Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn đen bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 79)

Chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vấn đề môi trường chăn nuôi không được quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay phát triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều hộ nông dân, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Nếu các chất thải chăn nuôi, đặc biệt phân chuồng không được xử lý hiệu quả sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái.

Bảng 4.15. Xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Đà Bắc

TT Hình thức xử lý chất thải Số hộ(n=90) Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng hầm bioga 4 4,44

2 Sử dụng đệm lót sinh học 3 3,33

3 Thải ra ao cá 14 15,56

4 Thải ra rãnh thoát nước 13 14,44

5 Thải ra môi trường xung quanh 17 18,89

6 Chứa trong hố phân không có nắp đậy 39 43,33

Nguồn: Số liệu điều tra(2017)

Qua bảng ta thấy, 43,33% chất thải trong quá trình chăn nuôi lợn đen bản địa được chứa trong các hố phân không có nắp đậy; 48,89% thải ra ao cá, rãnh

thoát nước và môi trường xung quanh; 7,77% được xử lý. Việc các chất thải được xử lý chiếm tỷ lệ thấp cho thấy công tác tuyên truyền, vận động các hộ

chăn nuôi lợn đen bản địa áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi của địa phương chưa đạt hiệu quả. Để phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trong thời gian tới, các cấp chính quyền địa phương cần phải nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động hơn nữa.

Thấy được những tác hại của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gây ra, các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện đã quan tâm chỉ đạo, có chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm bioga hoặc đệm lót sinh học. Tuy nhiên, các chính sách này ít được các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn rộng, lực lượng mỏng nên chính quyền các xã không thể tuyên truyền đến toàn bộ các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)