2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trichinellosis là một bệnh truyền từ động vật qua thực phẩm sang người quan trọng (Murrell KD, 2011; Pozio E, 2009). Tại khu vực Đông Nam Á, có nhiều báo cáo dịch bệnh đặc biệt là ở Thái Lan (Khumjui C, 2008; Kusolsuk T,
2010) và Lào (Barennes H, 2008; Sayasone S, 2006). Trong thời gian 1970-2012, theo báo cáo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Côn trùng Trung Ương tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có năm vụ dịch bùng phát của bệnh giun xoắn trên người tập trung tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và tỉnh Thanh Hóa (Taylor WR, 2009 và NIMPE, 2012). Chẩn đoán các trường hợp bệnh giun xoắn trên người thường muộn, sau 1-2 tuần kể từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập các bệnh viện Trung Ương do hầu hết người dân và cả cán bộ y tế tuyến cơ sở chưa có kiến thức về bệnh giun xoắn đầy đủ và thiếu trang thiết bị để chẩn đoán tại bệnh viện tỉnh và huyện.
Tại Việt Nam, bệnh giun xoắn do Trichinella spiralis gây nên đã được phát hiện ít nhất 5 ổ bệnh với trên 118 bệnh nhân và chết 8 người:
- Năm 1970 tại một xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc tỉnh Yên Bái) có vụ dịch giun xoắn với 26 người ăn thịt lợn sống dưới dạng nem đều bị mắc bệnh, trong đó chết 4 người. Do ăn thịt lợn sống từ một lợn nái 50 kg, đã đẻ nhiều lứa và nuôi được 8 năm. Xét nghiệm mỗi gam thịt lợn chứa 879 ấu trùng giun xoắn. Một con lợn khác được nuôi 7 năm tại địa phương, có 70 ấu trùng giun xoắn trong một gam thịt. (Kiều Tùng Lâm và cs., 1973 và Đỗ Dương Thái và cs., 1976)
-Tháng 12/2001, tại Bản Chấn, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điên Biên có 23 người bị nhiễm bệnh giun xoắn do ăn thịt lợn sống “món lạp” được lấy từ một con lợn được nuôi tại địa phương, trong dó có 2 người tử vong (Nguyễn Duy Toàn và cs., 2002).
-Tháng 9/2004 cũng tại xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên có 20 người ăn “món lạp” được làm từ thịt lợn được nuôi tại địa phương và đều bị bệnh giun xoắn. Trong vụ dịch này không có trường hợp tử vong vì được can thiệp kịp thời (Đoàn Hạnh Nhân và cs., 2004).
-Năm 2008 có một vụ dịch giun xoắn tại xã Bản Chếu, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có 22 người bị bệnh do cùng ăn thịt lợn sống món “lạp” và có 2 người đã tử vong (Taylor WR, 2009).
Tháng 2 năm 2012 tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có 27 người mắc bệnh, trong đó có 6 bệnh nhân chuyển về Hà Nội và 2 bệnh nhân sinh thiết có ấu trùng trong cơ. Xét nghiệm huyết thanh học bằng phản ứng ELISA phát hiện kháng thể kháng giun xoắn cho kết quả dương tính là 7,4% (18/242 người
xét nghiệm). Người ăn thịt lợn có chứa ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín tại địa phương nên mắc bệnh giun xoắn.
Điều tra trên lợn tại địa phương có mang ấu trùng giun xoắn. Tỷ lệ lợn dương tính với kháng thể kháng giun xoắn bằng phương pháp ELISA là 6,7% (3/45 lợn xét nghiệm). Phát hiện lợn dương tính với giun xoắn tại bản Suối Phái, nơi lợn mắc bệnh bị xẻ thịt đem bán và cả bản lân cận là Bản Poọng - xã Tam Chung cho thấy nguồn bệnh vẫn tồn tại ở các khu vực này và còn có thể còn lan rộng hơn.
