Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp ················

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 57)

Bảng 4.6 cho thấy gà mắc bệnh do Leucocytozoon thường có các biểu hiện: ủ rũ, gầy mòn, ăn kém, thường đứng chụm lại một chỗ, niêm mạc và mào tích nhợt nhạt, gà đẻ giảm sản lượng trứng. Triệu chứng đặc trưng là gà tiêu chảy phân xanh. Những dấu hiệu quan sát được như trên phù hợp với những ghi nhận của Soulsby (1799) triệu chứng gà tiêu phân xanh lá cây do viêm ruột, giai đoạn ký sinh trùng trong hồng cầu và trong tế bào mô sinh trưởng phá vỡ hàng loạt hồng cầu dẫn đến thiếu máu và màu xanh của sắc tố mật gồm 2 chất là biliverdin và bilirubin là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy hồng cầu. Theo Miller et al. (1979) gà bị chết là do một lượng lớn ký sinh trùng phát triển trong máu gây tắc nghẽn hệ thống tuần hoàn.

Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sàng gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp.

TT Chỉ tiêu Triệu chứng

Số con theo dõi (n = 320) Số con có

biểu hiện Tỷ lệ % 1 Tư thế Gà ủ rũ, chậm chap, kém hoạt động, tụm lại

thành từng đám

310 96,88 2 Lông, da Lông xù, niêm mạc nhợt nhạt đặc biết là

mào tái

315 98,44 3 Ăn uống Gà kém ăn hoặc bỏ ăn 291 90,94 4 Thân

nhiệt

Gà sốt cao từng cơn theo chu kỳ, thường vào buổi sang

219 68,44 5 Trạngthái

thần kinh

Một số gà có triệu chứng thần kinh như giãy giụa trước khi chết, gà ho ra máu, gà tê liệt rồi chết đột ngột.

79 24,69

6 Phân Phân lỏng, màu xanh lá cây lẫn trắng nhớt 314 98,12 7 Sản lượng Đối với gà đẻ thì tỷ lệ đẻ trong đàn giảm

40-60%, giảm cân mạnh, vỏ trứng mềm thiếu canxi.

148 45,63

8 Hô hấp Gà thở khó, hô hấp nhanh 210 68,75 Theo Greiner and Kocan (1977) hiện tượng thiếu máu trong bệnh do

Leucocytozoon cấp tính được giải thích là do ký sinh trùng sản sinh ra yếu tố A – E (antierythocyte), gây tan huyết nội mạch, kết dính hồng cầu gây tắc mạch.

Theo Hoàng Thạch (2004) khi nghiên cứu bệnh do Leucocytozoon spp trên gà nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có các triệu chứng gà khó thở, bỏ ăn, mào tím nhạt, lông xù, ủ rũ, phân lỏng xanh trắng. Theo Bunbury et al. (2007) gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp biểu hiện các triệu chứng gà ủ rũ, bỏ ăn hoặc giảm ăn, tụm từng đám, giảm đẻ, mào nhạt, phân xanh trắng, gà sốt cao theo chu kỳ.

Hình 4.6. Gà bị tiêu chảy phân xanh, trắng 4.2.2. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp.

Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh do Leucocytozoon spp. chúng tôi mổ khám 200 gà có các triệu chứng của bệnh do Leucocytozoon spp. gây ra ở các đàn đã theo dõi. Kết quả thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Biểu hiện bệnh tích của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp

STT Cơ quan, bộ

phận Biểu hiện

Số mẫu nghiên cứu (n=200) Số mẫu

biến đổi Tỷ lệ (%) 1 Máu Máu loãng, nhạt màu, khó đông hoặc

không đông 165 82,50

2 Cơ

Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực. Bên trong phần cơ tiếp giáp với cơ quan nội tạng xuất huyết nặng

152 76,00 3 Phổi Sưng to, xuất huyết 154 77,00 4 Gan, Lách Sưng to, xuất huyết, xuất hiện các điểm

hoại tử 136 68,50

5 Tim Tích nước xoang bao tim, 165 85,50 6 Thận Mềm nhũn, sưng to 122 61,00 7 Buồng trứng,

ống dẫn trứng Xuất huyết nặng 94 47,00 8 Xoang bụng Xuất huyết, tích nước lẫn máu không đông 86 43,00 9 Khí quản Chứa máu do xuất huyết nặng 80 53,33 10 Ruột Xuất huyết điểm 60 40,00

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. có biểu hiện xuất huyết cơ ngực, vùng da mỏng, không có lông, da chân; xuất huyết và hoại tử các cơ quan nội tạng đặc biệt ở gan, lách, phổi thể hiện rõ nhất.

