nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất. Chăn
nuôi trang trại, gia trại có nhiều phát triển, nhưng bên cạnh đó hình thức chăn
nuôi truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu (Nguyễn
Tân Khánh, 2013).
Ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi gia súc nói chung nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, phân tán, khó kiểm soát chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi trang trại tăng nhanh nhưng thiếu bền vững, chưa có chiến lược quy hoạch theo giống vật nuôi và theo vùng sinh thái. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, luôn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh với tần suất xuất hiện có xu hướng ngày một ngắn lại... Ðầu tư cho khoa học chưa thỏa đáng, con giống thường xuyên phải nhập, hệ thống tổ chức, quản lý ngành chăn nuôi còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ, quản lýhạn chế, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà.. Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, hàng nhập lậu tràn lan ảnh hưởng lớn tới phát triển chăn nuôi trong nước và làm giảm hiệu quả đầu tư ở lĩnh vực này. Vốn đầu tư cho chăn nuôi còn hạn hẹp, chưa được quan tâm đúng mức, lãi suất cao, khó tiếp cận. Cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển chăn nuôi chưa thông thoáng, chưa tạo môi trường thuận lợi, chưa có ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư (Nguyễn Tân Khánh, 2013).
Kiểm soát xử lý môi trường chưa thường xuyên cho nên ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra ngày càng nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua, việc giết mổ và chế biến gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến mức được báo động nhưng chưa có chuyển biến tích cực, năng suất hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém. Các chỉ tiêu quan trọng của giống vật nuôi nước ta như khả năng sinh sản, sinh trưởng chỉ bằng 85 đến 90% thế giới, chi phí cho một đơn vị sản phẩm cao hơn các nước 1,15 đến 1,2 lần (Nguyễn Tân Khánh, 2013).
Trước những khó khăn nêu trên, để đạt được những mục tiêu trong chiến
lược đến năm 2020 là đạt mức tăng trưởng bình quân từ 5 đến 7%/năm, giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp đạt hơn 42%; sản lượng thịt đạt hơn 5,5 triệu tấn.
Chúng ta cần tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính là quá trình đưa hoạt động chăn nuôi vượt ra khỏi vị trí, là
hoạt động kinh tế phụgia đình và phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng
sản xuất theo phương thức công nghiệp, trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và
vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguyễn Tân Khánh, 2013).
2.2.1.1. Phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại Lào Cai
Theo Vũ Văn Toán (2015) thì Lào Cai được đánh giá là địa phương có nhiều giống lợn bản địa, với chất lượng thịt cao, thơm ngon, sạch bệnh (như lợn đen Mường Khương, Bắc Hà; lợn “cắp nách” Sa Pa, Bát Xát…). Mặt khác, nhu cầu và thị trường tiêu thụ thịt lợn ở Lào Cai khá lớn, tới hàng nghìn tấn/năm, do lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng cao (gần ba triệu lượt khách/năm) và nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên.
Chăn nuôi lợn là ngành kinh tế “chủ chốt” ở nông thôn. Toàn tỉnh hiện có
khoảng 70 nghìn hộ chăn nuôi lợn và hàng chục doanh nghiệp, trang trại nuôi lợn với quy mô lớn, hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 50 nghìn tấn lợn hơi
(Vũ Văn Toán, 2015).
Theo Vũ Văn Toán (2015) thì thị trường tiêu thụ thịt lợn ngày càng khắt
khe, người tiêu dùng ngày càng khó tính, đòi hỏi chất lượng thịt cao, sạch bệnh, an toàn thực phẩm. Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tỉnh Lào Cai tập trung theo hai hướng:
Ở vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, TP Lào Cai phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại công nghiệp, HTX gắn với công nghệ cao, nuôi các giống lợn ngoại, lợn lai có tỷ lệ máu ngoại từ 75% trở lên, theo hướng VietGAP, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường(Vũ Văn Toán, 2015).
Ở vùng cao như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai phát triển nuôi lợn đen bản địa, lợn “cắp nách” để tạo sản phẩm đặc sản hữu cơ, chất lượng thịt thơm ngon, an toàn thực phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm như thịt lợn tươi, giò, chả, thịt lợn treo gác bếp, lạp xường… gắn với xây dựng nhãn hiệu,
thương hiệu của sản phẩm, để nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ(Vũ Văn Toán, 2015).
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Lào Cai thực hiện đồng bộ các giải pháp về con giống; thức ăn; thú y; đổi mới các tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết vùng
và liên kết ngang, lấy hộ trang trại làm trung tâm; gắn sản xuất với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận như Lai Châu và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (Vũ Văn Toán, 2015).
