Thời điểm đánh giá: Đánh giá đáp ứng điều trị sau 3 và 6 chu kỳ hóa trị. Đánh giá theo các thông tin thu được về lâm sàng và cận lâm sàng. Đánh giá đáp ứng với điều trị hóa chất:
+ Đáp ứng cơ năng: sự thuyên giảm các triệu chứng cơ năng trên lâm sàng. + Đáp ứng thực thể: đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng khối u đặc (RECIST- Response Evaluation Criteria In Solid Tumors)[11].
Tổn thương đo được: các tổn thương có thể đo được chính xác ít nhất một đường kính với đường kính lớn nhất (ĐKLN) ≥ 20mm theo các phương pháp thông thường hoặc ≥ 10mm bằng chụp cắt lớp xoắn ốc.
Tổn thương không đo được: Các tổn thương khác các tổn thương nói trên bao gồm các tổn thương nhỏ ĐKLN < 20mm theo các phương pháp thông thường hoặc < 10mm bằng chụp cắt lớp xoắn ốc và tổn thương xương,
biểu hiện ở màng não mềm, dịch ổ bụng, dịch màng phổi, các khối ở bụng không thể khẳng định hoặc theo dõi được bằng chẩn đoán hình ảnh....
Tổn thương đích: Tất cả các tổn thương đo được với tối đa 5 tổn thương mỗi cơ quan và tổng cộng 10 tổn thương trên cơ thể và tất cả các cơ quan có tổn thương nên có đại diện và cần ghi lại lúc trước điều trị. Các tổn thương đích nên chọn dựa trên kích thước và khả năng đo được (bằng hình ảnh hoặc lâm sàng ) về sau.
Tổn thương không phải đích: Là các tổn thương và vị trí bệnh còn lại, các tổn thương này không cần đo đạc nhưng cần ghi nhận có mặt hoặc không trong suốt quá trình theo dõi.
Các chất chỉ điểm u đơn thuần không được sử dụng để đánh giá đáp ứng.
Đánh giá các tổn thương đích: Đáp ứng hoàn toàn
(ĐƯHT)
Biến mất hoàn toàn các tổn thương đích ít nhất kéo dài trong 4 tuần, không xuất hiện tổn thương mới. Đáp ứng một phần
(ĐƯMP)
Giảm ít nhất 30% tổng ĐKLN các tổn thương đích so với tổng ĐKLN ban đầu trong thời gian ít nhất 4 tuần, không xuất hiện tổn thương di căn mới, không có tổn thương tiến triển ở bất kỳ vị trí nào.
Bệnh tiến triển (BTT)
Tăng ít nhất 20% tổng ĐKLN các tổn thương đích so với tổng ĐKLN lúc nhỏ nhất kể từ lúc bắt đầu điều trị hoặc xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương mới
Bệnh giữ nguyên (BGN)
Tổng ĐKLN các tổn thương đích không giảm đủ để đánh giá ĐƯMP và cũng không tăng đủ để đánh giá BTT so với tổng ĐKLN lúc nhỏ nhất kể từ lúc bắt đầu điều trị trong thời gian ít nhất 4 tuần, và không xuất
hiện tổn thương mới.
Đánh giá các tổn thương không phải đích:
ĐƯHT Biến mất tất cả các tổn thương không phải đích và các chất chỉ điểm u trở về bình thường
ĐƯMP/BGN
Vẫn tồn tại một hoặc nhiều tổn thương không phải đích hoặc/và các chất chỉ điểm u vẫn cao hơn giới hạn bình thường
BTT Xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương mới hoặc/và các tổn thương không phải đích vốn có trước đó tiến triển rõ ràng
Đánh giá đáp ứng tổng thể:
Tổn thương đích Các tổn thương
không phải đích Tổn thương mới Đáp ứng tổng thể
ĐƯHT ĐƯHT Không ĐƯHT
ĐƯHT ĐƯMP/ BGN Không ĐƯMP
ĐƯMP BGN Không ĐƯMP
BGN BGN Không BGN
BTT Bất kỳ Có/ không BTT
Bất kỳ Bất kỳ Có BTT
Chỉ số toàn trạng Kanofsky
Bảng 2.1. Đánh giá toàn trạng theo chỉ số Kanofsky
Điểm Mức hoạt động
100% Không có triệu chứng rõ ràng của bệnh, khả năng hoạt động mạnh 90% Khả năng hoạt động bình thường, triệu chứng bệnh tối thiểu
80% Khả năng hoạt động bình thường nhưng phải cố gắng. Có mặt của triệu chứng bệnh
70% Không có khả năng hoạt động bình thường hoặc làm việc nhưng còn tự phục vụ
60% Cần có sự giúp đỡ cần thiết và được chăm sóc y tế
50% Cần có sự trợ giúp rất lớn và được chăm sóc y tế thường xuyên 40% Không tự phục vụ tối thiểu, cần có sự trợ giúp liên tục và được
chăm sóc đặc biệt
30% Liệt giường, nằm viện nhưng chưa có nguy cơ tử vong 20% Bệnh nặng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện
10% Hấp hối 0% Tử vong
Đánh giá tác dụng ngoại ý, độc tính của phác đồ: Tiêu chuẩn đánh giá độc tính dựa theo đánh giá phân loại độc tính của Tổ chức Y tế thế giới
năm 2000. Ghi nhận độc tính trước mỗi chu kỳ hóa trị và sau khi kết thúc điều trị.
