3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thiệu Hóa
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý: Thiệu Hóa là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 15 km về phía Tây Nam.
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Định;
+ Phía Nam giáp huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa; + Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa;
+ Phía Tây giáp huyện Thọ Xuân và huyện Triệu Sơn.
- Đặc điểm địa hình:Nhìn chung địa hình huyện Thiệu Hóa không quá phức tạp. Đa số các xã là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núị Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng tả ngạn sông Chu, địa hình tương đối thấp, một số xã có địa hình lòng chảo (Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp...) mưa lớn tập trung thường bị ngập úng. Vùng hữu ngạn sông Chu có địa hình cao hơn các xã lân cận thuộc huyện Đông Sơn do vậy tần suất ngập úng ít xảy rạ
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, Thuỷ văn
- Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Trung Bộ Việt Nam. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa Đông lạnh có sương giá, sương muối và ít mưa, mùa Hè nóng có gió Tây khô nóng và mưa nhiềụ
- Nhiệt độ: Có đặc trưng cơ bản là nền nhiệt độ cao, tổng lượng nhiệt cả năm trung bình là 8.300 - 8.4000C. Trong một năm có 5 tháng (tháng 5, 6, 7, 8, 9) nhiệt độ trung bình cao hơn 250C, nhiệt độ này thích hợp với cây trồng có nguồn gốc nhiệt đớị Trong khi đó có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ trung bình dưới 200C phù hợp với cây trồng chịu lạnh và là điều kiện thuận lợi để phát triển cây vụ Đông (Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa, 2015).
- Nắng và bức xạ: Hàng năm ở Thiệu Hóa có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào trước và sau “Hạ chí” cách nhau khoảng 60 - 65 ngàỵ Thời gian chiếu sáng của mặt trời khá dài từ 12 đến 13 giờ 20phút/ngày, trong thời gian từ Thu phân đến Xuân phân. Tháng có độ dài ngày lớn nhất là tháng 6 tại
Yên Định lên đến 13 giờ 12 phút/ngàỵ Tháng 12 hàng năm là thời kỳ ngày ngắn nhất và đêm dài nhất. Tuy vậy, trong tháng này thời gian chiếu sáng cũng trên 10 giờ một ngàỵ Tổng lượng bức xạ hàng năm theo lý thuyết đạt tới 225 - 230 Kcal/cm2/năm, nhưng trên thực tế tổng lượng bức xạ đo được tại Thiệu Hóa chỉ bằng khoảng 50% tổng số bức xạ lý tưởng. Tổng số giờ nắng cả năm ở Thiệu Hóa là 1.658,4 giờ, đủ điều kiện cho cây quang hợp tốt (Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa, 2015).
- Ẩm độ: Độ ẩm không khí thường dao động trong phạm vi 85 - 87%. Trong thời kỳ đầu mùa Đông độ ẩm tương đối thường thấp, có thể giảm xuống 50% khi gió mùa Đông Bắc tràn về. Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào tháng 12 hoặc đầu tháng 1. Trong thời kỳ này thường có các đợt khô hanh, trời nắng, quang mây hoặc ít mây, do chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày - đêm khá lớn nên biên độ độ ẩm tương đối cũng khá lớn.
Từ nửa sau mùa Đông (giữa tháng 1 đến tháng 3) do có mưa phùn nên khá ẩm ướt. Độ ẩm các tháng này đạt tới 85 - 89%. Độ ẩm thấp nhất ở giai đoạn này là vào tháng 7 đạt 83%. Đây cũng là thời gian thịnh hành của gió Tây khô nóng. Có một hiện tượng vào những năm gió Tây khô nóng thổi mạnh thì mùa mưa đến muộn và mùa Đông rét đậm, kéo dài điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa mùa chính vụ và sản xuất vụ Đông (Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa, 2015).
