+ Một số vấn đề quan trọng trong chăn nuôi lợn bản địa.
+ Kỹ thuật chọn lợn thịt.
+ Kỹ thuật chọn lợn cái hậu bị.
+ Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái bản địa.
+ Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục.
+ Kỹ thuật đỡđẻ cho lợn.
+ Kỹ thuật chăm sóc lợn con sơ sinh.
- Phòng chống dịch bệnh:
+ Lịch tiêm các loại vắc xin cho lợn nái, lợn đực giống và lợn con.
+ Bệnh Tụ huyết trùng lợn: cách nhận biết bệnh, cách phòng và điều trị bệnh.
+ Bệnh lở mồm long móng: cách nhận biết bệnh, cách phòng và điều trị bệnh.
+ Bệnh Lép tô (lợn nghệ): cách nhận biết bệnh, cách phòng và điều trị bệnh.
+ Bệnh E.coli sưng phù đầu: cách nhận biết bệnh, cách phòng và điều trị bệnh.
- Hướng dẫn ghi chép sổ sách:
+ Theo dõi về sinh sản, sinh trưởng.
+ Chi phí đầu tư (con giống, sử dụng thức ăn, phòng và điều trị bệnh)
+ Hướng dẫn hạch toán trong chăn nuôi
4.2.5. Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) trong phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc
Có thể khẳng định rằng phát triển sản xuất và tiêu thụ là một hướng đi
đúng trong xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xu
Với chăn nuôi và tiêu thụ lợn đen bản địa cũng vậy, nhất là ởcác xã chăn nuôi và
tiêu thụ lợn đen bản địa đã và đang góp phần to lớn trong việc thay đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi, giải quyết việc làm cho lao động phụ, và công cuộc xoá đói
giảm nghèo ở các xã.
4.2.5.1. Điểm mạnh
(1) Điều kiện tự nhiên của của huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi lợn đen
bản địa.
(2) Lực lượng lao động dồi dào.
(3) Đà Bắc là một trong những huyện nghèo của cả nước, cuốc sống chủ
yếu dựa vào nông nghiệp nên lượng phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh lớn,
có thể phục vụ phần nào thức ăn cho chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí.
(4) Công tác thú y được chú trọng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
phòng chữa bệnh cho đàn lợn trên địa bàn.
4.2.5.2. Điểm yếu
(1) Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún vì người dân chưa thực sự thấy
được hiệu quả kinh tế từ việc phát triển đàn lợn đen bản địa mang lại.
(2) Phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng.
(3) Công tác chọn giống chưa được quản lý chặt chẽ.
(4) Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng yếu kém.
(5).Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của nông dân thấp.
(6) Thiếu vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi đàn lợn đen bản địa là hiện
tượng phổ biến, nhất là các hộ nghèo.
4.2.5.3. Cơ hội
(1) Hộ chăn nuôi lợn đen bản địa và chính quyền địa phương cần có các
biện pháp giữ và nhân rộng giống và nguồn gen quý của đàn lợn đen bản địa tại
địa phương.
(2) Cần có sự phối hợp giữa hai hình thức chăn nuôi. Chăn nuôi theo hình
thức bán chăn thả để giảm bớt một số chi phí không cần thiết và tăng đàn (gia tăng quy mô đàn lợn đen bản địa); chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt để đạt
được hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộchăn nuôi.
(3) Khuyến cáo các hộ chăn nên lựa chọn và mua những con lợn đen bản
hiện có ở gia đình hoặc để sử dụng nuôi nhốt rồi bán lại lấy vốn quay vòng.
(4) Tập huấn những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi lợn đen
bản địa.
(5) Về hoạt động tiêu thụ:
Thứ nhất, chính quyền địa phương kết hợp với hộchăn nuôi phải có sự kiên
quyết không bán những con lợn đen bản địa giống tốt thông qua việc xem xét biện
pháp, cách thức hỗ trợ kinh phí hợp lý trên nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án.
Thứ hai, tuyên truyền các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa chỉ nuôi nhốt để
vỗ béo các con lợn không đạt tiêu chuẩn làm giống ở địa phương rồi bán nhằm
đem lai hiệu quả kinh tếcao hơn.
