4.1.6.1. Kết quả chăn nuôi lợn đen bản địa
Do đặc điểm địa bàn khó khăn trong phát triển trồng trọt nên chủ trương
của huyện đã xác định phát triển chăn nuôi mà chủ yếu là phát triển chăn nuôi
đàn lợn đen bản địa để cải thiện đời sống đồng bào dân tộc vùng cao, để bảo tồn,
phát triển sinh sản nhân giống lợn quý, mà còn cung cấp một số lượng khá lớn
thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bảng 4.16. Kết quả chăn nuôi lợn đen bản địacủa các hộ điều tra trong 3 năm (2015-2017)
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ
I Chi phí/con/100kg tăng trọng 1 Chi phí trung gian
(IC) Tr.đ 3,025 3,100 3,280 102,48 105,81 104,13 2 Khấu hao chuồng
trại Tr.đ 0,560 0,660 0,825 117,86 125,00 121,38 3 Công lao động Công 154 152 156 98,70 102,63 100,65 II Kết quả chăn nuôi
1 Giá trị sản xuất
(GO) Tr.đ 8,5 9,2 10,0 108,24 108,7 108,47 2 Giá trị gia tăng
(VA) Tr.đ 5,48 6,10 6,72 111,42 110,16 110,79 3 Thu nhập hỗn hợp
(MI) Tr.đ 4,92 5,44 5,90 110,68 108,36 109,52 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Theo kết quảđiều tra tại các hộchăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện
cho thấy tới nay tại các xã điều tra có tới 80% hộ chăn nuôi lợn đen bản địa. Với
nhiều hộ, chăn nuôi đã là nguồn thu nhập chính của gia đình, góp phần tăng thu
nhập cải thiện đời sống. Vì vậy nên chăn nuôi lợn đen bản địa ở huyện đang được
nhân rộng và phát triển. Tuy nhiên do trình độ và tầm hiểu biết còn hạn chếvà điều
kiện khí hậu khắc nghiệt đã khiến cho vật nuôi phát triển chậm. Kết quảchăn nuôi
của các hộđiều tra được thể hiện ở bảng 4.16 (được tính trên 100kg lợn hơi).
4.1.6.2. Hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa
Giá trị ngành chăn nuôi lợn đen bản địa tại huyện Đà Bắc trong những
năm gần đây không ngừng tăng lên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ngày càng tăng, nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Hiệu quả của ngành chăn nuôi tại
huyện có một phần đóng góp rất lớn từchăn nuôi giống lợn đen bản địa.
Bảng 4.17. Hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra trong 3 năm (2015-2017) T T Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/201 5 2017/201 6 BQ
I Hiệu quả chi phí
1 GO/IC lần 2,81 2,97 3,05 105,62 102,73 104,1 6 2 VA/IC lần 1,81 1,97 2,05 108,72 104,12 106,4 3 MI/IC lần 1,62 1,75 1,8 108 102,42 105,1
7 II Hiệu quả sử dụng lao động
1 GO/côn g Tr.đồng/công 0,055 0,061 0,064 109,66 105,91 107,7 7 2 VA/côn Tr.đồng/công 0,036 0,040 0,043 112,88 107,34 110,0
g 8 3 MI/công Tr.đồng/công 0,032 0,036 0,038 112,14 105,59 108,8
1 Nguồn: Số liệu điều tra(2017)
Tính toán về hiệu quả theo chi phí trung gian cho thấy: chăn nuôi nhỏ lẻ là
hình thức chăn nuôi theo kiểu truyền thống của các hộnông dân Đà Bắc, họ tận
dụng tất cả mọi thứ có thểđể chăn nuôi lợn đen bản địa nên chi phí bỏ ra thấp.
Thêm vào đó, việc đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi chưa được chú
trọng, nhiều chuồng trại chăn nuôi chỉ mang tính tạm bợ.
Hộp 4.2. Lợi ích từ việc nuôi lợn đen bản địa
“Từ ngày gia đình được cán bộ hướng dẫn cho nuôi lợn đen bản địa, gia đình tôi đã mua được tivi xem rồi. Nuôi lợn đen bản địa hơn nuôi lợn thường và gà nhiều lắm”.
Nguồn: Phỏng vấn anh Đinh Văn Tuyến - 35 tuổi - Xóm Rằng, xã Cao Sơn, thời gian: 14h ngày 08/12/2017 tại UBND xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc.
Từ khi có chủ trương của nhà nước về phát triển hàng hóa và nhân rộng
giống lợn đen bản địa của huyện Đà Bắc thì đa số các hộ dân trên địa bàn huyện đã tham gia chăn nuôi giống lợn này. Họ thấy rằng nuôi lợn đen bản
địađem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống gia súc khác, do nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với văn hóa truyền thống và tập quán
chăn nuôi của người dân huyện Đà Bắc
a. Lao động việc làm
Phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc sẽ góp
phần tăng hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, làm tăng giá trị sản
xuất của toàn huyện, tăng thu nhập cho người lao động từ nông nghiệp, từ đó
sẽ giảm áp lực cho các ngành sản xuất khác như công nghiệp, xây dựng và
thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa còn
gián tiếp tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển như xây dựng,
kinh doanh dịch vụ, buôn bán,… từ đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động.