- Mưa:Chế độ mưa hằng năm nhiều hơn so với các vùng khí hậu khác trong tỉnh. Tổng lượng mưa năm trong vùng từ 1500 - 1900 mm. Tuy nhiên lượng mưa cũng không đều ở các mùa, các tháng trong năm, và giữa các huyện trong vùng: riêng vụ mùa chiếm 84 - 90% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa của vùng kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10). Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất: xấp xỉ 400mm ở phía Bắc và 500mm ở phía Nam. Mùa lạnh, lượng mưa của tháng thường thấp hơn so với lượng bốc hơi, do đó chỉ số ẩm ướt đều dưới 1, đặc biệt là các tháng 12, 1, 2, 3. Lượng mưa tháng nhỏ nhất xảy ra vào tháng 1 (10 - 20mm), vào tháng 2 (25 - 35mm) (Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa, 2015).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Huyện Thiệu Hóa là một huyện thuần nông, diện tích đất sử dụng chủ yếu là đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp huyện Thiệu Hóa năm 2015 chiếm 62,01%; đất phi nông nghiệp chiếm 31,84 %, đất chưa sử dụng chiếm 6,16% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 14/13 15/14 Bình quân Ạ Diện tích đất tự nhiên 21.625,71 100,00 21.647,99 100,00 21.647,94 100,00 100,10 100,00 100,05
1. Diện tích đất nông nghiệp 13.736,13 63,52 13.476,83 62,25 13.423,20 62,01 98,11 99,60 98,85
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.296,47 89,52 11.993,61 88,99 11.940,52 88,95 97,54 99,56 98,54
1.1.1 Cây hàng năm 11.166,18 90,81 11.536,88 96,19 11.485,62 96,19 103,32 99,56 101,42
- Lúa 9.796,71 87,74 9.650,33 83,65 9.624,16 83,79 98,51 99,73 99,12
- Cây hàng năm khác 1.369,47 12,26 1.886,55 16,35 1.861,46 16,21 137,76 98,67 116,59
1.1.2 Cây lâu năm 488,12 3,55 456,73 3,81 454,90 3,81 93,57 99,60 96,54
1.2 Đất lâm nghiệp 813,36 5,92 810,41 6,01 805,01 6,00 99,64 99,33 99,49
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 479,13 3,49 502,08 3,73 506,25 3,77 104,79 100,83 102,79
1.4 Đất nông nghiệp khác 147,17 1,07 170,73 1,27 171,42 1,28 116,01 100,40 107,92
2. Đất phi nông nghiệp 6.659,78 30,80 6.892,08 31,84 6.892,08 31,84 103,49 100,00 101,73
2.1 Đất ở 2.088,34 31,36 2.136,78 31,00 2.136,78 31,00 102,32 100,00 101,15 2.2 Đất chuyên dùng 4.567,24 68,58 4.750,88 68,93 4.750,88 68,93 104,02 100,00 101,99 2.3 Đất khác 4,20 0,06 4,42 0,06 4,42 0,06 105,24 100,00 102,59 3. Đất chưa sử dụng 1.229,80 5,69 1.279,08 5,91 1.332,66 6,16 104,01 104,19 104,10 B. Các chỉ tiêu tính toán BQDT đất nông nghiệp/khẩu 0,24 - 0,23 - 0,22 - - - 97,72 BQDT đất nông nghiệp/hộ0,41- 0,41 - 0,40 - 0,40 - - - 98,64 download by : skknchat@gmail.com
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa (2015)
Trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích tự nhiên. Ở các xã, thị trấn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định qua các năm, diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 là là 13.423,2 ha trong đó cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 96,19 % đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất trồng cây lâu năm (chiếm 3,81%). Trong đó, diện tích gieo trồng lúa nước chiếm 83,79%. Có thể nói, diện tích đất canh tác nói chung, diện tích gieo trồng lúa nước trên địa bàn huyện tương đối ổn định là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản suất ngành nông nghiệp của huyện.
