Các tác dụng ngoại ý của phác đồ

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng và độ an toàn của phác đồ paclitaxel nano – carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn IIIB IV, tại bệnh viện ung bướu hà nội, từ năm 2011 2012 (Trang 62 - 74)

Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân đều là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến xa, kèm theo thể trạng kém, cho nên độc tính của phác đồ là vấn đề được nghiên cứu kỹ lưỡng khi điều trị thuốc với liều cao(230mg/ m2

da). Ngoài việc tăng tỷ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian sống, việc giảm thiểu các độc tính của hóa chất, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu.

4.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết.

Trong nghiên cứu, có 18/44 bệnh nhân ghi nhận giảm bạch cầu, chiếm tỷ lệ 40, 9%, cũng tại một nghiên cứu ngẫu nhiên pha III vừa được công bố tại ASCO 2012, tiến hành trên 1052 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB – IV, điều trị Paclitaxel nano với liều 200mg/ m2 da, ghi nhận 45% bệnh nhân có giảm bạch cầu[39]. Nghiên cứu của Lê Thu Hà điều trị Paclitaxel – Carboplatin trên cùng đối tượng bệnh nhân ghi nhận 22, 2% trường hợp giảm bạch cầu[12]. Theo các nghiên cứu trước đó trong và ngoài nước khi điều trị

phác đồ Paclitaxel – Carboplatin, ghi nhận tỷ lệ giảm bạch cầu dao động từ 24% - 56%. Tuy nhiên, số bệnh nhân giảm bạch cầu độ IV trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp 1 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 2, 3%, bệnh nhân không có sốt kèm theo, điều trị bằng thuốc kích thích tủy tăng sinh bạch cầu hạt(G – CSF) sau 3 ngày đã trở lại bình thường, không gây ảnh hưởng tiến trình điều trị cũng như không phải dừng điều trị.

Thiếu máu biểu hiện bằng giảm số lượng hồng cầu, giảm huyết sắc tố. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 40, 9% bệnh nhân giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm huyết sắc tố, nhưng các bệnh nhân này chỉ biểu hiện ở mức độ 1 và 2, không có bệnh nhân nào giảm nặng độ 3 và 4, các bệnh nhân này được phát hiện bằng kết quả xét nghiệm công thức máu trước mỗi chu kỳ hóa trị, không phải điều trị truyền máu và cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như sự tuân thủ điều trị. Theo các nghiên cứu pha III về Paclitaxel nano – Carboplatin công bố tại ASCO 2012, thì tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên trong các nghiên cứu này các tác giả điều trị cho bệnh nhân theo liều hàng tuần 100mg/ m2

da, cũng như điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc các đối tượng bệnh nhân này cũng tốt hơn. Trong nghiên cứu của Lê Thu Hà 2009, tỷ lệ giảm huyết sắc tố khi điều trị Paclitaxel là 35, 5%. Theo chúng tôi, tình trạng giảm số lượng hồng cầu cũng như giảm huyết sắc tố còn liên quan đến tình trạng ăn uống, dinh dưỡng cũng như chế độ chăm sóc và điều kiện kinh tế của các bệnh nhân.[12][39][40][41][42].

Trong các nghiên cứu điều trị phác đồ Paclitaxel – Carboplatin cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa, nhiều nghiên cứu không ghi nhận trượng hợp giảm tiểu cầu nào. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp giảm tiểu cầu độ 1 và 1 trường hợp giảm tiểu cầu độ 2, các trường hợp này ghi nhận trên kết quả xét nghiệm, không có biểu hiện trên lâm sàng như xuất

huyết dưới da hay xuất huyết phủ tạng.Tỷ lệ này ở các nghiên cứu công bố tại ASCO 2012 là 17%[39].

Nhìn chung, độc tính trên hệ tạo huyết trong nghiên cứu này đa phần độc tính nhẹ, có khả năng tự hồi phục nhanh hoặc nếu có phải can thiệp thì cũng cho kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhân nào tử vong hoặc dừng điều trị do tác dụng ngoại ý của thuốc.

4.3.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết.

* Da, niêm mạc.

Các độc tính ngoài hệ tạo huyết trong nghiên cứu đầu tiên thường gặp trên da và niêm mạc với biểu hiện rụng tóc khá cao, 100% bệnh nhân rụng hết túc sau 2, 3 chu kỳ hóa trị, ngoài vấn đề rụng tóc, bệnh nhân không có biểu hiện các độc tính khác trên da và niêm mạc như nổi ban, viêm da...

* Tiêu hóa.

Buồn nôn cũng gặp khá nhiều trường hợp, 45, 5%, tuy nhiên các trường hợp này chỉ ở mức độ 1 và bệnh nhân vẫn có thể ăn uống được. Nôn gặp 13, 6% bệnh nhân cũng ở mức độ nhẹ, dễ dàng điều chỉnh và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

* Xương, cơ khớp.