Vào tháng 9/2013, tạ khu vực cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Đ ện B ên, có một nhóm ngườ ăn thịt lợn mán bị nh ễm bệnh g un xoắn phả nhập v ện đ ều trị. Tất cả các vụ dịch bệnh giun xoắn xảy ra tại Việt Nam lẻ tẻ mang tính chất địa phương, liên quan đến món lạp, chạo, nem chua, món ăn truyền thống của vùng. Những ngườ ăn cùng mâm có chung tr ệu chứng g ống nhau là co rút cơ và nhiễm độc. Do được chẩn đoán muộn nên khi nhập viện thường trong tình trạng bệnh nặng.
Bệnh giun xoắn có tính chất ổ bệnh tự nhiên ở miền núi, dân tộc nếu có những hiểu biết bệnh nhất định trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở sẽ tránh được những vụ dịch địa phương và tử vong. Cần thiết có một nghiên cứu đầy đủ về thực trạng nhiễm bệnh trên người, lợn, chuột và một số động vật khác để có kế hoạch phòng chống bệnh có hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng cho các vùng nguy cơ cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Bệnh giun xoắn được Richard Owen xác định ở trên người năm 1835. Đây là trường hợp người nhiễm ấu trùng giun xoắn trong cơ tại nước Anh. Sau đó, bệnh được xác định phân bố rộng khắp trên thế giới từ Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi như: Anh, Đức, Liên xô, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bungari, Rumani, Ấn độ, trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Indonesia, HaWai, Nhật Bản, newzealand, Mỹ, Canada, Mexico, Brazil, Uruguay, Argentina, Ecuador, Chile, Angieria, Ai Cập, Senegal, Kenya, Tanzania, Nam Phi.
Sự phân bố toàn cầu của Trichinella và sự thay đổi văn hóa của tập quán ăn uống là những yếu tố chính liên quan tới việc nhiễm bệnh ở người ở các nước trên thế giới. Bệnh giun xoắn ở người đã được phát hiện ở 55 nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Liên Xô, Anh,
Đức, Bungari, Rumani, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Indonesia, Hawai, Nhật Bản, New Zealand, Mỹ, Canada., Tanzania, Nam Phi. Ở một số nước, bệnh giun xoắn chỉ được ghi nhận ở các dân tộc thiểu số va khách du lịch bởi vì những người dân bản địa không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt của một số loài động vật. Giun xoắn phát hiện được ở động vật nuôi chủ yếu là lợn ở 43 nước chiếm 21,9% và khoảng 66 nước phát hiện ở động vật hoang dã chiếm 33,3%. Tại Mỹ có 129 người chết trong tổng số 7415 bệnh nhân trong giai đoạn từ năm 1947-1981. Tại nước này từ 1997-2001, có 72 trường hợp nhiễm giun xoắn đã được báo về Trung tâm Phòng chống và kiểm soát Dịch bệnh (CDC). Hầu hết trường hợp liên quan đến ăn thịt động vật hoang dã chiếm 43%, 17% liên quan đến các sản phẩm thịt lợn thương mại và 13% trường hợp khác liên quan đến sản phẩm thịt lợn nhà. Tỷ lệ lợn nội địa bị nhiễm bệnh tại Hoa Kỳ là 0,001%; tuy nhiên, một nghiên cứu mổ khám lợn thấy tỷ lệ mắc là 4%. Dữ liệu cũng cho thấy sự hiện diện T. murrelli ở gấu trúc Bắc Mỹ và chó sói Bắc Mỹ. Sự lây nhiễm cũng có thể xảy ra trong quá trình du lịch nước ngoài, đặc biệt là đến Mexico và châu Á. Tại châu Mỹ Latin và châu Á, thịt lợn nội địa là nguồn lây nhiễm chính. Tỷ lệ nhiễm Trichinella
ở lợn tại Trung Quốc cao chừng 20%. Tại Trung Quốc, 566 vụ dịch đã được phát hiện từ năm 1964-2002, số bệnh nhân lên tới 25,685 và số người chết do giun xoắn là 241 người. Tại Thái Lan trong vòng 27 năm qua đã có 120 vụ địch đã được ghi nhận, khoảng 67.000 người nhiễm và 97 người đã tử vong. Tại châu Âu, nơi mà việc giám sát thịt lợn là bắt buộc, hầu hết các trường hợp bệnh giun xoắn liên quan đến thịt ngựa hoặc thịt lợn rừng hoang dã. Các nghiên cứu cũng đã báo cáo tăng tỷ lệ bệnh giun xoắn ở các nước châu Âu trước đây chẳng hạn như Romania do những thay đổi chính trị và thói quen ăn uống tại khu vực này. Ngoài ra, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu và Cơ quan có Thẩm quyền về An toàn châu Âu đã báo cáo có 779 người mắc bệnh giun xoắn ở Liên minh châu Âu được tìm thấy trong các động vật trang trại và động vật hoang dã, đặc biệt là động vật hoang dã.
2.2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mường lát
Mường Lát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Viêng Xay và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào), có đường biên giới dài hơn 100km. Trên tuyến biên giới có 01 cửa khẩu Quốc gia Tén Tằn, 01 cửa Khẩu phụ xã Mường Chanh và 18 đường mòn ra
vào biên giới. Trong nội địa: Phía Bắc giáp với huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La; phía Đông giáp huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên toàn huyện 81.461,44 ha chiếm 7,28% diện tích của tỉnh, trong đó đất lâm nghiệp 70.227,89 ha, đất phi nông nghiệp 2.192,51ha và đất chưa sử dụng 9.041,04ha.
Địa hình huyện Mường Lát có độ cao trung bình từ khoảng 250m-1.800m so vớ mặt nước b ển. Đây là m ền uốn nếp phía Tây của Bắc Nam, nơ có hoạt động tân k ến tạo nâng lên mạnh mẽ, tạo nên các địa hình nú ở đây chủ yếu là dạng địa hình nú cao, bị ch a cắt mạnh, độ dốc lớn.
Do ảnh hưởng của k ến tạo địa hình nên địa hình huyện Mường Lát có dạng hình máng, xen g ữa các dẫy nú cao là dòng sông Mã có độ cao trung bình khoảng 200m so vớ mực nước b ển. Phía Bắc sông Mã là các dày nú cao có độ cao từ 1.200m (Tén Tằn) đến 1.000m (Tam Chung), phía nam sông Mã là các dãy nú cao có độ cao từ 1.800m(PùNh ), 1.500m(Quang Ch ểu) đến 800m (Trung Lý).
Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính (08 xã và 01 thị trấn) với 90 bản, khu phố. Dân số 7.567 hộ/36.659 khẩu (18.213 nam, 18.446 nữ). Gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 45,17%, dân tộc Mông chiếm 40,98%, dân tộc Dao chiếm 2,1%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,6%, dân tộc Mường chiếm 3,95% và dân tộc Kinh chiếm 5,2% tổng dân số toàn huyện. Dân số trong độ tuổi lao động 20.456 người. Điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào nương rẫy, tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ. Kinh tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng/năm. Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 71,4%; hộ cận nghèo là 9,45%. (Theo số liệu báo cáo tháng 10 năm 2015).
Mường Lát nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
Chế độ nhiệt: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện địa hình nên nền nhiệt độ ở đây tương đối thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.0000C.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm ở đây thường cao và ẩm ướt và có sương mù hơn so với các huyện vùng đồng bằng.
Chế độ mưa: Lượng mưa ở đây khá lớn, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm.
Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.
Mùa lũ hàng năm thường xuất hiện vào các tháng VI-X. Ba tháng liên tục có lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào các tháng VII- IX,trong đó tháng có lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VIII. Mùa cạn kéo dài từ tháng XI, XII đến tháng V,VI năm sau, trong đó 3 tháng cạn nhất thường xuất hiện vào các tháng II-IV.
Tình hình sản xuất ngành chăn nuô trên địa bàn huyện: Theo số l ệu của Ch cục thống kê Mường Lát (tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2017) tổng đàn trâu, bò 16.995 con (trâu: 5.564 con, bò 11.431 con); ngựa 99 con, Dê 3311 con; chó, mèo 3.682 con, đàn lợn 17.496 con; đàn g a cầm: 97.884 con.
Chăn nuô trên địa bàn huyện chủ yếu là thả rông, nhỏ lẻ, chăn nuô tận dụng, chưa có trang trạ cũng như g a trạ trên địa bàn huyện. Các hộ chăn nuô chủ yếu thả rông trong rừng và chỉ t ến hành k ểm tra vào cuố tuần, tháng... ít có đ ều k ện chăm sóc, nuô dưỡng vật nuô của mình. Các hộ thường s nh sống trong các vùng rừng sâu, nơ gần nguồn nước, thuận t ện cho v ệc chăn nuô , tách b ệt vớ khu vực bên ngoà . Vật nuô có nh ều đ ều k ện t ếp xúc vớ th ên nh ên hoang dã.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đố tượng ngh ên cứu: Lợn, chó, mèo, chuột hoang dã.
- Món ăn tái sống của người chế biến từ thịt lợn: Nem chua, lạp, giăm bông, thịt hun khói, thịt kho.
Địa đ ểm ngh ên cứu: Huyện Mường Lát, Thanh Hóa. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn trên các động vật: Lợn, chó, mèo, chuột.
+ Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn trên các món ăn: nem chua, lạp, giăm bông, thịt hun khói.
+ Khảo sát tập quán ăn uống của người dân. + Đề xuất b ện pháp phòng bệnh.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Ngh ên cứu sự lưu hành của g un xoắn ở động vật trong vùng ngh ên cứu
bằng phương pháp cắt ngang (Nguyễn Như Thanh, Bù Quang Anh, Trương
Quang, 2001)
Chọn địa đ ểm ngh ên cứu: Có chủ đích (nơ xảy ra ổ dịch: Thị Trấn Mường Lát) và một số xã lân cận thuộc huyện Mường Lát.
Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng Thị Trấn Mường Lát, xã Tam Chung, xã Mường Lý mỗ địa đ ểm chọn 3 khu hoặc 3 bản để t ến hành ngh ên cứu.
Lấy mẫu k ểm tra theo công thức dịch tễ học Dung lượng mẫu cần lấy để ngh ên cứu: N = 1,962 P (1-P)
d2
P lấy theo tỷ lệ nh ễm trung bình của lợn, chó, mèo, chuột tạ ổ dịch ở huyện Mũ Căng Chả 1970 là 60,7%.Theo công thức trên mỗ loà động vật ngh ên cứu chọn 36 mẫu tại các xã, thị trấn nghiên cứu.
b. Xác định tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trong thịt động vật ( Lợn, chó, mèo, chuột và trong các món ăn tá sống chế b ến từ thịt lợn như: lạp, nem chua, thịt hun khó , g ăm bông
- Phương pháp ép cơ:
Tìm ấu trùng g un xoắn bằng phương pháp ép cơ (Phạm Văn Khuê, Phan Lục,1996).
Lấy thịt ở chân hoành cách của các loạ động vật ngh ên cứu (r êng chuột lấy thịt ở cơ đù ), khoảng 40-50g dùng kéo cong cắt lấy 20-24 miếng nhỏ bằng đầu tăm, rồi dàn đều trên phiến kính kiểm tra giun xoắn, ép mạnh hai đầu phiến kính cho thịt nát ra, đặt vào kính soi giun xoắn hoặc kính hiển vi có độ phóng đại 40-50 lần.
Sử dụng kính kiểm tra giun xoắn chuyên dụng: kính gồm hai bản có kích thước dài 20cm, rộng 5cm, dầy 0,8-1cm; hai đầu có khoan ốc vít, bên trong cứa thành 24 ô vuông nhỏ để dàn đều thịt trong quá trình kiểm tra.
- Phương pháp tiêu cơ:
Tìm ấu trùng g un xoắn bằng phương pháp t êu cơ (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)
Lấy một lượng cơ hoành cách, độ 3-4g cho vào lọ thủy tinh hoặc đĩa lồng, them 5-7 ml dung dịch tiêu cơ (pepsin 1%, HCL 1% và NaCl 0,2%) giữ ở nhiệt