Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thảo dược trong NTTS
2.2.2. Tại Việt Nam
Với sự tiến bộ về phát triển khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới, với sự phát triển của ngành hóa hợp chất thiên nhiên đã có hàng chục ngàn hoạt chất phân lập từ thực vật nghiên cứu được phát hiện chúng có hoạt tính kháng sinh, kháng khuẩn rất tốt và có ý nghĩa to lớn về việc ứng dụng trong sinh học, công nghiệp, thực phẩm và mỹ phẩm, các chất bảo quản thực phẩm cũng như các chế phẩm sinh học phục vụ y dược và nông nghiệp có hoạt tính cao mà không ảnh hưởng đến môi sinh đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất ra các loại thực phẩm chức năng dùng trong y, dược học. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm từ thảo dược ở Việt Nam trong phòng và điều trị bệnh AHPND ở tôm vẫn chưa được ứng dụng nhiều. Tận dụng nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học có ở Việt nam nhiều loài dược liệu quí đang có sẽ là triển vọng rất lớn trong sự phát triển kinh tế và xã hội rất lớn. Vì vậy xu hướng mới hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng những chế phẩm sinh học, thảo dược có nguồn gốc từ thiên có tác dụng phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn môi trường.
Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu thử nghiệm về thảo dược có tác dụng trên một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản. Một số loài điển
hình như: Tỏi (Allium sativum L.) trong tỏi có allicin (C6H10OS2) có khả năng
diệt khuẩn mạnh, nhất là với vi khuẩn Gr (-) trong động vật thủy sản.
Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L) có những chất có tính kháng sinh rất
cao. Rau diếp cá (Houttuynia cordata Thumb) mang tính kháng sinh.Cây dây cóc
(Derris elliptica (Roxb) Benth) hay còn có tên dây duốc cá thuộc họ Đậu
(Fabaceae) trong nông nghiệp dùng làm thuốc trừ sâu có tác dụng mạnh.Ngoài ra cây còn được dùng để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm. Cây Xoan
(Melia azedarach) có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển vi khuẩn chủng
Staphylococcus aureus. Cây thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake) có tác dụng
trừ sâu, sát trùng. Cây Sở (Cammellia sasanqua) có tác dụng để cải tạo ao đầm
nuôi tôm. Cây thầu dầu tía (Ricinus communis L) có tác dụng làm phân bón trừ
sâu, diệt sâu bọ, chữa bệnh đường ruột cho động vật thủy sản rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, còn khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và đang được sử dụng nhỏ lẻ trong nuôi trồng thủy sản, trong đó có cây Bọ mắm
một trong những thành phần của thuốc chữa ho EUGICA ở Việt Nam cũng thấy sự có mặt của cây Bọ mắm.…
Hiện tại ở Việt Nam, có sản phẩm KN-04-12 là sản phẩm thuốc thảo dược của đề tài cấp Nhà nước, mã số KN-04-12 chủ chì đề tài là Tiến sỹ Hà Ký. Sản phẩm đã và đang được người dân dùng để phòng trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá nước ngọt. Thành phần chủ yếu là hợp chất kháng khuẩn được tách chiết từ tỏi, sài đất, nhọ nồi, chó đẻ, răng cưa phối trộn với vitamin và một số khoáng vi lượng.
Trước đây, miền Bắc đã nghiên cứu một vài loại thảo dược như sài đất
(Wedelia calendulacae), tỏi (Allium sativum L), cây chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria), nhọ nồi (Eclipta alba Hassk), rau nghể (Poligonum
hydropiper L), rau sam (Portulaca cleracea), cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta L),
cây vòi voi (Heliotropium indicum L), bồ công anh (Lactuca indica L)...trong
phòng trị bệnh cho động vật nuôi thủy sản.
Còn trong miền Nam, theo kinh nghiệm dân gian một số cây cỏ dùng trong
phòng trị bệnh thủy sản: cỏ mực (Prostista alba), dây trầu không (Piper
betterler), lá ổi (Psidium guajava). Điều này cho thấy các hợp chất có trong thảo
dược rất phong phú, chúng được chia thành các nhóm bao gồm: kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng diệt khuẩn cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn, như allicin có trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
Việc sử dụng cây thuốc nam ở Việt Nam trong điều trị một số bệnh do tác nhân vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có lịch sử lâu đời, những hiểu biết sơ bộ về tác dụng của một số loài thảo dược dùng trong phòng trị bệnh thủy sản nói trên đã cho thấy con người chủ yếu hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong dân gian điều trị bệnh để áp dụng đối với những trường hợp khác. Nhưng việc nghiên cứu một cách có hệ thống và các chất chiết xuất từ thảo dược sử dụng trong phòng trị bệnh trên vật nuôi thủy sản hầu như chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, chủ yếu được dùng ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, không tập trung.
Những nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thực vật có hoạt tính với vi sinh vật kiểm định trên các chủng khác nhau cho thấy các hợp chất được phân lập rất đa dạng và phong phú thuộc nhiều lớp chất khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu chi tiết về bản chất hóa học nhiều loài thực vật có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh trên tôm hầu như chưa được nghiên cứu kỹ, do vậy để khẳng định hoạt chất quyết định tác dụng với vi khuẩn là việc rất cần thiết và quan
trọng nâng cao giá trị sử dụng nó trong thực tiễn. Từ những kết quả thu được để có thể ứng dụng trong y, sinh và nông nghiệp, từ đó định hướng tạo ra những chất mới có giá trị cao trong phòng trị bệnh cho những động vật nuôi thủy sản. Để có một kết quả như mong đợi điều cần thiết phải có sự hợp tác của các nhà khoa học với những chuyên ngành nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Thủy sản như Viện NCNTTS I, II, III, Tổng cục thủy sản, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm KH và CNVN, Bảo tàng thiên nhiên, Viện môi trường nông nghiệp, Cục thú y, Viện Công nghệ sinh học...