3.1.2.2. Tình hình biến động dân số và lao động
ạ Dân số
Dân số huyện Thiệu Hóa có sự biến động qua các năm, tính đến hết năm 2015 dân số của huyện là 168.269 người, giảm 4.234 người so với năm 2013, nguyên nhân của sự biến động giảm này là do năm 2013 huyện Thiệu Hóa có 3 xã sáp nhập vào thành phố Thanh Hóạ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,2%, mật độ dân số bình quân 790 người/km2, chủ yếu là dân số ở nông thôn 153.849 người chiếm 91,43% còn lại là dân số thành thị có 14.420 người chiếm 8,57%. Dân số là nam có 82.451 người chiếm 48,99%, dân số là nữ có 85.818 người chiếm 51,01%.
b. Lao động
Do dân số giảm như phân tích ở trên nên nguồn lao động cũng giảm theo, tính đến tháng 12 năm 2015 toàn huyện có 80.282 lao động. Trong đó lao động nông nghiệp có 59.693 người, chiếm 71,19% tổng số lao động; lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 28,81%; bình quân lao động trên hộ có xu thế biến động giảm nhẹ, từ 2,01 năm 2013 xuống còn 1,94 năm 2015; tỷ lệ khẩu ăn theo cao đây cũng là điều kiện hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế. Như vậy, lao động của Thiệu Hóa hiện tại chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn hiện tượng thất nghiệp, dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn xảy ra phổ biến nên người dân đã tìm các công việc khác ở các thành phố lớn, khu kinh tế phát triển để làm thêm. Vì vậy, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cần nhiều công lao động sẽ có ý nghĩa giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, điều này sẽ đạt được hiệu quả xã hội ở một số khía cạnh.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 Bình quân 1 Tổng số hộ hộ 39.950 100,00 40.750 100,00 41.250 100,00 102,00 101,23 101,61 - Hộ nông nghiệp hộ 33.798 84,60 33.715 82,74 33.940 82,28 99,75 100,67 100,21
- Hộ phi nông nghiệp hộ 6.152 15,40 7.035 17,26 7.310 17,72 114,35 103,91 109,01
2 Tổng dân số (tổng nhân khẩu) người 172.530 100,00 170.480 100,00 168.269 100,00 98,81 98,70 98,76
- Khu vực thành thị người 15.096 8,75 14.610 8,57 14.420 8,57 96,78 98,70 97,74
- Khu vực nông thôn người 157.434 91,25 155.870 91,43 153.849 91,43 99,01 98,70 98,85
3. Giới tính
- Nam người 84.539 49,00 83.535 49,00 82.451 49,00 98,81 98,70 98,76
- Nữ người 87.991 51,00 86.945 51,00 85.818 51,00 98,81 98,70 98,76
4 Tổng số lao động lao động 80.282 100 80.515 100,00 80.205 100,00 100,29 99,61 99,95
- Lao động nông nghệp, thuỷ sản lao động 58.347 72,68 57.560 71,49 56.050 69,88 98,65 97,38 98,01
- Lao động công nghiệp - XD lao động 5.905 7,36 6.460 8,02 7.165 8,93 109,40 110,91 110,15
- Lao động Thơng mại - DV lao động 16.030 19,97 16.495 20,49 16990 21,18 102,90 103,00 102,95
5. Một số chỉ tiêu
- Số khẩu bình quân/hộ khẩu/hộ 4,32 - 4,18 - 4,08 - - - 97,19
- Số lao động bình quân/hộ lđ/hộ 2,01 - 1,98 - 1,94 - - - 98,36
- Số khẩu BQ/lao động khẩu/lđ 2,15 - 2,12 - 2,10 - - - 98,80
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 0,72 - 0,64 - 0,62 - - - -
- Mật độ dân số người/km2 798 - 788 - 790 - - - 99,50
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa (2015)
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và tỉnh Thanh Hoá, với những chính sách phù hợp, sự điều hành linh hoạt của cấp uỷ, chính quyền các cấp, kinh tế của huyện Thiệu Hóa đang từng bước phát triển, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định.
- Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng GDP của huyện Thiệu Hóa trong năm 2015 đạt 12%;
- Cơ cấu kinh tế: Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất các lĩnh vực tăng khá, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 44% và đây cũng là thế mạnh của huyện; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; dịch vụ - thương mại chiếm 34%.
