Sử dụng biện pháp bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng của một số loại thảo dược trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm (Trang 59 - 62)

nước nuôi tôm

Từ kết quả thí nghiệm bổ sung dịch chiết thô vào môi trường nước nuôi tôm trong điều kiện phòng thí nghiệm, ta chọn ra được 01 loại thảo dược với nồng độ tương ứng tiến hành thí nghiệm ở quy mô thực nghiệm (pilot). Thảo dược được lựa chọn là thồm lồm (M4).

Kết quả được trình bày ở bảng 4.9, bảng 4.10 và hình 4.10.

Bảng 4.9. Kết quả thí nghiệm bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào môi trường nước nuôi tôm ở quy mô thực nghiệm (pilot)

Nồng độ dịch chiết thô thồm lồm (g/m3) Kết quả Thời gian chết Tỷ lệ tôm sống sau 8 ngày công cường

độc (%) Tỷ lệ tôm sống khi kết thúc thí nghiệm (%) 25 Ngày thứ 1-ngày thứ 8 62,0 62,0 30 Ngày thứ 1-ngày thứ 8 70,4 70,4 ĐC (+) Ngày thứ 1-ngày thứ 8 0 0 ĐC (-) Ngày thứ 1-ngày thứ 21 100 100

Công thức sử dụng dịch chiết thô bổ sung vào nước nuôi tôm ở 2 thời điểm, lần 1 (cùng lúc công cường độc vi khuẩn ) và lần 2 cách lần 1 là 24h. Nồng độ sử

dụng bổ sung vào nước của dịch chiết thô lần lượt là 25g/m3 và 30g/m3, ngay sau

khi bổ sung nước có màu tối, song tôm hoạt động và bắt mồi bình thường. Tỷ lệ

sống tích lũy của lô thí nghiệm sử dụng nồng độ 30g/m3 đạt ở mức cao nhất

(70,4%), tiếp đến lô sử dụng nồng độ 25g/m3 (62%) trong khi đó lô đối chứng

dương 0% ở ngày thứ 8. Tỷ lệ này không thay đổi đến khi kết thúc thí nghiệm ở

ngày thứ 21 (Bảng 4.9). Tỷ lệ sống giữa lô sử dụng 30g/m3 và 25g/m3 không có

sự khác biệt ý nghĩa (p>0,05), nhưng có sự khác biệt ý nghĩa đối với lô đối chứng dương (p<0.05). Bên cạnh đó, trong quá trình thí nghiệm, một số mẫu tôm có biểu hiện bất thường được thu mẫu tái phân tích tác nhân gây bệnh AHPND. Kết quả cho thấy ở ngày thứ 2 của thí nghiệm tôm có kết quả dương tính với bệnh

AHPND lần lượt tương ứng 57,1% (nồng độ chế phẩm 25g/m3), 42,8% (nồng độ

chế phẩm 30g/m3) và 100% (đối chứng dương) (Bảng 4.10). Tuy nhiên đến ngày

thứ 15 của thí nghiệm lô sử dụng chế phẩm có tôm âm tính với chỉ tiêu bệnh AHPND, như vậy rõ ràng dịch chiết thô có tính diệt khuẩn tốt trong môi trường ao nuôi có chứa tác nhân gây bệnh AHPND.

Hình 4.10. Tỷ lệ tôm chết khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào nước ở 2 thời điểm (lần 1 ngay khi công cường độc, lần 2 cách lần 1 là 24h) (%)

Bảng 4.10. Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND khi bổ sung dịch chiết thô thồm lồm vào nước ở 2 thời điểm (lần 1 ngay khi công cường

độc, lần 2 cách lần 1 là 24h) (%)

TT Ngày thí nghiệm

Tỷ lệ mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh AHPND (%) Ngâm ĐC dương ĐC âm 25g/m3 30g/m3 1 2(*) 57,1 (4/7) 42,8 (3/7) 100 # 2 3 14,3 (1/7) # 100 # 3 15 # # Kết thúc thí nghiệm # 4 21 0 0 0

Ghi chú: * thu mẫu trước khi bổ sung dịch chiết thô lần 2 # không thu mẫu phân tích/tôm không có biểu hiện bất thường

Sử dụng biện pháp bổ sung dịch chiết thô vào môi trường nước nuôi tôm, dịch chiết thô có khả năng diệt tác nhân gây bệnh AHPND trong môi trường

nước tốt, tỷ lệ tôm sống đạt 70,4% khi sử dụng dịch chiết thô nồng độ 30g/m3,

62% khi sử dụng dịch chiết thô 25g/m3 và 0% khi không sử dụng dịch chiết thô.

Trong phạm vi đề tài của chúng tôi nghiên cứu 6 loại thảo dược (ké hoa vàng, khổ sâm, nghệ, thồm lồm, thầu dầu, đơn buốt) và bước đầu cho thấy dịch chiết thô thu được từ cây thồm lồm có tác dụng nhất định trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng của một số loại thảo dược trong phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)