Đau cơ xương khớp là tác dụng ngoại ý khá thường gặp trong các phác đồ nhóm paclitaxel, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 20, 5% độ 1, độ 2 gặp 4, 5%. Các trường hợp này biểu hiện đau chủ yếu 2 khớp gối, các khớp nhỡ và nhỏ, điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm non steroid sau 2 đến 3 ngày cho kết quả tốt. Không có bệnh nhân nào mức độ nặng phải giảm liều hoặc dừng điều trị.

* Thần kinh.

Độc tính trên thần kinh chỉ biểu hiện các tình trạng viêm rễ thần kinh ngoại vi, không có độc tính trên hệ thần kinh trung ương với các biểu hiện tờ

bì, giảm cảm giác ở các đầu chi. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, gặp 22, 7% biểu hiện độ 1, 13, 6% biểu hiện độ 2. Các triệu chứng này gặp nhiều ở những liệu trình cuối của điều trị và thường hết sau khi dừng hóa trị 1 thời gian ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tiêu chảy gặp trên 4 bệnh nhân, các trường hợp này biểu hiện mức độ 1 và 2, không có bệnh nhân nào tiêu chảy nặng. Đặc biệt cả 4 trường hợp này đều có giảm bạch cầu độ 3 và 4, mối liên quan chưa rõ là độc lập hay có liên kết, hay chỉ là ngẫu nhiên. Số bệnh nhân gặp biến chứng này không nhiều nên không tiến hành phân tích đa biến được. Các bệnh nhân này đều được điều trị đơn giản sau 2 dến 3 ngày, không có bệnh nhân nào tiêu chảy nặng dẫn đến rối loạn nước điện giải cần phải xử lý cũng như không có bệnh nhân nào thay đổi liệu trình điều trị.

Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp tăng men gan, những trường hợp này trước khi điều trị có xét nghiệm men gan bình thường, sau khi điều trị được 3 đến 4 chu kỳ được phát hiện qua xét nghiệm máu và đều ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi đối chiếu với tiền sử đã khai thác, trong số 4 bệnh nhân này có 2 bệnh nhân HbsAg ( +), cũng như 2 bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, trên siêu âm có hình ảnh xơ gan độ 1. Tất cả các trường hợp này đều được điều chỉnh và trở lại bình thường sau 4 đến 5 ngày điều trị.

Cũng trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 2 trường hợp tăng Creatinin ở mức độ 1, các trường hợp này gặp trên các bệnh nhân bị tiêu chảy, không có bệnh nhân nào suy thận nặng phải dừng điều trị.

Như vậy phác đồ Paclitaxel nano – Carboplatin trong nghiên cứu của chúng tôi cho những kết quả khả quan không những về kết quả điều trị mà còn về khả năng dung nạp và những độc tính mà bệnh nhân phải đối diện trong quá trình điều trị. Phác đồ tăng cao được liều hóa trị, tăng nồng độ

thuốc tại mô nhưng độc tính đối với bệnh nhân đều ở mức độ có thể điều chỉnh được, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị 44 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB – IV tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội bằng phác đồ Paclitaxel nano – Carboplatin, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Kết quả điều trị của phác đồ Paclitaxel nano – Carboplatin.

Đáp ứng cơ năng 86, 4%.

Không có bệnh nhân đáp ứng thực thể hoàn toàn.

40, 9% bệnh nhân đáp ứng sau khi kết thúc điều trị, có 18,2% bệnh nhân bệnh tiến triển (bao gồm đánh giá sau 3 và 6 liệu trình hóa trị).

Khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đáp ứng theo liều điều trị, chỉ số toàn trạng KPS.

Khác biệt không có ý nghĩa về tỷ lệ đáp ứng theo giai đoạn bệnh, cũng như kết quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến.

2. Các tác dụng ngoại ý của phác đồ:

Trên hệ tạo huyết: Giảm bạch cầu chiếm 40,9% (9,1% giảm bạch cầu

độ 3, 4). Giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố gặp 40, 9% đều ỏ mức độ 1, 2.

Ngoài hệ tạo huyết: Độc tính chủ yếu trên da và niêm mạc là rụng tóc.

Buồn nôn gặp tỷ lệ khá cao 45, 5%, đau cơ xương gặp 20, 5%, viêm thần kinh ngoại vi 36, 3%, tiêu chảy 9, 1%, tất cả các độc tính này đều ỏ mức độ nhẹ 1 và 2. Có 4 trường hợp tăng men gan, 2 trường hợp tăng Creatinin máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Xuân ( 2001); Ung thư phế quản phổi; Hướng dẫn thực hành chẩn

đoán, điều trị ung thư; NXB Y học, Hà nội, tr 167 – 168.