- Đánh giá độc tính trên hệ tạo huyết.
Bảng 2.2: Phân độ độc tính theo tiêu chuẩn của WHO Độc tính Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Huyết học: Bạch cầu 4 3 - 3,9 2 - 2,9 1 - 1,9 < 1 Tiểu cầu (x103) BT 75 - BT 50 - 74,9 25 - 49,9 < 25 Huyết sắc tố (g/l) BT 100 - BT 80 - 100 65 - 79 < 65 Huyết sắc tố (mmol/l) BT 6,2 - BT 4,9 - 6,2 4 - 4,9 < 4 Bạch cầu hạt 2 1,5 - 1,9 1 - 1,4 0,5 - 0,9 < 0,5
- Đánh giá độc tính ngoài hệ tạo huyết: Độc tính về thần kinh, độc tính trên hệ tiêu hóa, độc tính trên gan, thận, cơ xương khớp... - Độc tính thần kinh
Đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của Viện ung thư quốc gia Mỹ, phiên bản 3.0.
Bệnh lý thần kinh cảm giác được chia theo 5 mức độ:
+ Độ 1: Không triệu chứng; mất phản xạ gân sâu hoặc dị cảm (bao gồm cảm giác kim châm) nhưng không ảnh hưởng chức năng.
+ Độ 2: Thay đổi cảm giác hoặc dị cảm (bao gồm cảm giác kim châm), ảnh hưởng chức năng, nhưng không cản trở sinh hoạt.
+ Độ 4: Tàn tật. + Độ 5: Tử vong.
Độc tính trên hệ tiêu hóa:
Độc tính Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4
Buồn nôn Không Có thể ăn
được Khó ăn Không thể ăn được Nôn Không 1 lần/24h 2 - 5 lần/24h 6 - 10 lần/24h > 10lần/24h hoặc cần nuôi dưỡng ngoài
Ỉa chảy Không lần/ngày 2 - 3 4 - 6lần/ngày chuột rút mức độ nhẹ 7 - 9lần/ngày, ỉa sún, hoặc chuột rút mức độ nặng
10lần/ngày, ỉa máu đại thể hoặc cần nuôi dưỡng ngoài đường
tiêu hóa Gan: Billirubin BT BT < 1,5 lần BT 1,5-3 lần BT > 3 lần BT SGOT, SGPT BT < 2,5 lần BT 2,6 - 5 lần BT 5,1 - 20 lần BT > 20 lần BT Thận: Creatinine BT < 1,5 lần BT 1,5 - 3 lần BT 3,1 - 6 lần BT > 6 lần BT Ure (mmol/l) BT hoặc < 7,5 7,6 - 10,9 11 - 18 >18
2.4. Phƣơng pháp quản lí, thống kê và xử lí số liệu
Mỗi bệnh nhân sẽ có một bộ hồ sơ theo dõi trong quá trình trước, trong và khi kết thúc điều trị.
Các thông tin thu được xử lý trên phần mềm SPSS16.0. Các thuật toán thống kê được sử dụng:
- Mô tả: Trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị min, max.
- Kiểm định so sánh:
+ Kiểm định so sánh: sử dụng test so sánh 2, các so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng test 2 có hiệu chỉnh Fisher.
+ T- student để so sánh trung bình. p < 0,05.