Lao động bình quân của toàn huyện Đà Bắc là 2,2 lao động/hộ.
việc trồng trọt các loại cây có giá trị kinh tế cao còn gặp khá nhiều khó khăn. Do đó theo chủ trương của huyện là phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa để
phát triển kinh tế nông hộ, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng cao, nên số hộ nuôi lợn đen bản địatăng lên khá cao qua các năm. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trình độ của người dân trong chăn nuôi
còn rất nhiều hạn chế đặc biệt về kỹ thuật chăn nuôi, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm lâu năm. Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa còn ít do thiếu kinh phí, chưa đáp ứng được hết nhu cầu học tập của người dân.
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trong 3 năm (2015-2017)
ĐVT: Lao động TT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ I Nông nghiệp 36.197 36.031 36.214 99,54 100,51 100,02 1 Trồng trọt 19.743 19.331 19.394 97,91 100,33 99,11 2 Chăn nuôi 16.454 16.700 16.820 101,50 100,72 101,11 2.1 Chăn nuôi lợn đen
bản địa 9.560 9.890 10.250 103,45 103,64 103,55 II Công nghiệp 1.250 1.526 2.150 122,08 140,89 131,15 III Thương mại - DV 3.580 3.594 3.856 100,39 107,29 103,78 Tổng số lao động 41.027 41.151 41.220 100,3 100,17 100,23 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc (2017)
Từ bảng 4.18 cho thấy, trong tổng số lao động của huyện thì chiếm tỷ lệ cao vẫn là lao động nông nghiệp. Trong đó, lao động cho trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất. Lao động trong chăn nuôi đang dần tăng lên do một phần lao động trồng trọt nằm trong đó, bởi vì lao động chăn nuôi và lao động trồng trọt không tách rời nhau và một phần khác là hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Trên địa bàn huyện, hầu như hộ trồng trọt đều chăn nuôi lợn đen bản địa vì có thể tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt. Từ khi huyện có chính sách phát triển chăn nuôi giống lợn đen bản địa thì số lượng lao động trong ngành chăn nuôi tăng lên đáng kể từ 16.554 lao động năm 2015 đến năm 2017 đã tăng lên là 17.020 người. Do đặc điểm chăn nuôi lợn đen bản địa của huyện Đà Bắc là nuôi nhốt nên lao động phải đi kiếm thức ăn
như cây chuối, rau, cỏ... về cho lợn ăn. Điều này đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.
Như vậy chăn nuôi lợn đen bản địa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Đà Bắc, góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
b. Xóa đói giảm nghèo
Đà Bắc là huyện 30a của tỉnh Hòa Bình, là huyện có điều kiện kinh tếvăn
hoá xã hội khó khăn nhất tỉnh. Huyện có 5 dân tộc anh em chung sống đoàn kết
từ lâu đời. Tỷ lệđồng bào dân tộc thiểu số rất cao chiếm 96,47% tổng số dân số
(Dân tộc Mường chiếm 87,23% tổng dân số). Huyện có 20 đơn vị hành chính
trong đó 17 đơn vị thuộc diện đặc biệt khó khăn. Do đó nhận thức của quần
chúng nhân dân còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy mà công tác xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do nỗ lực của chính quyền địa phương và sự quan tâm của các cấp các ngành mà tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm dần qua các năm.
Theo báo cáo thống kê, đến cuối năm 2017 số hộ nghèo trong huyện là
5.942 hộ ứng với tỉ lệ là 42,34%, giảm 4,63% so với năm 2016 (Do có sự điều
chỉnh về phương pháp tính tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 nên tôi xin phép không so sánh các năm trở vềtrước). Đó là những con số giảm nghèo đáng ngạc nhiên của huyện. Điều đó cho thấy điều kiện kinh tế của các hộ trên địa bàn huyện đã có sự tăng lên.
Bảng 4.19. Tình hình giảm nghèo trong các hộ có chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đà Bắc trong hai năm (2015-2016)
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm BQ(%)
2016 2017
1 Số hộ nghèo đói hộ 6.505 5.942 91,35
1.1 Hộ chăn nuôi lợn đen bản địa hộ 1.869 1.656 88,6
2 Tỷ lệ hộ nghèo đói % 46,97 42,34 92,27
2.1 Hộ chăn nuôi lợn đen bản địa (%) 13,49 11,8 87,44
Tổng số 13.850 14.034 101,33
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc (2017 )
Chính sách phát triển mô hình chăn nuôi giống lợn đen bản địa trên toàn huyện
lợn đen bản địa đã thoát được nghèo. Do vậy mà chăn nuôi giống lợn đen bản địa
đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xóa đói giảm nghèo, góp phần phát
triển bền vững. Thực tếđã cho thấy đối với nhiều người nghèo thì cho vay tiền họ
không biết làm sao để cho tiền đẻ ra được nhưng khi cho vay lợn thì họ lại dần
thoát nghèo nhờ sốlượng lợn con hàng năm được đẻra. Như vậy, trong các chính
sách xóa đói giảm nghèo tại huyện Đà Bắc cần có những chính sách gắn liền với
phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đen bản địa để giảm nghèo và phát
triển bền vững từ những lợi thế sẵn có phù hợp với điều kiện của địa phương, phù
hợp với văn hóa và tập tục chăn nuôi sinh hoạt của người dân bản địa. Nhận thấy,
phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa là một hướng đi tốt để người dân huyện Đà
Bắc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo.
4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH