Bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 95)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống huyện Thiệu Hóa

4.5.7. Bảo vệ môi trường

* Đối với cơ sở sản xuất làng nghề

- Đối với các làng nghề chưa hoặc ít gây ô nhiễm môi trường (Minh Châu) thì cần phải: Tăng cường công tác tuyên truyền Luật bảo vệ môi trường và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan ban ngành nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với cơ sở sản xuất và người dân làng nghề.

- Đối với làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (Trà Đông, Hồng Đô), ngoài các yêu cầu như trên cần phải:

+ Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải có bản cam kết bảo vệ môi trường tùy theo quy mô sản xuất;

+ Tuân thủ quy trình xử lý khí thải, nước thải và thu gom rác thải, chất rắn trong làng nghề;

+ Một số nghề không được mở rộng quy mô sản xuất theo quy định phải thực hiện nghiêm các cam kết và các biện pháp trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường đã được phê duyệt và phải di dời dần ra cụm công nghiệp làng nghề;

+ Đưa các quy định cụ thể về môi trường vào hương ước, chỉ tiêu xây dựng làng văn hoá, để mọi người thực hiện.

- Thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cùng với vốn đóng góp của các cơ sở sản xuất làng nghề để cải tiến, áp dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến trong sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Đối với Nhà nước

- Thực hiện quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề (đối với các làng nghề chưa có cụm công nghiệp), đồng thời rà soát toàn bộ quy

hoạch các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã được xây dựng để thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, khu vực thu gom rác thải công nghiệp tập trung.

- Thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, các quy định về môi trường, việc thu phí về môi trường và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân, cơ sở sản xuất làng nghề về bảo vệ môi trường, quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc đóng góp kinh phí bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có bộ phận và cán bộ chuyên trách đủ năng lực, quyền lực và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác bảo vệ môi trường, có những chế tài cụ thể bảo đảm xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở sản xuất vi phạm các quy định bảo vệ môi trường.

- Các chính sách hỗ trợ:

+ Hỗ trợ kinh phí di dời các cơ sở sản xuất làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra các cụm công nghiệp làng nghề.

+ Hỗ trợ kinh phí lập dự án cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. + Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, hoàn thiện hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề, khu vực có nghề, gồm: Hỗ trợ xây dựng hệ thống thoát nước thải và bể lắng cho các nghề mà chất thải chủ yếu là nước thải; Hỗ trợ xây dựng bãi rác thải, các phương tiện vận chuyển rác cho các nghề, làng nghề mà chất thải chủ yếu là chất thải rắn.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí chương trình khuyến công hàng năm, nguồn ngân sách dành cho sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh và kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất làng nghề và các nguồn khác (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)