2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Hồi Nga, Trần Hồng Trƣờng và CS (2002).

Tình hình bệnh ung thư ở Hà Nội giai đoạn 1996-1999. Tạp chí Y học thực hành số 431.

3. Nguyễn Bỏ Đức (2003). Hoá chất điều trị bệnh ung thư.

4. Bùi Công Toàn (2003), “Ung thư phế quản”, Thực hành xạ trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội , trang 303-314.

5. Nguyễn Bỏ Đức (2004). Ung thư phổi, Hóa chất điều trị bệnh Ung thư.

NXB Y học, Hà Nội, tr 64 – 70, 289 – 397.

6. Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Bùi Chí Viết và CS ( 2004), Hóa trị

Ung thư phổi, Ung Bướu học nội khoa, NXB Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr 224 – 232, 467 – 468.

7. Nguyễn Bỏ Đức, Huỳnh Quyết Thắng, Nguyễn Lam Hồ và CS (2006).

Tình hình ghi nhận ung thư giai đoạn 2001-2004 qua ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí y học thực hành, số 541/ 2006, Bộ Y tế xuất bản, tr 9.

8. Lê Trung Thọ (2006). Nghiên cứu mô bệnh học, mô miễn dịch các u thần

kinh nội tiết nguyên phát của phế quản. Tạp chí Y học thực hành số 541/2006.

9. Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Đình Tùng, Tôn Thất Cầu và CS (2006), “Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2001 - 2004”, Tạp chí y học thực hành, (số 541/2006), Bộ Y tế xuất bản, trang 18-32.

10.Bùi Công Toàn, Hồng Đình Chân (2008), Bệnh ung thư phổi, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

11.Bùi Công Toàn, Trần Văn Thuấn (2007), “Ung thư phổi”, Chẩn đoán và

12.Lê Thu Hà (2009), Đánh giá hiệu quả và độ an toàn phác đồ Paclitaxel –

Carboplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV, Luận văn thạc sỹ y học, Thư viện Đại học Y Hà Nội, trang 40-50.

13.Nguyễn Văn Hiếu cùng các tác giả (2010), Điều trị phẫu thuật bệnh ung

thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 197-216.

14.Blot W, Fraumeni JF Jr(1975), “Arsenical air pollution and lung cancer”, Lancet: 142-144

15.Gandara DR, Crowley J, Livingston RB, et al: Evaluation of cisplatin

intensity in metastatic non small cell lung cancer: A phase III study of the. Southwwest Oncology Group. J Clin Oncol 1993, pp 873.

16.Belani CP, Kearns CM, Zuhowski EG et ai ( 1999): A phase I trial, including pharmacokinetic and pharmacodynamic correlations, of combination Paclitaxel and Carboplatin patients with metastatic non small cell lung cancer; J Clin Oncol, ( 17), pp 676 – 684.

17.Bonomi P, Kim K, Fairclough D, et al ( 2000): Comparison of survival and quality of life in advanced non small cell lung cancer patients treated with two dose levels of Paclitaxel combined with Cisplatin versus Etoposide with Cisplatin: results of an Eastern Cooperative Oncology Group Trial, J Clin Oncol ( 18), pp 623 – 631.

18.Gatzemeier U, von Pawel J, Gottfried M et al ( 2000): Phase III comparative study high – dose Cisplatin versus a combination of Paclitaxel and cisplatin in patients with advanced non small cell lung cancer, J Clin

Oncol, ( 18), pp 3390 – 3399.

19.Kosmidis P, Mylonakis N, Skarló D et al ( 2000): Paclitaxel ( 175mg/ m2) plus carboplatin ( 5AUC) versus paclitaxel ( 225 mg/ m2) plus carboplatin ( 6AUC) in advanced non small cell lung cancer: a multicenter randomized trial, Ann Oncol, 11; p 799 – 805.

20.Scagliotti GV,De Marinis F, Rinaldi M, et al(2001), "Phase III

randomised trial comparing three platinium-based double in advanced non-small-cell lung cancer", Proc Am Soc Clin Oncol; 20,abtract1227.

21.Schiller J,Harrington N, Sandler A, et al (2002), " A randomised phase

III trial of four chemotherapy regimens in advanced non-small-cell lung cancer ", Proc Am Soc Clin Oncol; 19, abtract 2.

22.Rosell R, Gatzemeier U et al ( 2002): Phase III randomized trial

comparing paclitaxel/ carboplatin with paclitaxel/ cisplatin in patients with advanced non small cell lung cancer: a cooperative multinational trial, Ann Oncol, 13, p 1539 – 1549.

23.IARC (2003). Scientific Publication No. 155: Cancer Incidence in Five Continents Vol. VIII.Edited by Parkin DM, Whelan SL.

24.Skeel RT (2003), Handbook of cancer chemotherapy, Lippincott William&Willkins, USA, 26-43.

25.Stathopolus GP, Veslemes M, Georgatou N, Antoniou D et al (2004),

“Front - line Paclitaxel - Vinorelbine versus Paclitaxel – Carboplatin in patients with advanced non small cell lung cancer: a randomized phase III trial”, Ann Oncol, 15, 1048-10.

26.Tester W.J, P. Stephenson, C. J. Langer, J. H. Schiller et al (2004),

“Randomized phase II study of paclitaxel/carboplatin or gemcitabine/cisplatin in performance status (PS) 2 patients with advanced non-small cell lung cancer (NSCLC) ”. Journal of Clinical Oncology, Vol 22, No 14S : 7055

27.Schottenfeld D, Searle JG ( 2005): The etiology and epidemiology of lung cancer, lung cancer principles and practice, Lippilcott William & Wilkins, p 3 – 20.

28.Belali CP, Lee IS, Socinski MA et al ( 2005), “ Randomized phase III trial comparing Cisplatin – Etoposide to Paclitaxel – Carboplatin in advanced or metastatic non small cell lung cancer”, Ann Oncol, 16(7), 1069 – 1075.

29. Hoang T, Traynor AM, Schiller JH ( 2005),“ Chemotherapy for advanced non small cell lung cancer ”, Lung cancer principles and

practice, Lippicott William and Wilkins, 571 – 587.

30. Franklin WA, Chanin T, Gonzalez A ( 2005): Molecular and cellular pathology of lung cancer; Lung cancer principles and practive, Lippilcott William & Wilkins, p 232 – 260.

31. Rigas J, Dragnev K, Kerry m et al ( 2005): Survival quivalence of non –

platinum based and platinum based chemotherapy for advanced non small cell lung cancer: the results of a multicenter internet – based phase III randomized study, Lung cancer, 49, soppl.2,s35, abstr 98.

32. Shepherd FA, Bezjak A (2007). Treatment of small-cell lung cancer in

the elderly patient. Lung cancer, Principles and practice. Thirs edition,

Lippincott Williams & Wilkins.

33.Langer C, Li S, Schiller J et al (2007), “Randomized phase II trial of Paclitaxel plus carboplatin or gemcitabine plus cisplatin in Eastern Cooperative Oncology Group performance status 2 non-small-cell lung cancer patients: ECOG 1599.”, J Clin Oncol. Feb 1;25(4):41-23.

34.Ohe Y, Ohashi Y, Kubota K et al (2007), “ Randomized phase III study

of cisplatin plus irinotecan versus carboplatin plus paclitaxel, cisplatin plus gemcitabine, and cisplatin plus vinorelbine for advanced non-small-cell lung cancer: Four - Arm Cooperative Study in Japan”, Ann Oncol, Feb; 18(2): 317-23.

35.National Comprehensive Cancer Network ( NCCN) ( 2009): Non small

cell lung cancer, NCCN clinical practice guidelines in oncology

36.Treat JA, Edelman MJ, Socinski MA et al (2010), “A retrospective

analysis of outcomes across histological subgroups in a three-arm phase III trial of gemcitabine in combination with carboplatin or paclitaxel vs. Paclitaxel plus carboplatin for advanced non-small-cell lung cancer”, Lung cancer. Dec;70(3):340-6.

cell lung cancer”, NCCN clinical practice guidelines in oncology v.2.2011, http;//www.NCCN.com downloads.

38.National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2012), “Non small

cell lung cancer”, NCCN clinical practice guidelines in oncology v.2.2011, http;//www.NCCN.com downloads.

39.Results of Randomized, Phase III trial of nab – Paclitaxel and Carboplatin compared with Cremophor – based Paclitaxel and Carboplatin as First – line therapy in Advanced Non small cell lung cancer. Abstract, LBA7511,

ASCO 2012.

40.Weekly nab-paclitaxel in combination with carboplatin as first-line therapy in patients with advanced non small cell lung cancer: Analysis of patient reported neuropathy and taxane-associated symptoms. Abstract, TPS7618, ASCO 2012.

41.Safety and efficacy analysis by histology of weekly nab-paclitaxel in combination with carboplatin as first-line therapy in patients with advanced non small cell lung cancer. Abstract, 7592, ASCO 2012.

42.Weekly nab-paclitaxel in combination with carboplatin as first-line therapy in elderly patients with advanced non small cell lung cancer.

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng và độ an toàn của phác đồ paclitaxel nano – carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn IIIB IV, tại bệnh viện ung bướu hà nội, từ năm 2011 2012 (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)