thoi trùng phát triển tới dạng Merosome chứa hàng ngàn

Merozoit, các Merosome xuất hiện trong mao quản phổi và giải phóng Merozoit

sau 45 đến 72 giờ, Merozoit xâm nhập vào hồng cầu. trong hồng cầu ký sinh trùng phân chia nhiều lần để sản xuất các Merozoit mới, Merozoit mới phá vỡ hồng cầu rồi xâm nhập vào hồng cầu mới và tiếp tục chu kỳ nhân lên, nhưng có một số

Merozoit mới biệt hoá thành các giao bào (Gametocyt). Khi muỗi vật chủ trung gian hút máu hút được hồng cầu chứa các Gametocyt, trong muỗi giao bào phát triển thành giao tử đực Microgamet và giao tử cái Macrogamet và chúng thụ tinh cho nhau tạo ra hợp tử gọi là Ookinet. Các Ookinet tạo vỏ bọc và thoát ra màng ruột, ở đây chúng phân chia nhiều lần để tạo ra các thoi trùng. Thoi trùng di chuyển tới tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi hút máu ký chủ khoẻ mạnh truyền thoi trùng cho ký chủ, thoi trùng theo máu về gan và chu kỳ mới lại tiếp diễn.

Hình 2.7. Vòng đời của Plasmodium spp

Nguồn: Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011)

2.2.3.4. Dịch tễ học

- Ký sinh trùng có phân bố rộng ở nhiều vùng trên thế giới nhất là vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Ở Việt Nam đã phát hiện bệnh ở

Hoà Bình.

- Phạm vi vật chủ cuối cùng là khá rộng, ký sinh trùng ký sinh sẽ gây bệnh cho chim hoang dã, gà gô, gà lôi, ngỗng, vịt, chim hoàng yến, bồ câu, gà nuôi và gà tây.

2.2.3.5. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích

- Triệu chứng lâm sàng: gia cầm bị nhiễm bệnh thường ủ rũ, giảm ăn và bỏ ăn, chim bị to bụng và xuất huyết ở mắt. Gia cầm thiếu máu hôn mê và chết nhanh khi số lượng ký sinh trùng cao. Nhiều loài chim, đặc biệt là chim di cư không bị bệnh nhưng chúng là vật mang trùng.

- Bệnh tích: tế bào gan bị hoại tử, số lượng tế bào Kupffer tăng, phát triển nhiều tế bào hình sao, hình thành nhiều u hạt.

2.2.3.6. Chẩn đoán bệnh

- Kiểm tra phát hiện Plasmodium qua phiết kính máu nhuộm giemsa tìm

Plasmodium trong hồng cầu.

- Trong hồng cầu gia cầm Plasmodium tạo thành một vòng nhỏ hình bầu dục với một không bào lớn làm dịch chuyển nhân của hồng cầu. Có thể kiểm tra tìm thể phân liệt trong não, phổi, gan và lách qua tiêu bản nhuộm.

2.2.3.7. Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh:

Biện pháp quan trọng cần được áp dụng phòng bệnh do Plasmodium là tiêu diệt và làm mất môi trường sống và sinh sản của muỗi vật chủ trung gian. Các biện pháp cụ thể là định kỳ phun thuốc diệt muỗi trong chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi gia cầm. Phát quang các bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh chuồng nuôi làm mất nơi sinh sản của muỗi.

Các chuồng nuôi gia cầm không khép kín có thể dùng lưới thép có kích thước lỗ lưới nhỏ dưới 2mm che chắn để gà không tiếp xúc với muỗi.

- Điều trị:

Khi phát hiện gà mắc bệnh có thể dung các loại thuốc: + Chloroquinine: liều từ 5- 10mg/kgP

+ Quynacrin: liều 1,6mg/kgP trong 5 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)