Thứ ba, chính quyền địa phương có những chính sách tác động giúp hộ chăn nuôi lợn đen bản địa, chủ thu gom lớn nhỏ địa phương và các lái buôn
ngoài xã có mối liên hệ chặt chẽ và kết hợp tốt hơn nhằm đem lại lợi ích cụ
thể cho các bên (hộ chăn nuôi lợn đen bản địa không phải đi quá xa và không
bị ép giá; chủ thu gom và các lái buôn ngoài tỉnh cạnh tranh bình đẳng; Chính
quyền địa phương đạt được những mục tiêu, kế hoạch phát triển đàn lợn đen
bản địa của mình).
Thứ tư, các hộ chăn nuôi cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi
lợn đen bản địa để tạo nên sản phẩm lợn đen bản địa ngon, an toàn vệ sinh thực
phẩm; những thu gom địa phương cũng cần phải quảng bá hình ảnh sản phẩm
lợn đen bản địa của địa phương trong quá trình tiêu thụ.
4.2.5.4. Thách thức
(1) Ô nhiễm môi trường từchăn nuôi, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư;
(2) Đàn lợn đen bản địa trên địa bàn có khảnăng sụt giảm đáng kể về chất
lượng thịt thương phẩm cũng như sốlượng đầu con trong thời gian tới nếu không
có biện pháp cải tạo giống;
(3) Nguồn thức ăn cho đàn lợn đen bản địa chưa ổn định, nhất là các tháng
mùa đông;
(4) Người chăn nuôi bị ép giá do khoảng cách tới nơi tiêu thụ xa.
Qua đánh giá và phân tích thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa tại Đà Bắc
và làm rõ các yếu tốảnh hưởng tới phát triển bền vững đàn lợn đen bản địa, ta có
tiêu thụ sản phẩm lợn đen bản địa của địa phương. Công cụ SWOT dưới đây được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra định hướng và các giải pháp chiến lược trong phát triển chăn nuôi
và tiêu thụ lợn đen bản địa của huyện trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Dựa trên bảng phân tích SWOT, ta có thể kết hợp giữa bốn thành phần
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có thểđưa ra được phương hướng và
một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện
Bảng 4.25. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm lợn đen bản địa ở Đà Bắc
Cơ hội (Opportunities) – O Thách thức (Threats) - T
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đến việc phát triển đàn lợn đen bản địa.
- Huyện là một trong các địa phươngcó giống lợn đen bản địa đáp ứng yêu cầu để thực hiện Dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn đen bản địa việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học”
- Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn đen bản địa ngày càng cao, đặc biệt là thịt lợn có chất lượng và an toàn. - Các lái buôn ở các tỉnh thành lân cận thường xuyên tới thu mua đàn lợn đen bản địatrên địa bàn.
- Biện pháp tránh rét cho đàn lợn đen bản địa đã được chú trọng.
- Đàn lợn đen bản địa trên địa bàn có khả năng sụt giảm đáng kể về chất lượng thịt thương phẩm cũng như số lượng đầu con trong thời gian tới nếu không có biện pháp cải tạo giống. - Nguồn thức ăn cho đàn lợn đen bản địa chưa ổn định, nhất là các tháng mùa đông.
- Người chăn nuôi bị ép giá do khoảng cách tới nơi tiêu thụ xa.
Điểm mạnh (Strengths) – S Chiến lược S – O Chiến lược S –T
- Có thể tăng quy mô đàn thông qua việc chăn nuôi đàn lợn đen bản địa theo hình thức trang trại.
- Hộ chăn nuôi lợn đen bản địa có thể đạt hiệu quả kinh tế cao từ việc chăn nuôi lợn.
- Hộ chăn nuôi có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi.
- Dễ bán, có thể mở rộng thị trường ra tỉnh ngoài
- Hệ thống thu gom địa phương rất năng động.
- Hoàn thiện đề án phát triển bền vững đàn lợn đen bản địa trên địa bàn.
- Tăng cao về quy mô đàn lợn đen bản địa nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn thịt thương phẩm. - Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu gom, chế biến và giết mổ lợn đen bản địa trên địa bàn huyện.
- Chủ động nguồn thức ăn và công tác phòng chống dịch bệnh và tránh rét cho đàn lợn đen bản địa.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Bảng 4.25. Phân tích SWOT trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm lợn đen bản địa ở Đà Bắc (tiếp)
Điểm yếu (Weaknesses) – W Chiến lược W – O Chiến lược W – T
- Đa phần các hộ chăn nuôi trong xã chỉ áp dụng việc chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt có hiệu quả kinh tế thấp.