Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 50)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ và cơ quan ngang bộ, của tỉnh Thanh Hóa về phát triển LNTT; các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa;

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các báo cáo khoa học, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học,... Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.

3.2.3.2. Tài liệu sơ cấp

- Trên cơ sở xác định đối tượng khảo sát gồm các cơ sở sản xuất; các hộ chuyên ngành nghề, hộ kiêm. Đồng thời cũng điều tra, phỏng vấn các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ hộ và những người có kinh nghiệm sản xuất. Số liệu mới còn được thu thập từ các thông tin, số liệu tổng hợp của địa phương nghiên cứụ

- Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chủ cơ sở, cán bộ địa phương, người lao động tại các cơ sở, các hộ.

- Mẫu phiếu điều tra được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế.

- Nội dung mẫu phiếu điều tra dự kiến gồm các phần:

+ Các thông tin chung về chủ hộ, cơ sở; họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, địa chỉ..

+ Tình hình việc làm và thu nhập của hộ, cơ sở; số lao động của hộ, cơ sở, trong đó lao động nam, nữ (độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề) lao động thường xuyên, thời vụ, tình trạng việc làm của lao động hộ, cơ sở (đủ hay thiếu) các nguồn thu nhập của hộ, cơ sở, thu nhập của lao động làm nghề…

+ Tình hình đầu tư của hộ, cơ sở: Về cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụ, về vốn, lao động và đào tạo hướng nghề cho lao động...

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ, cơ sở: Địa chỉ tiêu thụ, tình trạng tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, khả năng nắm bắt thị trường...

+ Các kiến nghị và nguyện vọng của hộ, cơ sở: Kiến nghị với nhà nước, kiến nghị với các cấp quản lý ở địa phương (về chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm, về hỗ trợ đào tạo hướng dẫn nghề và các mặt khác), nguyện vọng cần đề đạt.

- Mỗi phần đều có các câu hỏi mở để đối tượng trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếụ

- Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệụ Số liệu thu thập được tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tàị

Thiệu Hóa là huyện có 3 LNTT được hình thành, tồn tại và phát triển rất lâu đờị Sự phát triển của làng nghề đã đem lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình và đóng góp đáng kể vào thu nhập của địa phương. Bên cạnh đó sự phát triển của làng nghề cũng gây ra ô nhiễm môi trường.

Để thấy được thực trạng phát triển của LNTT cũng như tác động của nó đến quá trình phát triển bền vững của 3 LNTT ở huyện Thiệu Hóa, đồng thời có những định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển LNTT đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành chọn mỗi LNTT 30 hộ gia đình tham gia làm nghề để điêu tra nghiên cứụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)