Hình 4.7. Cơ đùi và cơ lườn gà xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon

Hình 4.8. Lách gà sưng, mềm nhũn và xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon

Hình 4.10. Phổi gà sưng và xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon

Hình 4.11. Tuyến tụy gà xuất huyết trong bệnh Leucocytozoon

Hiện tượng sung huyết và xuất huyết ở các cơ quan của gà là do giai đoạn phân liệt của Leucocytozoon sản sinh ra bào tử ở tế bào nhu mô chúng làm thoái hóa, biến màu thậm trí làm hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh làm giảm chứng năng hoạt động của tế bào nhu mô hoặc bị phá hoại làm tắc nghẽn các mao mạch dẫn đến xuất huyết tràn lan, chảy máu vào xoang bụng.

Gà đẻ biểu hiện tim to, cơ tim dày lên, giảm trương lực cơ trở lên mềm nhão. Phổi bị xung huyết nặng, có nhiều điểm vàng trắng do hợp bào cực đại gây tắc nghẽn các mao mạch.

4.2.3. Bệnh tích vi thể

Nghiên cứu bệnh tích vi thể là một khâu không thể thiếu trong chẩn đoán các tổn thương bệnh lý ở cấp độ mô bào. Sau khi kiểm tra bệnh tích đại thể những gà mổ khám chúng tôi tiến hành lấy gan, lách, phổi làm tiêu bản vi thể. Kết quả trình bày ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Biến đổi vi thể ở một số cơ quan của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp.

STT Cơ

quan Biểu hiện

Số mẫu làm tiêu bản (n = 60) Số mẫu có biểu hiện Tỷ lệ % 1 Gan Sung huyết, hoại tử 58 96,77 2 Lách Sung huyết, nhu mô thoái hóa 53 88,33 3 Phổi Xuất huyết, hồng cấu tràn ngập lòng phế quản, có nhiều hạt Hemosiderin thâm nhập 57 95,00

Bảng 4.8 cho thấy, khi gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. nhu mô gan, lách sung huyết, có thể có hoại tử. Cấu trúc của tế bào của gan, lách, thận, phổi bị biến đổi: tế bào trương to hơn, thâm nhiễm nhiễm nhiều tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan. Đôi khi còn thấy nhiều tế bào hồng cầu do các giao tử và hợp tử Leucocytozoon làm vỡ các mao mạch gây hiện tượng xuất huyết. Các giao tử xâm nhập vào gan sớm nhất và lớn nhất gây viêm tế bào gan dẫn đến thoái hóa, đây biến đổiđiển hình nhất.

Theo Hoàng Thạch (2005), do vòng đời phát triển ký sinh trùng đường máu trong cơ thể gà giai đoạn thể phân liệt sản sinh ra bào tử ở tế bào nhu mô chúng làm thoái hóa biến màu thậm chí làm hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh làm giảm chức năng hoạt động hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan và lách.

Bảng 4.9. Tỷ lệ một số bệnh tích vi thể ở một số cơ quan gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. Bệnh tích Số Block/ cơ quan Gan Lách Phổi Block (+) Tỷ lệ (%) Block (+) Tỷ lệ (%) Block (+) Tỷ lệ (%) Sung huyết 60 45 75,00 37 61,67 10 16,67 Xuất huyết 60 60 100,00 60 100,00 60 100,00 Thâm nhiễm tế bào viêm 60 60 100,00 60 100,00 60 100,00 Thoái hóa tế bào 60 48 80,00 41 68,33 23 38,33 Hoại tử tế bào 60 47 78,33 32 53,33 0 0

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy:

Bệnh tích vi thể đặc trưng ở các cơ quan bị phá hủy do Leucocytozoon là xuất huyết và thâm nhiễm tế bào viêm.

Cơ quan biểu hiện bệnh tích rõ nhất ở gan, lách và phổi và thận.

Phổi: Xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm 100% nhưng mức độ tế bào nhu mô bị thoái hóa, hoại tử chưa cao.

Tim: Xuất huyết, có tế bào viêm xâm nhập.

Lách: Xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm 100%; thoái hóa tế bào 74%; hoại tử tế bào là 60%.

Thận: Xung huyết, có thâm nhiễm tế bào viêm ở kẽ thận.

Gan: Xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm 100%; thoái hóa tế bào 86%; Hoại tử tế bào là 74%.

4.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU GÀ MẮC BỆNH DOLEUCOCYTOZOON SPP. DOLEUCOCYTOZOON SPP.

