Định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 87)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa

THỐNG HUYỆN THIỆU HÓA

4.4.1. Định hướng chung

- Phát triển bền bững LNTT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như quy hoạch đã được phê duyệt của tỉnh. Phải gắn với thị trường và vùng nguyên liệu để phát triển các mặt hàng có lợi thế so sánh và có tính cạnh tranh cao, đồng thời xây dựng và khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức sản xuất ngành nghề nông thôn phù hợp với các thành phần kinh tế và loại hình sở hữu, kết hợp với công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống;

- Phát triển bền vững LNTT phải chú trong khai thác và phát huy nội lực; đồng thời mở rộng liên kết tranh thủ các nguồn lực về: Vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài để có được sản phẩm hàng hóa với sức cạnh tranh cao;

- Phát triển bền vững LNTT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; Thực hiện sử dụng lao động tại chỗ với phương châm “rời ruộng không rời làng”; gắn sản xuất nông nghiệp với việc hình thành và xây dựng các cụm, khu công nghiệp, làng nghề;

- Phát triển bền vững LNTT phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển dịch vụ du lịch;

- Phát triển bền vững LNTT phải gắn với bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đặc thù;

- Phát triển bền vững LNTT phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của từng địa phương.

- Bảo tồn, phát triển LNTT theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường gắn với du lịch. Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trong nghề truyền thống.

- Khuyến khích mở rộng quy mô của các LNTT. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mớị

4.4.2. Định hướng cụ thể

- Về nguyên liệu: Trong thời gian đến cần phải tiến hành rà soát và thực hiện quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề. Để việc quy hoạch các vùng nguyên liệu có hiệu quả thì cần phải có sự nghiên cứu, dự báo chính xác nhu cầụ

- Về qui trình sản xuất: Cần phải kết hợp giữa tay nghề tinh xảo truyền thống với áp dụng máy móc thiết bị hiện đại và khoa học học công nghệ mới, như vậy năng suất lao động sẽ tăng lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi, giá trị gia tăng thu về sẽ lớn hơn rất nhiềụ Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất giữa các cơ sở sản xuất với nhau để tận dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Về thị trường: Củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, đa dạng hóa hình thức tiếp thị như xây dựng website, tổ chức các hội chợ làng nghề, kết hợp với các tour du lịch để giới thiệu, quảng bá.

- Về sản phẩm: Cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhanh chóng xúc tiến công tác xây dựng và làm các thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm.

- Về nguồn nhân lực: Có chính sách hỗ trợ cho các làng nghề trong việc đạo tạo tay nghề cho lao động, trong đó chú trọng ưu tiên đào tạo cho những nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho những ngành có dự báo phát triển mạnh.

- Về vai trò của hiệp hội làng nghề: Tiến hành củng cố các Hiệp hội nghề truyền thống đã có, thành lập các Hiệp hội đối với các nghề còn lại để dễ dàng quản lý hoạt động của các làng nghề, trên cơ sở hoạt động của các hiệp hội làng nghề có thể kiến nghị với chính quyền về việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị, đào tạo thợ, phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xử lý môi trường.v.v..

- Về môi trường: Theo chương trình phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh, mục tiêu mở rộng và phát triển làng nghề nhằm CNH, HĐH nông thôn, nhưng bên cạnh đó cần giải quyết tốt vấn đề môi trường. Tuy nhiên xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cần có sự đầu tư lớn mà các hộ dân không đủ khả năng tự giải quyết được. Do đó cần có cơ chế chính sách cụ thể phối hợp

lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia để cùng giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)