Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 43)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đà Bắc là một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, phía Tây Bắc của Việt

Nam, phía Đông giáp với thành phố Hoà Bình, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La, phía

Nam giáp với huyện Tân Lạc, Cao Phong và Mai Châu. Phía Bắc giáp với tỉnh Phú

Thọ. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 19 xã và 1 thị trấn. Trung tâm huyện là thị trấn Đà Bắc nằm trên đường tỉnh lộ 433 cách thành phố Hoà

Bình 15 km.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đà Bắc có địa hình núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp và bị chia cắt mạnh nên có độ dốc lớn, độ dốc bình quân là 350. Địa hình nơi đây mang nhiều đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, độ cao trung bình toàn huyện là 560m so với mực nước biển, có nhiều ngọn núi cao>1000m như: Phu Canh: 1.373m; Phu Xúc: 1.373 m; Đức Nhân: 1.320m; Núi Biều: 1.162m...

Tổng diện tích tự nhiên huyện Đà Bắc năm 2017: 77.976,81 ha, cụ thể:

(1) Đất Nông nghiệp: 68.477,72ha, chiếm 87,78% diện tích đất tự nhiên

Trong đó:

Đất sản xuất Nông nghiệp: 6.485,66 ha; chiếm 9,47% diện tích đất tự nhiên.

Đất Lâm Nghiệp: 61.874,61 ha; chiếm 90,31% diện tích đất tự nhiên.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 48,49 ha; chiếm 0,005% diện tích đất tự nhiên.

(2) Đất phi nông nghiệp: 8.490,5 ha; chiếm 2,73% diện tích đất tự nhiên.

Tình hình đất đai của huyện Đà Bắc có nhiều thay đổi, tuy tổng diện tích

đất tự nhiên của huyện là 77.976,81 ha không tăng qua ba năm (Bảng 3.1) do

không có sự phân chia lại địa giới hành chính trong huyện nhưng diện tích đất

nông nghiệp giảm dần do có sự chuyển dịch từ một bộ phận đất nông nghiệp

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đà Bắc qua ba năm(2015 - 2017) Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%)

TT DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Tổng DT đất tự nhiên 77.976,81 - 77.976,81 - 77.976,81 - 100,00 100,00 100,00 I Đất nông, lâm nghiệp 68.956,75 88,43 68.725,14 88,14 68.455,72 87,79 99,66 99,61 99,64 1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.458,85 10,82 7.256,24 10,56 6.845,37 10,00 97,28 94,34 95,80 1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.230,94 7,59 5.709,15 8,31 6.196,04 9,05 109,14 108,53 108,83 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 839,81 1,22 911,20 1,33 1.082,92 1,58 108,50 118,85 113,56 - Đất trồng cây hàng năm khác 818,16 1,19 852,60 1,24 867,50 1,27 104,21 101,75 102,97 1.2 Đất trồng cây lâu năm 569,94 0,83 569,63 0,83 569,40 0,83 99,95 99,96 99,95 2 Đất lâm nghiệp có rừng 61.473,03 89,15 61.443,95 89,41 61.585,43 89,96 99,95 100,23 100,09

2.1 Rừng sản xuất 2.043,61 3,32 2.037,86 3,32 2091,70 3,40 99,72 102,64 101,17

2.2 Rừng phòng hộ 21.709,59 35,32 22.785,09 37,08 22.952,99 37,27 104,95 100,74 102,82

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 14,06 0,02 14,14 0,021 14,11 0,02 100,57 99,79 100,18

4 Đất nông nghiệp khác 10,81 0,02 10,81 0,149 10,81 0,02 100,00 100,00 100,00

II Đất phi nông nghiệp 2.524,87 3,24 2.967,71 3,81 3.254,67 4,17 117,54 109,67 113,54

1 Đất ở 2.105,50 83,39 2.430,66 81,90 2.675,18 82,20 115,44 110,06 112,72

2 Đất chuyên dùng 297,59 11,79 412,41 13,90 449,97 13,83 138,58 109,11 122,97 3 Đất khác 121,78 4,82 124,64 4,20 129,52 3,98 102,35 103,92 103,13

II Đất chưa sử dụng 6.495,19 8,33 6.283,96 8,06 6.266,42 8,04 96,75 99,72 98,22

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc(2017)

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng do có sự chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp không được sử dụng sang làm nhà ở, diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ

771,82 ha năm 2015 lên 1.103,90 ha năm 2016 và tăng lên 1.214,07 ha năm 2017.