Máu là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của gia súc cũng như gia cầm, xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu là cần thiết nhằm tạo cơ sở khoa học cho công tác chẩn đoán bệnh.Chúng tôi đã lấy máu của 30 gà bị bệnh và phân tích qua máy đo huyết học tự động CD – 3700.

4.3.1. Số lượng hồng cầu và công thức hồng cầu

Số lượng hồng cầu của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. được trình bày ở bảng 4.10.

Qua bảng 4.10 thấy số lượng hồng cầu ở gà khỏe trung bình dao động từ 2.35 – 2.61 triệu/mm3. Khi gà mắc bệnh lượng hồng cầu bị giảm, dao động từ 1.55 – 2.09 triệu/mm3. Khi gà mắc bệnh Leucocytozoon sẽ ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, dinh dưỡng cung cấp không đủ làm lượng hồng cầu sản sinh ra thấp. Theo Cù Xuân Dần và cs (1996), số lượng hồng cầu gà là 2.5 – 3.2 triệu/mm3.

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu hồng cầu của gà mắc bệnh do Leucocytozoon spp. và gà khỏe STT Chỉ tiêu Gà bệnh ± mx Gà khỏe ± mx 1 Số lượng Hồng cầu (triệu/mm3) 1.77 ± 0.05 (1.55 – 2.09) 2.43 ± 0.03 (2.35 – 2.61) 2 Hàm lượng Hb (g/%) 7.46 ± 0.2 (6.92 – 8.34) 9.72 ± 0.22 (9 – 11.5) 3 Tỷ khối hồng cầu (%) 22.54 ± 0.45 (21.5 – 26.0) 30.44 ± 0.43 (30 – 32.5) 4 Thể tích bình quân hồng cầu (FL) 128.54 126.76 5 Lượng huyết sắc tố bình quân trong

một hồng cầu (pg) 42.32 40.04 6 Nồng độ huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (g/L) 33.21 32.03

Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu khi số lượng hồng cầu giảm thì hàm lượng huyết sắc tố giảm đi ở gà khỏe trung bình là 9.72 ± 0.22 g/%, dao động từ 9 – 11.5 %. Ở gà bệnh giảm đi trung bình còn 7.46 ± 0.2g/%, dao động 6.92 – 8.34 g/%.

Tỷ khối hồng cầu ở gà khỏe mạnh là 30.44 ± 0.43% dao động từ 30 – 32.5% và gà bệnh giảm còn 22.54 ± 0.45% dao động 21.5 – 26%.

Nguyên nhân do số lượng hồng cầu giảm xuống dẫn đến thể tích hồng cầu so với thể tích máu toàn phần giảm nên tỷ khối hồng cầu giảm.

Thể tích bình quân hồng cầu gà khỏe là 126.76 FL nhỏ hơn thể tích bình quân hồng cầu gà bệnh là 128.54 FL.

Nồng độ huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu ở gà bệnh lớn hơn gà khỏe: 33.21 > 32.03 g/L.

Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu chính là lượng Hb chứa trong một hồng cầu. Ta thấy ở gà bệnh là 42.32 pg cao hơn gà khỏe là 40.05 pg.

4.3.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu

Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh

được khả năng bảo vệ của cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Kết quả khảo sát chi tiêu bạch cầu trong máu biểu hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu bạch cầu của gà

Chỉ tiêu Gà bệnh ± mx Gà đối chứng ± mx Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 36.31 ± 0.36 (35.2 – 40.2) 22.13 ± 0.67 (20.3 – 25.6) Bạch cầu đa nhân trung tính

(%) 37.6 ± 0.55 (35.2 – 40.2) 22.18 ± 0.71 (20.5 – 27.0) Tế bào Lympho (%) 18.16 ± 0.66 (17.5 – 24.5) 46.12 ± 1.09 (43.5 – 50.5) Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 2.06 ± 0.14

(1.5 – 3)

4.92 ± 0.14 (4.2 – 5.5) Bạch cầu ái toan (%) 5.61 ± 0.18

(5.0 – 6.8)

4.18 ± 0.18 (3.5 – 5) Bạch cầu ái kiềm (%) 0.46 ± 0.17

(0 – 1.5)

0.62 ± 0.17 (0 – 1.5)

Qua bảng 4.11 thấy: Số lượng bạch cầu ở gà khỏe trung bình là 22.13 ± 0.67, dao động từ 20.3 – 25.6 nghìn/mm3. Khi gà bị bệnh thì số lượng bạch cầu tăng cao hơn so với gà khỏe 36.31 ± 0.36, dao động 35.2 – 40.2 nghìn/mm3.

Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi thấy: Ở gà bệnh tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên so với gà khỏe.

- Bạch cầu đa nhân trung tính của gà bệnh là 37.6 ± 0.05% trong khi đó ở gà khỏe là 22.18 ± 0.71%.

- Tỷ lệ bạch cầu ái toan ở gà bệnh là 5.61 ± 0.18%, trong khi đó tỷ lệ này của gà khỏe là 4.18 ± 0.18%.

- Cùng với sự tăng của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cấu ái toan là sự giảm đi của tế bào Lympho.

Sự thay đổi về công thức bạch cầu, theo chúng tôi có thể xảy ra do sự tác động của sự nhiễm khuẩn trong quá trình bệnh đã kích thích sự tăng thực sự của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong một phạm vi nào đó để chống lại sự

xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể đã bị suy giảm sức đề kháng. Tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của sinh vật, trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên.

4.4. THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH DO LEUCOCYTOZOON SPP. 4.4.1. Điều trị

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị 180 con gà mắc bệnh, chia làm 3 lô, mỗi lô 60 gà tương ứng với 3 loại thuốc có trên thị trường là Methocin, Nanococcis do Công ty Nanovet cung ứng và Daimenton do công ty thuốc thú y Toàn cầu cung cấp.

Số gà điều trị thử nghiệm được tách ra khỏi đàn nhiễm bệnh có biểu hiện bệnh rõ như gầy, mào nhợt nhạt, phân xanh, trắng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, kiểm tra máu có dương tính với Leucocytozoon.

Liều lượng sử dụng: Chúng tôi sử dụng liều lượng từ 70 mg/KgP/ngày, liệu trình sử dụng trong 5-7 ngày. Dùng pha nước cho uống hàng ngày.

Kết hợp dùng các chất trợ sức: Sorbitol tác dụng giải độc gan và Anagil – C để hạ sốt, nâng cao sức đề kháng. Men tiêu hóa sống Biolaczim tác dụng cung cấp các vi khuẩn có lợi đường ruột, tăng cường tiêu hóa, hấp thu cho gà.

Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi, cho phát quang cây cối, cắt cỏ, khơi thong cống rãnh xung quanh trại…. dùng thuốc diệt muỗi, màn mạt, ruồi phun định kỳ 3 lần/ tuần bằng thuốc Ferdona do công ty thuốc sát trùng Việt Nam cung cấp. Kết quả điều trị thể hiện ở bảng 4.12

Bảng 4.12. Thử nghiệm điều trị gà bệnh do Leucocytozoon spp (n = 60)

STT Tên thuốc Số gà điều trị (con) Số gà khỏi bệnh Số gà chết Số lượng (cn) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Methocin 60 48 80,00 12 20,00 2 Nanococcis 60 50 83,33 10 16,67 3 Daimenton 60 51 85,00 9 15,00 Trung bình 82,77 17,23

Qua bảng 4.12 thấy, tỷ lệ khỏi trung bình là 82,77%, tỷ lệ chết là 17,23%, những con khỏi bệnh không có con nào bị mắc bệnh trở lại. Điều này chứng tỏ khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon spp. gây ra nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi bệnh cao (trên 80%).

4.4.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh

Từ những kết quả nghiên của các tác giả khác chúng tôi đề xuất biện pháp phòng bệnh như sau:

- Vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi gà (Lê Văn Năm, 2011).

- Khơi thông cống rãnh, phát quang bui rậm xung quanh chuồng nuôi làm mất nơi sinh sản và sống của vật chủ trung gian (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).

- Chủ động dùng thuốc diệt côn trùng hút máu như Fendona 10SC, và các loại thuốc có hoạt chất Permethrin phun khắp chuồng trại, bụi cây, diện tích đất, bờ ao xung quanh trại chăn nuôi. Phun vào buổi chiều tối là có tác dụng tốt nhất.

- Nên làm chuồng trại có lưới che mắt nhỏ chống côn trùng tiếp xúc với gà, tuy nhiên phải đảm bảo thông thoáng trong chuồng gà.

Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng của gà bằng cách cho ăn uống đầy đủ theo khẩu phần kết hợp dùng các thuốc trợ sức như: vitamin, men tiêu hóa sống, giải độc gan … (Lê Văn Năm, 2011).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phần loài ký sinh trùng đường máu ký sinh trên gà tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là giống Leucocytozoon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)