Lợn Bắc Hà Lào Cai nổi tiếng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bắc Hà vốn là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Lào Cai, song vài năm trở lại đây, diện mạo kinh tế địa phương dần khởi sắc nhờ các mô hình nông nghiệp
công nghệ cao. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn đen bản địa kiểu mới tại xã Tà Chải là một trong những mô hình tiêu biểu. Khác với lối chăn nuôi tự phát truyền thống, trang trại nuôi lợn đen bản địa theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào lẫn đầu ra. Ở khâu chọn con giống, trang trại tự lai tạo theo phương pháp riêng bằng cách kết hợp lợn nái Móng Cái với lợn đực thuần chủng Bắc Hà, cho ra giống mới có tỷ lệ thịt và mỡ đồng đều. Chuồng trại được phân thành nhiều ô riêng biệt, mật độ lợn 7 con một chuồng để chúng có đủ không gian vận động và phát triển khỏe mạnh. Toàn bộ sàn được rải "lớp đệm" sinh học từ mùn cưa và trấu, giúp sản sinh nhiệt lượng giữ ấm, phòng trừ bệnh (cảm cúm, lở mồm long móng...), giữ chuồng trại khô thoáng, không có mùi hôi.Trang trại còn tự sản xuất nguồn thức ăn sạch cho đàn lợn bằng nguồn nông sản tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp, chất tạo nạc hay tăng trọng. Lợn đen bản địa Bắc Hà xuất chuồng nặng khoảng 90kg mỗi con, chất lượng thịt thơm ngon, được tiêu thụ khắp Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn La.. (Vũ Văn Toán, 2015)
Ngoài Bắc Hà, lợn bản địa cũng được gây giống và nuôi theo mô hình an toàn vệ sinh tại nhiều huyện khác như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương. Giống lợn này cho thành phẩm thịt chắc, thơm ngon, đậm đà, là đặc sản nổi tiếng của Lào Cai (Vũ Văn Toán, 2015)
2.1.1.2. Phát triển chăn nuôi lợn đen tại Tuyên Quang
Theo Nguyễn Đạt (2017) thì tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch 173 vùng
chăn nuôi lợn thịt đặc sản tại 4 huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm
Yên. Trong đó, Na Hang 62 vùng, Lâm Bình 28 vùng, Chiêm Hóa 53 vùng, Hàm
Yên 30 vùng.
Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Tuyên Quang, việc quy hoạch vùng
chăn nuôi lợn đặc sản tại các huyện vùng cao vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu
vật nuôi, tạo điểm nhấn về hàng hóa đặc sản địa phương, nâng cao thu nhập cho
người dân. Qua rà soát, tỷ lệ chăn nuôi lợn đen địa phương, lợn rừng lai tại các
huyện này chiếm khoảng 60% tổng đàn tại khu vực (Nguyễn Đạt, 2017).
Huyện Lâm Bình là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng Đề án
phương là một trong 5 loại vật nuôi được đưa vào đề án này để xây dựng các
chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân phát triển theo quy mô lớn hơn
trong những năm tới. Nếu như trước đây, nuôi lợn đen trên núi chỉ để phục vụ
cho sinh hoạt trong gia đình hoặc nhu cầu của bà con trong thôn, xã thì nay nhiều
xã đã thành lập được hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên nuôi lợn đen bản địa trên núi. Lợn đen bản địa ởLâm Bình được đưa về thành phố Tuyên Quang rồi chuyển đi
Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng... tiêu thụ. Các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Hàm Yên cũng khuyến khích người dân duy trì, nhân rộng các mô
hình nuôi lợn đen bản địa đặc sản nhằm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành
nông nghiệp tại các địa phương (Nguyễn Đạt, 2017).
Thực hiện Chương trình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, Trạm Giống vật tư
nông lâm nghiệp Hàm Yên thực hiện Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất giống và chăn nuôi lợn rừng lai; đồng thời xây dựng trang trại chăn
nuôi lợn rừng lai quy mô 60 con lợn nái địa phương và 6 con lợn đực rừng giống.
chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai rất thuận lợi, không mất công sức, nguồn thức
ăn sẵn có, chỉ là cây chuối và cám ngô. Trong 3 năm thực hiện mô hình chăn nuôi
lợn đen, lợn rừng lai, giá bán ra thị trường của trạm cao gấp 3 lần so với lợn
thường mà không đủđểđáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi cũng như thịtrường
tiêu thụ sản phẩm. Hiện trạm đã chuyển giao mô hình này cho thị trấn Tân Yên để
tiếp tục duy trì và nhân rộng quy mô chăn nuôi (Nguyễn Đạt, 2017).
Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi lợn
đen bản địa địa phương là việc bảo tồn giống lợn đen bản địa. Bởi hiện nay, việc
lai tạo từ các giống lợn đen khác nhau với giống lợn nái chưa được thực hiện
đồng bộ, thống nhất ở các nơi và các hộgia đình. Để khắc phục tình trạng này, từ
2012 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với Dự án TNSP (dự
án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn) hỗ trợ cho 5 tổ hợp tác thuộc các
xã Năng Khả, Thanh Tương, Sơn Phú (Na Hang), Thổ Bình, Thượng Lâm (Lâm
Bình) một số lợn nái đen giống địa phương và lợn đực ngoại để cải tạo chất
lượng đàn. Theo ông Đào Duy Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và
Thú y tỉnh, sau khi lai tạo, việc chăn nuôi đàn được các tổ hợp tác thực hiện theo
phương thức hữu cơ, tận dụng thức ăn tự nhiên và giảm thiểu thức ăn công
nghiệp. Qua theo dõi, tỷ lệ sinh sản của lợn nái cao hơn, tăng giá trị kinh tế rõ rệt
Để hỗ trợ, khuyến khích các tổ nhóm hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn đen bản địa địa phương, tỉnh xây dựng và kêu gọi đầu tư vào
Dự án Xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi lợn đặc sản tại huyện Chiêm Hóa,
Lâm Bình, Na Hang, giai đoạn 2016 - 2017. Về lâu dài, Chi cục Chăn nuôi và
Thú y tỉnh khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa tại 4 huyện vùng cao
móng cái hóa hoặc chọn tạo lợn đen địa phương để cải tạo đàn giống. Đồng thời,
phối hợp với các ngành chức năng liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm đặc sản tại
các thịtrường lớn hơn (Nguyễn Đạt, 2017).