Ngoài ra diện tích đất bỏ hoang, chưa được sử dụng vào mục đích gì còn khá lớn

chiếm 14,08% diện tích đất tự nhiên, với diện tích là 6.266,42 ha.

Tóm lại qua Bảng 3.1 có thể thấy tình hình đất đai của huyện Đà Bắc trong

ba năm từ2015 đến 2017 có nhiều biến động. Tuy địa bàn huyện chủ yếu là đồi núi

nhưng đất sử dụng cho nông nghiệp được tận dụng triệt để để phát triển sản xuất

nông nghiệp đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa. Mặc dù còn gặp nhiều

khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được chính quyền địa phương và nhân

dân chú trọng, đó là tiền đềđể phát triển chăn nuôi giống lợn đen bản địa.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết

Huyện Đà Bắc nằm trong vùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa nhưng vẫn có độ ẩm cao, thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Mùa này thường xuất hiện sương muối. Có nhiều vùng nhiệt độ nhiều ngày xuống dưới 100C làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi nhất là với các loại đại gia súc như: trâu, bò. Mùa nắng nóng, ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 thường mưa nhiều, độ ẩm cao, có lúc xuất hiện lốc xoáy, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá. Mặt khác do liền kề với hồ Hoà Bình rộng lớn nên chịu tác động đến khí hậu của huyện mát mẻ về mùa hè và bớt lạnh vào mùa đông.

(1) Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,80C, Nhiệt độ lúc cao nhất trong năm

là 380C đến 390C, nhiệt độ cao tuyệt đối đến 41,80C, thấp nhất từ 2,70C đến 50C,

thấp tuyệt đối có ngày một số nơi xuống đến 10C. Nói chung biên độ dao động tuyệt đối chênh lệch tương đối cao chỉ là hãn hữu trong vài ngày đến 1 tuần, không kéo dài lâu, phần lớn toàn huyện có khí hậu ôn hoà.

(2) Giờ nắng trong năm khoảng 1.300 - 1600 giờ/năm, tập chung vào mùa hè, phân bổ tương đối đều giữa các tháng (chỉ có tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng ít).

Qua các đặc điểm trên, ta thấy khí hậu là một yếu tố thuận lợi tới quá trình

sinh trưởng và phát triển của đàn lợn đen bản địatrên địa bàn huyện Đà Bắc.Vào các

tháng có nhiệt độ xuống thấp (tháng 1, 2), Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông

nghiệp và PTNT đều có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các xã phòng chống đói, rét cho đàn gia súcnói chung và đàn lợn đen bản địa nói riêng.

Hộp 3.1.Công tác chỉ đạo của huyện trong việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

"Hàng năm, UBND huyện đều có công văn chỉ đạo hướng dẫn các xã chúng tôi phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi. Do đó, tình trạng vật nuôi chết rét trong những năm gần đây giảm rất nhiều".

Nguồn: Phỏng vấn anh Xa Văn Thuần - 40 tuổi - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng, thời gian: 9h ngày 17/11/2017 tại UBND xã Mường Chiềng.

3.1.1.4. Về nguồn nước

a. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn huyện là 1.900mm, năm cao nhất là 2.460mm, năm thấp nhất là 1.300mm. Mưa nhiều tập chung vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, 8 hàng năm, có tháng lên đến 394,7mm. Khô cạn vào tháng 12 và tháng 1.

b. Độ ẩm

Độ ẩm trung bình của huyện tương đối ổn định, hàng năm từ 81% - 84%, sự chệnh lệch giữa các tháng không cao, thấp vào tháng 12 và tháng 1; cao vào tháng 7, tháng 8 với biên độ giao động từ 70% - 90%. Độ ẩm chịu ảnh hưởng của mặt nước hồ Hoà Bình bốc hơi rộng lớn và ổn định nên rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là tài nguyên rừng.

c. Thuỷ văn:

Huyện Đà Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ thuỷ văn sông Đà. Với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70km, có diện tíchmặt hồ khoảng 7.000 ha, có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600m3/s.

Do địa hình bị chia cắt mạnh nên huyện có một số suối lớn như: suối Tuổng, suối Chum, suối Trầm, suối Nhạp, suối Láo...thường ngắn, dốc, lưu lượng nhỏ, lòng hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô, phần lớn ít có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bai đập tích nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Do đó, các hộ chăn nuôi lợn

đen bản địa đa số sử dụng nước mưa, nước sông, suối được hứng và chứa ở các bể

công cộng, bể hộ gia đình đểchăn nuôi, và đối với một số xã các hộ sử dụng nước

khe, nước suối tương đối sạch và ít mầm bệnh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất

nông nghiệp, đòi hỏi cần có nhiều sức lao động như hiện nay trong khi trình độ cơ

giới hoá còn chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất.

Đà Bắc là một huyện vùng cao, sản xuất nông nghiệp có vai trò chủ đạo,

thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh, chưa hình thành các khu công nghiệp,

nhà máy xí nghiệp nên lao động của xã chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông

nghiệp. Qua Bảng 3.2 dễ dàng nhận thấy lao động nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ rất

cao 83,2,7% năm 2015 với 50.450 lao động trong đó chỉ có 8.477 lao động trong

lĩnh vực phi nông nghiệp, thành phần này chủ yếu là các cán bộnhà nước, những tư thương và những người làm tiểu thủ công nghiệp. Tổng lao động của huyện qua các

năm đều tăng: năm 2015 là 50.450 lao động đến năm 2016 là 50.879 lao động và

năm 2017 là 51.408 lao động.

Qua Bảng 3.2 ta thấy dân số huyện qua ba năm có xu hướng lên năm 2017

dân số tăng lên 54.013 người cao hơn năm 2015 là 907 người và tăng so với

2016 là 456 người. Huyện Đà Bắc có nguồn lao động khá dồi dào, điều kiện đất

đai với khí hậu thuận lợi tất cả sẽ tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc..

Năm 2017, số nhân khẩu bình quân/hộ là 3,9 nhân khẩu, số lao động bình

quân là 3,71 lao động/hộ. Tại huyện Đà Bắc, lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh

vực nông nghiệp vì vậy đối với hộ chăn nuôi lao động chủ yếu được sử dụng sẽ là

lao động gia đình. Sản xuất trồng trọt thường có tính thời vụ và đòi hỏi lao động

không liên tục, do đó với bình quân 3,71 lao động/hộ thì nguồn lao động tại nơi đây

khá dồi dào có thể phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa với việc tận dụng nguồn lao

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Đà Bắcqua 3 năm (2015-2017)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

TT SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ

I Tổng số nhân khẩu 53.106 - 53.557 - 54.013 - 100,84 100,85 100,84 1 Phân theo giới tính 1.1 Nam 26.698 50,27 26.936 50,29 27.165 50,29 100,89 100,85 100,87 1.2 Nữ 26.408 49,73 26.621 49,71 26.848 49,71 100,81 100,85 100,83 2 Phân theo vùng 2.1 Thành thị 5.139 9,68 5.184 9,67 5.2288 9,68 100,87 100,84 100,85 2.2 Nông thôn 47.967 90,32 48.373 90,33 48.785 90,32 100,84 100,85 100,84 II Tổng lao động 50.450 - 50.879 - 51.408 - 100,85 101,04 100,95 1 LĐ nông nghiệp 41.973 83,20 42.329 83,20 42.688 83,04 100,85 100,85 100,85 2 Lao động phi NN 8.477 16,80 8.550 16,80 8.720 16,96 100,86 101,99 101.42 III Tổng số hộ 13.610 - 13.728 - 13.844 - 100,87 100,85 100,86 IV Một số chỉ tiêu BQ 1 BQ lao động/hộ 3,707 - 3,706 - 3,713 - 99,98 100,19 100,09 2 BQ nhân khẩu/hộ 3,902 - 3,901 - 3,902 - 99,98 100,01 99,99 Nguồn: Ủy ban nhân dânhuyện Đà Bắc (2017)

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng

a. Giao thông

Tỉnh lộ 433 là tuyến đường giao thông chính, huyết mạch của huyện nối liền

từ thành phốHòa Bình đến trung tâm huyện là 15km, đường đang được đầu tư nâng

cấp, sửa chữa mở rộng để phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Đến

nay trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã.

Toàn bộ hệ thống đường giao thông trong địa bàn huyện (Tỉnh lộ, liên xã, liên

thôn) cần phải được mở rộng và nâng cấp đặc biệt là đường giao thông nông thôn

tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong lưu thông với bên ngoài.

b. Điện lực

Hiện nay trong toàn huyện Đà Bắc có 20/20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia,

với 163/163 thôn bản có điện chiếm 100% số thôn bản có điện, với 13.822/13.850

hộ được sử dụng điện chiếm 99,8% số hộ của toàn huyện. Trên địa bàn huyện có

Nhà máy thủy điện suối Nhạp (xã Đồng Chum) hàng năm sản xuất trên 30 triệu

KWh hòa với lưới điện quốc gia. Phấn đấu đến năm 2018, toàn bộ các thôn bản trên

địa bàn huyện đều có điện lưới và tất cả các hộgia đình đều có điện để sử dụng.

c. Thủy lợi

Thủy lợi luôn được quan tâm và thường xuyên xây dựng và tu bổ để phục vụ

sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân. Năm 2015 tập trung vào việc xây dựng

kiên cố các công trình thủy lợi, kiên cố89.313 m kênh mương trên địa bàn huyện.

Năm 2016, huyện phân bổ cho các tổ, đội quản lý công trình thủy lợi ở xã để điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ cho nhân dân. Hoàn thành chiến dịch toàn dân làm

thủy lợi, kết quả: phát dọn 443.350 m², đất đào đắp 49.200 m³, xây kè đá 356 m³,

huy động 54.819 ngày công (giá trị ngày công 3,2 tỷ đồng). Năm 2017, xây

dựng, nâng cấp các tuyến kênh mương, bể chứa nước phòng chống cháy rừng và

triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện

Đà Bắc. Thưc hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, kết quả: phát dọn 511.352

m², đất đào đắp 55.045 m³, xây kè đá 393 m³, huy động 61.513 ngày công (giá trị

ngày công 3,7 tỷđồng). Như vậy tuy địa bàn còn khó khăn hiểm trở nhưng chính

quyền địa phương đã quan tâm nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân phát

d. Chợ nông thôn

Trên địa bàn có18/20 xã, thị trấn có chợnông thôn, trong đó: số chợ được đầu

tư xây dựng kiên cố là 7 chợ, còn lại, 8 chợ bán kiên cố và 3 chợ tạm. Chợ chủ yếu

họp theo phiên.

c. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Tuy huyện đã quy hoạch khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhưng hiện

nay vẫn chưa xây dựng được do thiếu kinh phí thực hiện. Chủ yếu là do tư nhân

tự giết mổ.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện khá hoàn thiện để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên huyện vẫn cần phải xây dựng,

cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị các chợnong thôn, cơ sở giết mổ gia

cầm, gia súc thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh

thực phẩm. Để thuận lợi cho việc phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn

nuôi gia súc nói riêng. Sản phẩm thịt gia súc được sử dụng giao lưu với các thị

trường lớn trong và ngoài tỉnh.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện các giải pháp không để dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra

trên diện rộng, có biện pháp chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết

như nắng hạn, mưa lũ… để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo

đủ giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng. Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ môi

trường sinh thái. Vận động nhân dân trồng cỏ, phát triển chăn nuôi gia súc. Đẩy

mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn, đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ thực phẩm tại chỗvà theo hướng hàng hoá.

Tích cực chuẩn bịcác phương án phòng chống và giảm nhẹthiên tai, (mưa đá,

gió lốc, lũ quét, hạn hán, cháy rừng…), chủ động ứng phó kịp thời cho mọi tình

huống, phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và các nguồn thu khác. Nhờ vậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)