Tỷ lệ nhiễm giun xoắn của các loài động vật trên địa bàn huyện Mường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh giun xoắn trichinella SP ở một số loài động vật tại huyện mường lát tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng bệnh (Trang 54 - 56)

+ Theo phương pháp ép cơ, tỷ lệ mèo nhiễm ấu trùng giun xoắn nói chung là 3,7%. Tỷ lệ mèo tại xã Mường Lý và Tam Chung nhiễm ấu trùng giun xoắn là tương tự nhau: 5,55%. Không phát hiện thấy mèo nuôi tại Thị Trấn Mường Lát nhiễm ấu trùng giun xoắn.

Theo Vũ Thị Nga và cs., 2012, không phát hiện ấu trùng giun xoắn trên mèo trong các ổ dịch tại tỉnh Điện biên, Sơn La.

Như vậy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn trên thịt mèo trong vùng nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên.

4.1.5. Tỷ lệ nhiễm giun xoắn của các loài động vật trên địa bàn huyện Mường Lát. Mường Lát.

Bảng 4. 5. Tình hình nh ễm g un xoắn của các loà động vật trên địa bàn huyện Mường Lát

STT Loại động vật Phương pháp xác định Tổng số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm chung (%) Phương pháp tiêu cơ Phương pháp ép cơ

Số mẫu kiểm tra Số nhiễm Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số nhiễm Tỷ lệ (%) 1 Lợn 108 4 3,70 108 2 1,85 6 2,78 2 Chuột 108 3 2,78 108 2 1,85 5 2,31 3 Chó 108 4 3,70 108 2 1,85 6 2,78 4 Mèo 108 5 4,63 108 4 3,70 9 4,17 Tổng cộng 432 16 3,70 432 10 2,31 26 3,01

Qua bảng 4.5. Ta thấy.

+ Bằng phương pháp tiêu cơ:

Mèo là động vật có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất 4,63%. Chuột có tỷ lệ nhiễm thấp nhất 2,78%.

Lợn và chó có cùng tỷ lệ nhiễm chung là 3,7%. Tỷ lệ nhiễm chung của các loài động vật là 3,7%.

+ Bằng phương pháp ép cơ:

Mèo là động vật có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất 4,17%. Chó, lợn là động vật có tỷ lệ nhiễm bằng nhau 2,78% Chuột là động vật có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 2,31%. Tỷ lệ nhiễm chung của các loài động vật là 3,01%.

Trong 04 loại động vật nói trên có lợn là động vật dễ truyền bệnh sang cho người nhất. Do các món ăn chế biến từ thịt lợn thường được con người sử dụng nhiều và phổ biến nhất. Ví dụ các món ăn trên địa bàn huyện như: Nem chua, nem chạo, thịt tái, giăm bông, lạp... trong các dịp lễ, tết, ma chay, cưới hỏi đều phải có các món ăn nói trên theo phong tục tập quán ăn uống tại địa phương.

Người nhiễm bệnh giun xoắn từ việc ăn các món ăn tái sống chế biến từ thịt lợn rừng, gấu, chó, hải mã, hải cẩu và chồn Bắc cực nhiễm bệnh.

Các động vật nói trên nhiễm bệnh từ việc ăn thịt chuột hoặc các loài động vật ăn thịt khác cũng như phân và côn trùng ăn thịt khác.

Sau khi chuột nhiễm bệnh truyền lây cho lợn và các động vật ăn thịt khác như mèo, chó; con người ăn các món ăn tái sống từ thịt các động vật nói trên và nhiễm bệnh.

Bảng 4.6. So sánh kết quả của ha phương pháp t êu cơ và ép cơ TT Tên phương pháp Số mẫu

ngh ên cứu Số mẫu nh ễm Tỷ lệ G á trị k ểm định 1 Ép cơ 432 10 3,01 λ2= 1,428 P = 0,232 2 Tiêu cơ 432 16 3,7 Tổng 864 26 3,00

Qua bảng 4.6 ta thấy:

+ Phương pháp tiêu cơ: Có 16/432 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 3,7%.

Ưu điểm: Có độ chính xác cao

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian 6-12 giờ, phải có dung dịch tiêu cơ (pepsin 1%, HCL 1% và NaCl 0,2%) và các dụng cụ khác như tủ ấm.

Nên chỉ dùng phương pháp này trong điều tra, nghiên cứu.

+ Phương pháp ép cơ: Có 10/432 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 3,01%.

Ưu điểm: Kiểm tra nhanh được các mẫu thịt trong các lò mổ để loại bỏ các thân thịt có nhiễm ấu trùng để có biện pháp xử lý ngay.

Nhược điểm: Có độ chính xác kém hơn, năng suất thấp vì khi lấy mẫu nếu có nhiều ấu trùng trên 1g thịt thì mới phát hiện được, nếu tỷ lệ ấu trùng thấp trên 1g thịt thì khả năng phát hiện ấu trùng rất khó.

Nên phương pháp này chủ yếu là dùng trong các lò giết mổ lợn.

Kết quả của hai phương pháp không có ý nghĩa thống kê lớn, vì theo phương pháp ép cơ cho kết quả nhanh nhưng độ chính xác không cao; chủ yếu dùng trong các lò giết mổ lợn để kiểm tra và loại bỏ các thân thịt có nhiễm ấu trùng.

Phương pháp tiêu cơ có độ chính xác cao nhưng nhược điểm mất nhiều thời gian và phải có máy móc mới thực hiện được. Nên chỉ dùng cho nghiên cứu hoặc điều tra.

Vì vậy tùy vào mục đích để lựa chọn phương pháp dùng cho hợp lý. Khi thực hiện điều tra, nghiên cứu thì ta dùng phương pháp tiêu cơ.

Khi cần kiểm tra nhanh trong các lò giết mổ, kiểm tra thực tế tại khu bày bán thịt và các sản phẩm thì ta dùng phương pháp ép cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành bệnh giun xoắn trichinella SP ở một số loài động vật tại huyện mường lát tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng bệnh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)