Sự dịch chuyển này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự dịch chuyển tích cực, phù hợp với xu thế phát triển chung; nó phản ánh kết quả thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện Thiệu Hóạ
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành sản xuất chính huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) tr.đồng 1.917.023 3.002.261 3.577.294
- Nông, lâm, thuỷ sản tr.đồng 915.709 1.358.573 1.578.365 - Công nghiệp - xây dựng cơ bản tr.đồng 385.064 628.068 776.773 - Thương mại - dịch vụ tr.đồng 616.250 1.015.620 1.222.156
2. Một số chỉ tiêu bình quân
- Thu nhập bình quân/người/năm tr.đồng 16,77 18,45 19,47 - GTSX ngành trồng trọt/ha canh tác tr.đồng 48,40 72,00 72,65 - Bình quân lương thực đầu người/năm kg 831 843 880 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thiệu Hóa (2015)
- Về một số chỉ tiêu kinh tế: Qua bảng 3.3 cho thấy một số chỉ tiêu bình quân của huyện qua các năm đều tăng, trong đó giá trị sản xuất/ha canh tác tăng từ 48,40 triệu đồng/ha năm 2013 tăng lên 72,65 triệu đồng/ha năm 2015; lương thực bình quân đầu người đạt 831 kg/người năm 2013 tăng lên 880 kg/người năm 2015. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 16,77 triệu đồng tăng lên 19,47 triệu đồng trong năm 2015.
3.1.2.4. Tình hình cơ sở vật chất
- Giao thông: Huyện có 9,5 km quốc lộ, 50,7 km tỉnh lộ được nhựa hóa, 43,9 km huyện lộ, có 250 km đường liên xã, liên thôn; 100% trung tâm xã có đường ô tô đến (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Thiệu Hoá thuộc hai Công ty Thuỷ nông quản lý (Công ty thuỷ nông Nam Sông Mã và công ty thuỷ nông Sông Chu). Các hệ thống và công ty thuỷ lợi hiện nay là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt có vị trí quyết định trong ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Hệ thống tưới: Hiện nay các công trình thuỷ nông do công ty quản lý là 24 trạm bơm tưới với công suất 47.000 m3/h. Các trạm bơm tưới do xã quản lý là 23 trạm bơm với tổng công suất 32.860 m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động khoảng 8.683 ha bằng 86,2% diện tích đất canh tác (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Hệ thống kênh mương: Mật độ phân bố hợp lý, hệ thống kênh mương nội đồng có tổng chiều dài 567,31 km. Được quy hoạch cùng với giao thông nội đồng. Thực hiện kiên cố hoá kênh mương, kết hợp với dồn điền đổi thửa, những năm qua toàn huyện đã bê tông hoá khoảng 470 km (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Hệ thống tiêu: Tiêu nước trên địa bàn huyện Thiệu Hoá có hai hình thức: Tự chảy và qua hệ thống trạm bơm tiêụ Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 trạm bơm tiêu, với số máy 23 chiếc, tổng công suất là 54.540 m3/h. Những năm mưa lớn các trạm bơm này đã và đang phát huy tác dụng tốt đã giảm hẳn diện tích bị mất do bị ngập lụt. Với những cơ sở vật chất về thuỷ lợi như hiện tại đã góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của toàn huyện (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Hệ thống điện nước: So với các huyện trong tỉnh huyện Thiệu Hóa có lưới điện phát triển sớm. Từ những năm 1990, 100% số xã đã có điện lướị Trên địa bàn huyện hiện có các tuyến đường dây 110 KV và 35 KV cấp điện cho toàn huyện. Toàn huyện có 100% các xã có hợp tác xã dịch vụ điện, quản lý và bán điện cho nhân dân (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
- Hệ thống thông tin liên lạc: Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đến nay toàn huyện có 27 xã có bưu điện văn hoá xã;
100% xã, thị trấn có điểm truy cập Internet công cộng; số máy điện thoại cố định toàn huyện đạt 36.585 máy, đạt bình quân 21 máy/100, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống KT - XH trên địa bàn (Huyện ủy Thiệu Hóa, 2015).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận theo loại hình sản xuất: Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản